Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 22/3/2015 - Nhân Ngày nước Thế giới 22/3 hôm nay, phân tích những thách thức về nguồn nước của Việt Nam tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh nguồn nước quốc gia. - Mở màn chiến dịch hưởng ứng "Giờ Trái Đất", vào tối nay, Hà Nội sẽ tổ chức nghi thức tắt đèn trong một giờ đồng hồ. - Các lãnh đạo tài chính và ngân hàng ASEAN quyết tâm thúc đẩy hội nhập tài chính, tiền tệ khu vực. - Ngoại trưởng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã kết thúc cuộc họp lần đầu tiên trong 3 năm qua với cam kết sẽ sớm tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 bên. - Nga chỉ trích chính phủ Ucraina về việc triển khai các vũ khí hạng nặng ở miền Đông nước này, đồng thời hối thúc Đức, Pháp đảm bảo hòa bình ở Ucraina. - Bình luận về bài học niềm tin trong quan hệ giữa Mỹ và Ixrael.
|
Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2016
|
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2019 Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những tác động không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân ở nhiều địa phương. Trong khi nhiều tỉnh miền núi phía Bắc không mưa, nắng nóng kéo dài, đang ở cấp cháy rừng cực kỳ nguy hiểm, thì nhiều tỉnh phía Nam lại lo đối với hạn mặn. Năm nay, tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu sớm hơn một tháng so với mọi năm. Ngay từ đầu tuần qua, mặn đã xuất hiện ở 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long.
Có thể thấy, mâu thuẫn “cung” - “cầu” về nước đang đặt ra thách thức to lớn đối với khu vực, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp tổng thể, đồng bộ và lâu dài.
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2019 Tình trạng thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm trữ lượng nước ngầm đã hiện hữu và đặt ra thách thức không nhỏ đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề đặt ra là: Chủ động tìm cách ‘sống chung” để điều hòa mối quan hệ giữa phát triển bền vững với môi trường như thế nào? Thực tế, việc “Sống chung với lũ” đã trở nên quen thuộc ở ĐBSCL hàng chục năm qua, nhưng trước sự bất thường của lũ như lũ thấp, lũ muộn, thậm chí đến một ngày nào đó không còn lũ và hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, thì chính quyền và người dân nơi đây lại phải tiếp tục thích nghi.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2019 Các cơ quan chức năng đã có những văn bản cụ thể quy định về việc giám sát, kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt. Trong đó, việc giám sát chất lượng nước sinh hoạt được thực hiện bằng hai hình thức là nội kiểm (cơ sở cung cấp nước tự thực hiện) và ngoại kiểm (cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện)… Song, qua sự cố nguồn nước dẫn cho Nhà máy nước sông Đà nhiễm dầu, có thể khẳng định, việc thực thi các quy định pháp luật của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đang có vấn đề.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2019
|
Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2019 - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho hai sỹ quan quân đội. - Cần chọn giải pháp khả thi riêng cho Chiến lược phát triển của Việt Nam - Đây là yêu cầu của Ủy viên Bộ chính trị - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Đại học Kinh tế Quốc dân đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội Đảng: Lựa chọn để phát triển”. - Có thêm 7 gia đình ở Hà Tĩnh trình báo con bị mất tích, sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Anh lên tiếng bảo hộ công dân liên quan đến vụ việc 39 người thiệt mạng trong container tại Anh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Ngoại Giao và Bộ công an làm rõ thông tin có hay không người Việt Nam trong số 39 người thiệt mạng để có biện pháp xử lý phù hợp theo pháp luật Việt Nam và quốc tế, báo cáo Thủ tướng trước ngày 5/11/2019. - Sự cố khủng hoảng nước sạch sông Đà tại Hà Nội vừa qua cho thấy nước sạch không còn là chuyện của một doanh nghiệp với khách hàng, và không thể phó mặc an ninh nguồn nước cho doanh nghiệp. - Tiết mục Xây dựng Đảng với bài đầu tiên trong loạt bài: “Bố trí cán bộ bị kỷ luật: Không nhẹ trên nặng dưới”. - Quan hệ giữa Mỹ và Cuba lại có dấu hiệu căng thẳng khi Mỹ cho biết sẽ cấm các hãng hàng không nước này bay tới tất cả các điểm đến ở Cuba, ngoài trừ thủ đô La Habana. - Bức tranh giao thông thông minh trong tương lai thể hiện sinh động tại Triển lãm ô tô, xe máy Tokyo tại Nhật Bản.
