logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 36 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Loạt bài “Đại dịch Covid-19 - Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” - Bài 1 nhan đề “Covid-19 - Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc” (1/6/2020)

Loạt bài “Đại dịch Covid-19 - Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” - Bài 1 nhan đề “Covid-19 - Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc” (1/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2020

Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước.
Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.

Đắc Lắc: Tiếng kêu cứu từ những cánh rừng (*) Bài 1 - Ồ ạt phá rừng - công khai bán đất

Đắc Lắc: Tiếng kêu cứu từ những cánh rừng (*) Bài 1 - Ồ ạt phá rừng - công khai bán đất

Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2014

Những năm gần đây, trung bình mỗi năm Tây Nguyên mất hơn 25 nghìn héc ta rừng và trở thành nơi có tốc độ mất rừng cao nhất cả nước, gây những hệ lụy lớn về xã hội và môi trường. Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu các tỉnh xem xét việc đóng cửa rừng, thay đổi mô hình quản lý ở các công ty lâm nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả bảo vệ-phát triển rừng. Tuy nhiên, liệu đóng cửa rừng, đổi mới các công ty lâm nghiệp có đem lại hiệu quả, khi một loạt vấn đề đang tồn tại, trong công tác bố trí, sắp xếp dân cư của các địa phương; trong công tác kiểm soát mua bán-chế biến, vận chuyển gỗ và trong hoạt động của lực lượng kiểm lâm? Loạt bài: “Tiếng kêu cứu từ những cánh rừng”, của phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Tây Nguyên, sẽ đề cập thực trạng tại Đắc Lắc, tỉnh mất đến 12 nghìn héc ta rừng trong 5 năm qua. Bài 1, với nhan đề “Ồ ạt phá rừng, công khai bán đất”, phản ánh thực trạng tại Ea Súp và Buôn Đôn, 2 huyện có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Đắc Lắc.

Loạt bài “Đào tạo nông dân chủ động tham gia nông nghiệp 4.0”. Bài 1 với nhan đề “Chân dép lốp bay vào vũ trụ” (22/10/2019)

Loạt bài “Đào tạo nông dân chủ động tham gia nông nghiệp 4.0”. Bài 1 với nhan đề “Chân dép lốp bay vào vũ trụ” (22/10/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2019

- Loạt bài “Đào tạo nông dân chủ động tham gia nông nghiệp 4.0”. Bài 1 với nhan đề “Chân dép lốp bay vào vũ trụ”.
- Vực dậy nông thôn mới ở miền núi khó khăn.

“Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống” - Bài 1 Loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” (04/12/2024)

“Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống” - Bài 1 Loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” (04/12/2024)

Ngày phát hành 14:8 | 4/12/2024

Tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra vào tháng 11/2024 vừa qua, Việt Nam kiên định mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050. Muốn trung hoà carbon hay đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 (Net Zero) thì từng lĩnh vực, ngành nghề, thậm chí từng cá nhân đều phải có trách nhiệm thực hiện và đạt được mục tiêu này.
Tại Việt Nam, sản xuất điện là nguồn phát thải carbon lớn nhất do còn nhiều nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Do vậy, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, “xanh hoá” các nhà máy điện than hiện hữu, sau năm 2030 không đầu tư mới các nhà máy nhiệt điện than và từ năm 2050 không còn sử dụng than để phát điện.
Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc“Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Ghi nhận những nỗ lực giảm phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than hiện hữu, đồng thời phân tích những khó khăn thách thức và đưa ra khuyến nghị giải pháp nhằm hiện thực hoá mục tiêu “trung hoà carbon”, nhóm PV Nguyên Long và Quang Huy thực hiện loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. Chương trình hôm nay phát sóng bài đầu tiên với nhan đề: “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống”.

Loạt bài: ""Vững vàng một dải biên cương Tây Bắc" - Bài 1 nhan đề: "Anh Bộ đội về bản cùng dân chuyển đổi nếp nghĩ cách làm" (22/8/2020)

Loạt bài:

Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2020

“3 bám, 4 cùng” (3 bám là Bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương, chính sách; 4 cùng là Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc với đồng bào) để cùng bà con chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm là phương châm công tác dân vận của Đảng được cán bộ, đảng viên, chiến sỹ thuộc Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 326-Quân khu II thực hiện tại cơ sở. Theo đó, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực đã được các anh triển khai giúp nhân dân không còn nghe theo kẻ xấu, yên tâm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự, giữ yên cột mốc biên giới. Loạt bài “Vững vàng một dải biên cương Tây Bắc”, của nhóm phóng viên Bích Thuỷ - Tòng Anh – Thào Ly cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc nhân kỷ niệm 75 năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9 đề cập vấn đề này tại huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Bài 1 với nhan đề “Anh Bộ đội về bản cùng dân chuyển đổi nếp nghĩ cách làm”:

