Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 2/12/2014 - Đang có nhiều lỗ hổng trong quản lý giáo dục ở nước ta khi để xảy ra tình trạng bạo lực học đường. - Tình trạng sách ngôn tình Trung Quốc bày bán tràn lan - Những cảnh báo sớm về văn hóa. - Nỗ lực của nhân loại trong việc tiêu diệt HIV/AIDS. - Những vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ bản quyền các tác phẩm âm nhạc. - Cuộc sống của những người có HIV - Giấu giếm làm tăng nguy cơ lây truyền.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2020 Trong tuần dư luận xôn xao và bàng hoàng khi nam sinh lớp 11 ở xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An bước đầu khai nhận nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé 5 tuổi là làm theo game online. Chiều 7/6, bé 5 tuổi xin phép qua nhà nam sinh lớp 11 chơi - gia đình hàng xóm. Đến tối cùng ngày, gia đình không thấy con về liền báo cơ quan chức năng và tổ chức đi tìm. Qua trích xuất camera an ninh, người dân xác định nam sinh lớp 11 là người tiếp xúc cuối cùng với bé. Phải 2 ngày sau, ngày 9/6, nam sinh này mới dẫn cơ quan chức năng vào khu vực giấu bé 5 tuổi thì phát hiện bé đã chết. Hiện trường vụ án cách nhà 10 km. Hai tay bé bị trói, miệng bị bịt băng keo và vải. Cạnh thi thể bé còn có xúc xích và bánh. Công an cho biết, nam sinh lớp 11 này làm theo gameonline đưa bé rồi sau đó sẽ đưa bé về như mình là người hùng có công tìm bé. Tuy nhiên, khi thấy gia đình, cơ quan chức năng đi tìm kiếm, nam sinh này lo sợ không đưa bé về nữa, dẫn đến sự việc đau lòng. Bước đầu xác định bé bị chết do bị bỏ đói, khát trong nhiều giờ. Từ vụ việc này, vấn đề đặt ra hiện nay là người lớn liệu có biết trẻ em, vị thành niên đang xem, làm gì trên mạng với đầy rẫy những tiêu cực? Biện pháp nào bảo vệ trẻ em để không xảy ra những thảm cảnh đau lòng này? Chuyện bàn trà hôm nay sẽ bàn nội dung này với vị khách mời là Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2015 - Người dân sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn một phần là do yếu kém trong quản lý. - Có nên bỏ hình phạt tử hình đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2019 - Thành phố công nghiệp cũ nghèo nhất nước Pháp Roubaix thực hiện chiến dịch “không chất thải”. - Kèn Vuvuzela giúp bảo vệ phụ nữ Nam Phi khỏi nguy cơ bạo lực trên đường phố.
|
Ngày phát hành 18:6 | 31/5/2022 Những ngày vừa qua, mạng xã hội “dậy sóng” khi một phụ huynh đã livestream tố việc con gái mình và 3 bạn nữ khác bị 1 nữ sinh trong trường quốc tế ở TP.HCM đánh bị thương tích và sang chấn tâm lý. Vị phụ huynh cho rằng, phía nhà trường thiếu trách nhiệm, không cho phép các phụ huynh gặp học sinh đã đánh con họ. Còn cộng đồng mạng chỉ trích nhà trường xử lý vụ việc chưa thỏa đáng. Trong khi đó, trong báo cáo gửi Sở GD&ĐT TP.HCM và Phòng GD&ĐT TP.Thủ Đức, Trường Quốc tế TPHCM – đơn vị chủ quản của Trường Quốc tế American Academy bày tỏ lo ngại khi các bên có liên quan có xu hướng lạm dụng truyền thông và các phương tiện trực tuyến, thực hiện thái độ hoặc hành vi kích động bắt nạt trực tuyến bằng cách phát tán một số thông tin cá nhân của học sinh. PGS TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ cùng bàn luận về câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2017 - Vì sao xu hướng sử dụng bạo lực ngày càng tăng trong ứng xử xã hội? - Những băn khoăn, lo lắng của lao động nhập cư trước kế hoạch mới của Thủ tướng Anh Theresa May. - Trò chuyện với NSND Lan Hương về giá trị gia đình thời hiện đại. - Giải pháp bảo mật có khả năng dự báo, trước cách thức tấn công mạng mang tên Cyrada.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2019 - Thống kê từ Viện Huyết học, truyền máu Trung ương: Số đơn vị máu thu được tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. - Một số biện pháp phòng chống bạo lực và bắt nạt học đường đang được các tổ chức bảo vệ trẻ em khuyến cáo và được nhiều quốc gia áp dụng. - Chuyên gia trang điểm giàu kinh nghiệm chia sẻ về phong cách trang điểm năm nay cùng nhiều mẹo nhỏ cực kì thú vị.
