Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 10:37 | 27/10/2024 “Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập.
Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2020 - Bài 3 loạt bài: Thiên tai và nhân họa, nhìn từ mưa lũ lịch sử miền Trung. - Vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang. -Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: Hệ lụy của tình trạng thiếu lao động nghề cá
|
Ngày phát hành 12:48 | 22/8/2023 Cơ hội tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi xanh trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Giá trị mang lại không chỉ cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh trên thương trường mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi xanh, tiến đến mục tiêu trung hoà cácbon - phát thải ròng bằng 0 (Net zero) vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ. Làm gì để doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng; Và để có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng? Để hiện thực hoá mục tiêu TKNL, chuyển đổi xanh trong các ngành kinh tế - doanh nghiệp công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng? Nội dung này sẽ được PV Bảo Ngọc đề cập trong bài cuối của loạt bài “Vốn đầu tư vào tiết kiệm năng lượng trong hành trình tiến đến Net Zero” với nhan đề “Những vấn đề đặt ra”.
|
Ngày phát hành 16:26 | 31/12/2020 - Khuyến cáo bà con chống rét cho đàn vật nuôi. - Loạt bài “Chuyển đổi tư duy phát triển ĐBSCL” - Bài 3 nhan đề “Vượt thách thức để Cửu Long cất cánh”. - Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị sản xuất.
|
Ngày phát hành 12:29 | 26/7/2023 - Bài 3, cũng là bài cuối trong loạt phóng sự: “Công nghiệp giảm sâu: Nội lực nào hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước?”, với nhan đề “Những nút thắt cơ bản cần tháo gỡ”. - Phần còn lại của chương trình là phản ánh của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam về nội dung: Cần cách làm mới hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2014
|
Ngày phát hành 10:3 | 5/12/2023 Trong 2 bài trước của loạt bài “Tăng phân cấp, trao niềm tin” đã phát sóng ở chương trình Theo dòng thời sự trước, chúng tôi đã chỉ ra thực trạng khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”; phân tích nguyên nhân dẫn tới bất cập, hạn chế trong việc thực hiện 3 chương trình. Trong đó có những nguyên nhân khách quan và chủ quan, như phân cấp, phân quyền chưa đến nơi đến chốn, quá nhiều văn bản hướng dẫn khiến việc thực hiện gặp khó khăn. Thời điểm này, chỉ còn 2 năm nữa là kết thúc việc thực hiện các chương trình giai đoạn 2021-2025. Vậy cần có giải pháp đột phá nào để giải quyết căn cơ những hạn chế, bất cập trong thời gian qua? Bài 3 cũng là bài cuối của loạt bài nhan đề “Tăng phân cấp, trao niềm tin” sẽ đề cập nội dung này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2019
|
Ngày phát hành 11:10 | 16/12/2022 - Bài 3 loạt bài “Bố trí ổn định dân cư phòng, tránh thiên tai các tỉnh Bắc Trung Bộ”với nhan đề: “Để mong ước an cư của người dân thành hiện thực”.
- Triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để ngư dân chấp hành nghiêm quy định IUU
- Thực hiện giải pháp dài hạn để phát triển nghề cá bền vững
- Bảo vệ đê điều, lá chắn thép trong phòng chống thiên tai
|
Ngày phát hành 17:51 | 11/10/2024 Như chúng tôi đã đề cập ở bài viết trước về cách làm của Hà Tĩnh trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, đạo đức trong sáng, đủ năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đáng chú ý là, việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp phải đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Hà Tĩnh xác định để thực hiện được các nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ và kế hoạch đề ra thì công tác cán bộ phải đi trước một bước trong thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục loạt bài: “Bước đột phá về công tác cán bộ ở Hà Tĩnh - việc khó phải làm” của PV Sỹ Đức - CTV Khánh Trình, mời quý vị và các bạn nghe bài viết cuối trong loạt bài này với nhan đề “Bước đột phá về công tác cán bộ”
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020 Chủ đề "Những biến đổi của nền kinh tế thế giới thời hậu Covid", với sự phân tích của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
|
Ngày phát hành 14:59 | 21/12/2022 - Trong tổng thể mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Lào, hợp tác biên giới là một mẫu mực về hợp tác, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế trên cơ sở tình hữu nghị đặc biệt. Suốt nhiều thập kỷ qua, những bước chân không mỏi, những ánh mắt thức thâu đêm, những cuộc hành quân xuyên qua bao cánh rừng già biên cương của những người lính biên phòng hai nước đã góp phần giữ bình yên cho tuyến biên giới chung dài hơn 2000 km đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và Lào. Mời quý vị và các bạn tiếp tục nghe bài 3 loạt bài “Tình nghĩa Việt - Lào, vững bền hơn núi hơn sông” có nhan đề: “Những bước chân không mỏi vì bình yên nơi biên giới”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2014 Như chúng tôi đã đề cập trong các chương trình trước, nạn phá rừng làm rẫy, mua bán đất rừng trái phép đang diễn ra tràn lan tại tỉnh Đắc Lắc. Một trong những giải pháp được đề ra để ngăn chặn là thành lập các dự án ổn định dân di cư tự do và cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những những dự án này lại tồn tại nhiều bất hợp lý, khiến nạn phá rừng càng thêm phức tạp.
Thêm vào đó, những nguy cơ lớn khác đang xảy ra với rừng Đắc Lắc, đó là tình trạng mua-bán, chế biến lâm sản gần như công khai, do công tác quản lý yếu kém. Đây là nội dung bài viết “Khó bảo vệ rừng nhưng dễ làm gỗ lậu”
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2014
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2020 Đến Quảng Trị hôm nay, ngoài những Thành cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, địa đạo Vịnh Mốc thì mọi người còn nhìn thấy nhiều cánh rừng cao su xanh tít tắp, những làng chài trù phú, khu du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt… Những hình ảnh đó cho thấy một mảnh đất tưởng chừng không còn sự sống sau chiến tranh, Quảng Trị đã hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm đến của những ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Trong bài cuối của loạt phóng sự “Từ khói lửa chiến tranh cùng vun đắp hòa bình”, Nhóm phóng viên Đài TNVN nhắc lại thông điệp hòa bình với những đổi thay trên quê hương Quảng Trị qua bài viết có nhan đề: “Nơi gặp gỡ của hoà bình!”.
|