Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2014
|
Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2018 - Bài 3" Tìm một chiến lược dài hạn. - Cách sử dụng giống lúa TBR 45 và phòng chống bệnh hại trên cánh đồng nhiều giống lúa khác nhau.
|
Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2019 Không thể để công trình thủy lợi trọng điểm quốc gia Ia Mơ với nguồn vốn gần 3.000 tỷ đồng lãng phí, đó là quan điểm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai vào ngày 16/9 vừa qua. Vậy đâu là giải pháp phát huy giá trị sử dụng của công trình thủy lợi khổng lồ này?
|
Ngày phát hành 0:0 | 28/3/2018
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2019 Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động đến an ninh nguồn nước, tác động mạnh đến nền kinh tế của vùng. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp công trình, thì giải pháp “phi công trình” cần được tiến hành đồng thời để người dân chủ động sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn và những biểu hiện bất thường khác của thiên nhiên, như đã từng “sống chung với lũ” ở vùng đất giàu tiềm năng này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2019 Nguyên nhân của thực trạng nhiều đô thị bị nhấn chìm trong biển nước sau những trận mưa lớn kéo dài. Tồn tại, yếu kém đã rõ. Vấn đề cấp bách hiện nay là làm gì để các đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Phú Quốc, Đà Lạt, thành phố Vinh không còn tiếp diễn những trận lụt lịch sử thời gian qua?
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2014 Như chúng tôi đã đề cập trong các chương trình trước, nạn phá rừng làm rẫy, mua bán đất rừng trái phép đang diễn ra tràn lan tại tỉnh Đắc Lắc. Một trong những giải pháp được đề ra để ngăn chặn là thành lập các dự án ổn định dân di cư tự do và cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những những dự án này lại tồn tại nhiều bất hợp lý, khiến nạn phá rừng càng thêm phức tạp.
Thêm vào đó, những nguy cơ lớn khác đang xảy ra với rừng Đắc Lắc, đó là tình trạng mua-bán, chế biến lâm sản gần như công khai, do công tác quản lý yếu kém. Đây là nội dung bài viết “Khó bảo vệ rừng nhưng dễ làm gỗ lậu”
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2020 Đến Quảng Trị hôm nay, ngoài những Thành cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, địa đạo Vịnh Mốc thì mọi người còn nhìn thấy nhiều cánh rừng cao su xanh tít tắp, những làng chài trù phú, khu du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt… Những hình ảnh đó cho thấy một mảnh đất tưởng chừng không còn sự sống sau chiến tranh, Quảng Trị đã hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm đến của những ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Trong bài cuối của loạt phóng sự “Từ khói lửa chiến tranh cùng vun đắp hòa bình”, Nhóm phóng viên Đài TNVN nhắc lại thông điệp hòa bình với những đổi thay trên quê hương Quảng Trị qua bài viết có nhan đề: “Nơi gặp gỡ của hoà bình!”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2018 Loạt bài: Nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu - Khởi nguồn từ gieo mầm nhận thức. Bài 3: Thuận theo tự nhiên.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020 Chủ đề "Những biến đổi của nền kinh tế thế giới thời hậu Covid", với sự phân tích của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2020 Thống kê mới nhất cho thấy, số trẻ em bị xâm hại tình dục có dấu hiệu tăng trong những năm gần đây. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều vụ việc không thể đưa kẻ đồi bại ra trước vành móng ngựa. Vẫn còn những khoảng trống đằng sau các vụ việc đau xót này và một câu hỏi khó vẫn đặt ra: Vì sao một đứa trẻ ở nước ta có đến 17 cơ quan bảo vệ quyền lợi, nhưng khi đứa trẻ đó bị xâm hại, rất có thể sẽ không trừng trị được kẻ gây ra tội ác? Dư luận phẫn nộ khi những kẻ ấu dâm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, còn nạn nhân đối mặt với những tổn thương hàng ngày, hàng giờ. Mời quý vị và các bạn tiếp tục nghe bài 3 với nhan đề: "Xâm hại tình dục trẻ em - Những khoảng tối ghê sợ!"
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2020 Rác thải chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại từ nguồn và sử dụng công nghệ xử lý phù hợp. Chính vì vậy, cần tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của phân loại rác và xây dựng hạ tầng thu gom rác tiện lợi, phù hợp là những giải pháp được kỳ vọng có thể giải được bài toán khó này. Bài cuối trong Loạt bài “Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ” có nhan đề: "Đi tìm lời giải cho bài toán xử lý rác thải".
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2020 Như chúng tôi đã thông tin trong các chương trình Theo dòng Thời sự trước, việc hàng loạt công trình xây dựng sai phạm tại 2 đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang diễn ra từ nhiều năm nay. Việc xây dựng không phép, sai phép hoặc tự ý điều chỉnh quy hoạch dự án đang gây bức xúc trong nhân dân, phá nát quy hoạch và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của những đô thị này. Thậm chí, có những công trình xây dựng sai phép, đến mức Thủ tướng chỉ đạo xử lý nhiều lần nhưng vẫn không được giải quyết. Vấn đề đặt ra là: Những sai phạm đó là do lỗ hổng của pháp luật hay do lợi ích nhóm?. Bài 3 của loạt phóng sự “Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm” do các phóng viên Thành Trung và Hoàng Dương thực hiện sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020 Kỷ niệm 25 năm ngày Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (28/7/1995- 28/7/2020), trong hai chương trình Theo dòng thời sự trước, chúng tôi phát sóng 2 phần của loạt bài “Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN”. Trong đó, khẳng định sự trưởng thành của Việt Nam ngay từ khi trở thành thành viên của ASEAN, tham gia vào Khối mậu dịch thương mại tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA) - từ việc tuân thủ những cam kết khu vực đến hội nhập trong sân chơi thương mại toàn cầu - với hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA), với các FTA thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu ÂU (EVFTA); Đồng thời nêu dẫn chứng khẳng định tiềm năng phát triển nền kinh tế số Việt Nam cũng như tiềm năng số hóa kinh tế nội khối Đông Nam Á, mà ở đó, việc thực hiện các cam kết quốc tế, cam kết nội khối cần đặc biệt coi trọng. Vấn đề còn lại, cần hiện thực hóa “Tuyên bố chung” như thế nào cho hiệu quả? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi trong phần 3, cũng là phần cuối của loạt bài với nhan đề “Hợp tác- phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Cụ thể hóa Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực”.
|