|
Ngày phát hành 9:3 | 23/10/2022 Là một vấn đề không mới nhưng “bạo lực học đường” lại trở thành từ khóa nổi bật trong dòng tin tức trong tuần này khi liên tiếp hàng loạt vụ bạo lực nghiêm trọng đã xảy ra. Ngay hôm qua, 2 đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường của nhóm học sinh tại TPHCM và một nhóm nữ sinh khác túm tóc, đánh hội đồng bạn cùng trường ở Quảng Ngãi tiếp tục gây xôn xao dư luận. Hay chỉ cách đây 2 ngày, Công an thành phố Tân An, Long An đã khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến vụ đánh một học sinh lớp 11 tử vong. Và ngay trước đó là một loạt vụ việc tương tự mà tôi tin là bất cứ bậc cha mẹ nào cũng không khỏi lo lắng, bất an. Ở lứa tuổi học trò, đương nhiên có những hành động bồng bột, nhưng chuyện đánh nhau đến mất mạng vì những nguyên nhân nhỏ nhặt thì quá khủng khiếp. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Tại sao bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng đã và đang trở thành vấn nạn, dai dẳng và gây tổn thương rất lớn tới tâm lý, sức khỏe của các em học sinh? Vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội phải thể hiện ra sao để đẩy lùi thực trạng này? Giải pháp nào để xử lý bạo lực học đường tận gốc?
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/1/2017 - Phức tạp bến xe khách tự phát: Làm sao để giải quyết. - Mùa lễ hội 2017: Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch kiên quyết nói không với lễ hội bạo lực. - Nóng bỏng cuộc chiến chống buôn lậu ở Hà Giang. - Nhật Bản củng cố quan hệ với các nước vành đai Thái Bình Dương.
|
Ngày phát hành 19:59 | 7/1/2021 Không quen biết nhau từ trước và cũng chẳng phải vì mâu thuẫn, thù hằn nghiêm trọng, nhưng một nam thanh niên đã bị một lái xe bán tải đánh đến chảy máu và gãy cả răng tại Hà Nội. Nguyên nhân chỉ vì thanh niên này nhắc nhở lái xe dừng đèn đỏ quá lâu, khiến các phương tiện phía sau bị ùn tắc hàng dài. Thực tế cho thấy, chỉ từ những xích mích nhỏ khi tham gia giao thông, rất nhiều hành vi bạo lực, côn đồ đã xảy ra, gây nhiều hệ lụy và bức xúc. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện thu hút sự chú ý của dư luận này, ngay sau đây, chúng tôi có cuộc trao đổi trực tiếp với ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và ông Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam.
|
Ngày phát hành 15:42 | 14/3/2023 Ngày 12.3, trên mạng lan truyền video dài hơn 2 phút ghi lại cảnh 1 nữ sinh bị nhóm người vật ngã, túm tóc, đánh hội đồng. Nạn nhân là em học sinh lớp 6, trường THCS Tân Phú, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, bị tấn công trên đường đi học về. Hình ảnh được ghi lại cho thấy nữ sinh lưng đeo cặp, bị một nhóm người đạp ngã, túm tóc, giẫm đạp vào đầu, dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu. Gia đình đã đưa em đến bệnh viện điều trị và giám định thương tật để có chứng cứ xử lý theo pháp luật đối với những kẻ đã hành hung em. Trước đó cũng có nhiều vụ việc học sinh bị đánh hội đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn dù đã được cảnh báo nhiều lần? Cần làm gì để ngăn chặn triệt để những vụ
việc tương tự xảy ra? Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận câu chuyện này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2017 - Trong khuôn khổ của Hội nghị lần thứ 47 Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ, chiều nay theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên thảo luận “Tương lai nền sản xuất dưới góc độ chiến lược khu vực”. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời thông tin gần đây trên nhiều trang thông tin điện tử về việc tỉnh Quảng Bình dự kiến cho xây cáp treo tại hang Sơn Đoòng. - Báo động, 80% học sinh tại Hà Nội đã từng bị bạo lực trong trường học. - Syria nhấn mạnh mục tiêu đạt thỏa thuận ngừng bắn mới tại cuộc đàm phán vào tuần tới ở Astana. - Triều Tiên có thể tiếp tục thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong 1-2 ngày tới.
|
Ngày phát hành 6:48 | 3/5/2021 Ngày Quốc tế lao động 1/5 tại Pháp đánh dấu bằng hàng trăm cuộc biểu tình trên toàn quốc. Bạo lực đã nổ ra tại nhiều nơi, với hàng chục người bị cảnh sát bắt giữ và hàng chục người khác bị thương. Viện Kiểm sát thành phố Paris đã mở cuộc điều tra xung quanh các vụ bạo lực này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2020 Báo cáo "Điều tra Quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019" công bố mới đây cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực. Còn theo một báo cáo của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, từ năm 2012 đến hết 2017, cả nước xảy ra trên 139.000 vụ bạo lực gia đình. Những vụ án mạng chỉ xảy ra sau một cánh cửa mà nạn nhân thường là người yếu thế phụ nữ và trẻ em. Những con số rùng mình này cho thấy, bạo lực gia đình đang là vấn đề đau lòng và là hồi chuông báo động cho toàn xã hội. Dù, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đều đã có những quy định về vấn đề này.
|