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2016
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2020 Hàng nghìn năm trước đây, bằng hình thức đào kênh tiêu thoát nước, đắp bờ giữ nước, làm phai đập, guồng, cọn, cống để lấy nước, đắp đê phòng lụt… tổ tiên ta đã đẩy lùi sình lầy, ngập lụt, úng, hạn, mở ra những vùng đất canh tác màu mỡ từ miền núi, trung du đến các vùng châu thổ rộng lớn của các dòng sông để trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nền văn minh lúa nước sớm ở Đông Nam châu Á. Bác Hồ kính yêu tại Hội nghị công tác Thủy lợi toàn miền Bắc năm 1961 đã nói “Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, Tổ quốc là Đất nước, có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh. Nước có thể làm lợi nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì úng lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 25/8/2020 An ninh nguồn nước là một vấn đề vô cùng quan trọng, liên quan đến an ninh lương thực, đến phát triển bền vững và ổn định chính trị xã hội của quốc gia. Nội dung này đã được nhấn mạnh tại Hội nghị giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập” của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa rồi. Vấn đề hợp tác chia sẻ về nguồn nước cũng một lần nữa được khẳng định tại Hội nghị cấp cao Mekong - Lan Thương lần thứ 3 giữa 5 quốc gia sông Mê kong và Trung Quốc diễn ra hôm qua với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Vấn đề an ninh nguồn nước đang được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Bình luận của Biên tập viên Hương Lan, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Kim Phượng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2020 “Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước”. Đây là một trong những kết luận đáng chú ý của Đoàn giám sát “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn" của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa qua. Vậy thực trạng này hiện đang diễn ra cụ thể như thế nào? Cần phải có những giải pháp gì để mọi người ý thức được “Nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận?”
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/8/2020 - Cần xây dựng, sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thế nào cho phù hợp? - Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Âu nhằm tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia Trung và Đông Âu. - An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập.
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/8/2020 - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội nghị giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập". Thực trạng nhiều hồ, đập chứa nước hư hỏng, xuống cấp; không có quy trình vận hành khi thiết kế; không được kiểm định trước mùa mưa lũ, nguy cơ mất an toàn cao được nêu rõ tại phiên giải trình này. - Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Trong khi đó tại Mộc Châu, Sơn La, sáng nay liên tiếp xảy ra các trận động đất và dư chấn với cường độ 4.3 độ ritte. - Thêm 9 bệnh nhân mắc Covit-19 ở Đà Nẵng được điều trị khỏi và xuất viện. Thành phố Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép người ngoại tỉnh rời thành phố. - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien khẳng định, Tổng thống Donald Trump không có kế hoạch gặp người đồng cấp Nga Vladimia Putin tại Mỹ trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. - Số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu gần cán mốc 22 triệu, trong đó hơn 770.000 người đã tử vong. - Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh học của Nga cho biết, người dân nước này có thể được tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 hàng loạt vào giữa tháng 9 tới.
|
Ngày phát hành 8:32 | 10/1/2021 - Quảng Bình: Tăng cường chống rét cho đàn gia súc - Nông nghiệp ĐBSCL trước những thách thức về an ninh nguồn nước - Nâng cao đời sống người dân với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
|
Ngày phát hành 19:44 | 27/1/2022 Việt Nam được đánh giá có nguồn tài nguyên nước rất dồi dào, song phân bố không đều theo thời gian và không gian, có tình trạng thiếu nước ngọt cục bộ, suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng; rồi tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn. Chưa kể, nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài. - Đảm bảo an ninh nguồn nước vì sự phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra hiện nay, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
|