Bài 1 trong loạt bài "Hoàng Sa muôn đời của Việt Nam": Trung Quốc ngụy biện về chủ quyền Tây Sa

Bài 1 trong loạt bài

Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2014

Loạt bài "Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN". Bài 1 nhan đề: "Việt Nam – AFTA: Trưởng thành từ những cam kết khu vực đến hội nhập toàn cầu".(27/7/2020)

Loạt bài

Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2020

Chỉ một năm, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm 1996 Việt Nam đã tham gia Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA). Đây là những bước đi đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược đối ngoại trên cơ sở đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ với đối tác, trong đó lấy hợp tác kinh tế là nền tảng quan trọng - một trong 3 trụ cột trong hợp tác ASEAN.
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày Việt Nam trở thành thành viên ASEAN (28/7/1995- 28/7/2020) và Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN từ đầu năm 2020, nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện loạt bài “Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN”. Phần đầu của loạt bài viết này với nội dung “Sự trưởng thành từ những cam kết khu vực đến hội nhập toàn cầu”.

Loạt bài "Vững vàng trước thiên tai" - Bài 1 "Đất sẽ lại nở hoa" (3/10/2024)

Loạt bài

Ngày phát hành 15:22 | 4/10/2024

- Loạt bài "Vững vàng trước thiên tai" - Bài 1 "Đất sẽ lại nở hoa
- Luật Đất đai 2024: Tạo động lực giúp ngành lâm nghiệp phát triển
- Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP
- Thực hiện tốt tiêu chí môi trường - nâng cao chất lượng cuốc sống nông thôn

Loạt bài "Tự chủ tài chính trong y tế: Cần hiểu đúng, để làm trúng", bài 1 "Bệnh viện tự chủ: quá tải, thiếu thốn bủa vây" (23/09/2024)

Loạt bài

Ngày phát hành 20:26 | 23/9/2024

- Loạt bài "Tự chủ tài chính trong y tế: Cần hiểu đúng, để làm trúng", bài 1 "Bệnh viện tự chủ: quá tải, thiếu thốn bủa vây"
- Giải pháp đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7% trong điều kiện bị tác động bởi bão lũ

Loạt bài: Trọn vẹn lời thề Đảng viên - Bài 1 có nhan đề "Sắt son lời thề theo Đảng" (31/10/2023)

Loạt bài: Trọn vẹn lời thề Đảng viên - Bài 1 có nhan đề

Ngày phát hành 9:3 | 31/10/2023

Với mỗi đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, lời tuyên thệ khi vào Đảng luôn có mang ý nghĩa thiêng liêng. Đó là sự cam kết của tinh thần trách nhiệm, lòng trung thành với mục tiêu, lý tưởng phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân. 93 năm, trải qua bao gian lao thử thách, lớp lớp đảng viên luôn khắc cốt, ghi tâm, kiên định thực hiện lời tuyên thệ trước Đảng, ra sức rèn luyện, tu dưỡng, giữ gìn đạo đức. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên vì thiếu nghiêm khắc rèn luyện bản thân, bị cám dỗ bởi "tiền tài danh vọng" mà quên mất lời tuyên thệ thiêng liêng, làm "hoen ố" danh dự, tổn hại đến uy tín của Đảng. Từ thực tế này, nhóm phóng viên Hà Nam và Lại Hoa thực hiện Loạt bài "Trọn vẹn lời thề đảng viên". Trong chương trình hôm nay mời quý vị cùng gặp gỡ những đảng viên lão thành- Họ là những chàng trai mà 80 năm, 75 năm hay 70 năm trước đã "giơ nắm tay thề" trước cờ Đảng và cho đến giờ vẫn giữ vững "lời thề thiêng liêng", giữ bản chất tiên phong, gương mẫu; một lòng theo Đảng. Bài 1 phát sóng trong chương trình hôm nay với nhan đề "Sắt son lời thề theo Đảng".

BÀI 1 LOẠT BÀI:“Vốn đầu tư vào tiết kiệm năng lượng trong hành trình tiến đến Net Zero”- Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp.

BÀI 1 LOẠT BÀI:“Vốn đầu tư vào tiết kiệm năng lượng trong hành trình tiến đến Net Zero”- Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp.

Ngày phát hành 12:34 | 22/8/2023

Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/05/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này.
Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero” của PV Bảo Ngọc sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam.
Bài 1: Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp”.

