Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 16:6 | 11/12/2022 Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về đa dạng sinh học lần thứ 15 (gọi tắt là COP15) đang diễn ra tại Montreal, Canada được trông đợi sẽ mang lại một bước đột phá ‘‘lịch sử’’ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khi các giống loài động thực vật, và các hệ sinh thái nói chung, đang đứng trước nguy cơ đại hủy diệt, do đà phát triển kinh tế như vũ bão của nhân loại, theo nhận định của Tổng thư ký Liên hợp quốc trước thềm hội nghị. Có thể hy vọng những gì ở hội nghị năm nay? Nội dung này được phân tích trong “Câu chuyện Quốc tế” tuần này với khách mời là ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Biến đổi Khí hậu và Môi trường, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam.
|
Ngày phát hành 9:20 | 15/6/2022 Tỉnh Bình Định có bờ biển dài 134 km với nhiều hệ sinh thái đặc trưng như thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô…. Để bảo vệ, khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy sản ven bờ cũng như phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển, tỉnh Bình Định chú trọng phát triển kinh tế biển bền vững, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển.
|
Ngày phát hành 16:27 | 30/7/2022 Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, trong đó chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa và suối, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc, được phân bố ở mọi vùng sinh thái với sự đa dạng về các kiểu loại và phong phú về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên lớn, các phương thức tiêu thụ, sử dụng tài nguyên vẫn còn chưa bền vững... đang khiến cho đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước bị suy giảm với tốc độ nhanh. Nạn phá rừng, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã vẫn tiếp tục diễn ra, ô nhiễm môi trường là những mối đe dọa tới đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước. Đây cũng là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: Bà Trần Thị Kim Tĩnh, Phó trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường; TS Phạm Hữu Khánh, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai.
|
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2020 Năm 2020 được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc dành cho sự cấp thiết, tham vọng và hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng, mà con người phải đối mặt với thiên nhiên, là cơ hội để kết hợp đầy đủ các giải pháp dựa trên thiên nhiên và hành động vì khí hậu toàn cầu. Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay là: “Hành động vì thiên nhiên”. Như vậy có thể thấy, vấn đề bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được đặt ra cấp thiết trên quy mô toàn cầu. - Năm 2020 cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời đây là thời điểm mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất của chúng ta.
|
Ngày phát hành 23:14 | 29/11/2023 - Bảo tồn đa dạng sinh học biển để giữ gìn khó báu vô tận của đại dương
- Phòng tránh tai nạn trên biển còn nhiều khó khăn
|
Ngày phát hành 13:4 | 10/5/2023 “Việt Nam có giá trị đa dạng sinh học cao, nhiều giống loài mang tính đặc hữu được thế giới ghi nhận, cần được bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững.” Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 diễn ra sáng nay tại Trụ sở Chính phủ.
|
Ngày phát hành 13:43 | 1/4/2024 - Australia hỗ trợ Việt Nam ứng dụng công nghệ trong quản lý môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.
- Chuyên mục “Biên cương một dải” với nội dung: Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2020 Với mong muốn sớm đưa diện tích rừng ở địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, vào mạng lưới quy hoạch bảo tồn thiên nhiên đa dạng quốc gia, ngày 24/7, tại thành phố Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum phối hợp với tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI), Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững” nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo tồn tại rừng Kon Plông một cách hiệu quả, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển sinh kế ở địa phương. Tham dự Hội thảo có 90 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân huyện Kon Plông. PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên phản ánh.
|
Ngày phát hành 9:12 | 2/11/2024
|
Ngày phát hành 17:26 | 22/5/2024 - Ninh Bình: Bảo vệ đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long - Peru trở thành quốc gia có sự đa dạng về số loài chim nhất thế giới
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2015
|
Ngày phát hành 21:43 | 26/10/2024 Ngày 25/10/2024, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trường Cao đẳng Quảng Nam và Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh đồng tổ chức Diễn đàn “Sinh viên với công tác bảo tồn đa dạng sinh học”. Đây là lần đầu tiên, diễn đàn Sinh viên với công tác bảo tồn đa dạng sinh học" được tổ chức tại Quảng Nam với sự tham gia của hàng nghìn sinh viên, học sinh.
|
Ngày phát hành 15:27 | 23/6/2022 Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều hệ sinh thái tự nhiên khác nhau, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy vậy, cũng có một thực tế là trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang trên đà suy giảm nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân do các hoạt động của con người, thì còn có nguyên nhân do các áp lực từ biến đổi khí hậu. Do đó, bảo tồn động thực vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học trước những tác động của biến đổi khí hậu- là yêu cầu cấp bách hiện nay.
|
Ngày phát hành 17:18 | 20/12/2022 Sau 12 ngày họp, Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) tại Montreal, Canađa, đã đi đến hồi kết. Kết quả lớn nhất đạt được tại hội nghị là các bên đã thông qua thỏa thuận “Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal”, để giải quyết tình trạng mất đa dạng sinh học và khôi phục hệ sinh thái tự nhiên. Dư luận đã ngay lập tức lên tiếng hoan nghênh bước đi lịch sử trong việc bảo tồn đa dạng sinh học này.
|