Nghị quyết về “tam nông”: Bài học thực tiễn từ Sơn La - bài 1 (14/10/2022)

Nghị quyết về “tam nông”: Bài học thực tiễn từ Sơn La - bài 1 (14/10/2022)

Ngày phát hành 15:26 | 14/10/2022

Sau hơn 1 thập kỷ thực hiện Nghị quyết số 26, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mặc dù còn nhiều những “nút thắt” cần tháo gỡ, khơi thông, tuy nhiên những thành tựu của kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là chủ trương đưa cây ăn quả lên đất dốc ở Sơn La đã chứng minh đây là con đường tất yếu của nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở miền núi.
Xuất phát từ một vùng “rốn nghèo” so với cả nước, khi bước vào thực hiện Nghị quyết 26, Sơn La đã luôn trăn trở, liên tục tìm tòi phát huy các thế mạnh của một vùng đồi núi, đất dốc trong phát triển nông nghiệp bền vững để không ngừng vươn lên. Sơn La đang dần hướng tới làm kinh tế bằng nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, nông thôn mới thay đổi từng ngày. Đặc biệt hệ thống chính trị ngày càng đổi mới, trình độ cán bộ ngày một nâng cao; từ mô hình HTX đã hình thành quan hệ sản xuất mới và đã thoát khỏi danh sách 10 tỉnh nghèo của cả nước.
Loạt bài “Nghị quyết về ‘tam nông’: Bài học thực tiễn từ Sơn La” của nhóm Phóng viên CQTT Tây Bắc là những phản ánh chân thực trên những nương đồi của tỉnh miền núi Sơn La, địa phương được đánh giá là “hiện tượng” trong phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước. Có thể những cách làm, những mô hình tiêu biểu này chưa phải là bộ giải pháp của quốc gia, nhưng hoàn toàn có thể coi là cuộc cách mạng trong nông nghiệp ở địa phương miền núi Tây Bắc này. Bài 1: “Chuyện những tỷ phú nông dân nơi đại ngàn”.

Loạt bài: Nông sản vươn mình ra biển lớn
Bài 1 : “Tăng trưởng kỷ lục, tạo dấu ấn trên trường quốc tế, nông sản Việt không chỉ ở “ao nhà” (12/01/2023)

Loạt bài: Nông sản vươn mình ra biển lớn  <br> Bài 1 : “Tăng trưởng kỷ lục, tạo dấu ấn trên trường quốc tế, nông sản Việt không chỉ ở “ao nhà” (12/01/2023)

Ngày phát hành 15:49 | 11/1/2023

- Tăng trưởng kỷ lục, tạo dấu ấn trên trường quốc tế, nông sản Việt không chỉ ở “ao nhà
- Tiền Giang: Mưa trái mùa kéo dài, người trồng hoa kiểng “ngồi trên đống lửa”
- Huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa - đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất
- Sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp

Loạt phóng sự TÌNH NGHĨA VIỆT - LÀO “VỮNG BỀN HƠN NÚI, HƠN SÔNG”. Bài 1 - “Một tinh thần Quốc tế trong sáng” (19/12/2022)

Loạt phóng sự TÌNH NGHĨA VIỆT - LÀO “VỮNG BỀN HƠN NÚI, HƠN SÔNG”. Bài 1 - “Một tinh thần Quốc tế trong sáng” (19/12/2022)

Ngày phát hành 10:24 | 19/12/2022

Thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Quốc gia Lào nhân dịp Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, và nhìn lại năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022, nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã có cơ hội tham gia hành trình hơn 2000 km từ Việt Nam sang nhiều tỉnh nước bạn Lào, gặp gỡ nhân chứng, thăm một số địa chỉ đỏ, ghi lại những câu chuyện xuất phát từ mối quan hệ tự nhiên, gắn bó giữa hai dân tộc. Mời quý vị và các bạn nghe loạt phóng sự: “Tình nghĩa Việt - Lào, vững bền hơn núi hơn sông” do nhóm phóng viên Ban Thời sự, Ban Đối ngoại thực hiện. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi gửi tới quý vị Bài 1 của loạt bài này, nhan đề: “Một tinh thần quốc tế trong sáng”, ghi lại câu chuyện về mối liên hệ mật thiết của hai dân tộc trong giai đoạn cả hai quốc gia tiến hành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bài 1 Loạt bài "Sửa đổi Luật HTX, mở cánh cửa cho HTX vươn xa" - Luật HTX 2012 nhiều bất cập cản bước HTX phát triển (26/04/2023)

Bài 1 Loạt bài

Ngày phát hành 15:46 | 25/4/2023

- Bài 1 Loạt bài “Sửa đổi Luật Hợp tác xã, mở cánh cửa cho hợp tác xã vươn xa” - Luật HTX 2012 nhiều bất cập cản bước HTX phát triển.
- Cao Bằng nỗ lực đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp.
- Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản.

123

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: