logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 37 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Nga – Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại Afganistan (03/03/2021)

Nga – Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại Afganistan (03/03/2021)

Ngày phát hành 11:5 | 3/3/2021

Đặc phái viên của Mỹ về Afganistan Zalmay Khalizad vừa có chuyến thăm Afganistan để thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa đại diện của Chính phủ Afganistan và lực lượng Taliban. Nhưng giới phân tích cho rằng, nhiệm vụ của ông Zalmay Khalizad sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh Taliban gia tăng các cuộc tấn công sau khi có thông tin Mỹ chưa rút quân trước thời điểm 1/5 như cam kết mà chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đạt được với Taliban hồi năm ngoái.

Zan TV - Kênh truyền hình duy nhất ở Afganistan chỉ dành riêng cho phụ nữ ở nước này (23/4/2019)

Zan TV - Kênh truyền hình duy nhất ở Afganistan chỉ dành riêng cho phụ nữ ở nước này (23/4/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2019

- Phát hiện khu mộ cắt đá 3.500 năm tuổi tại Ai Cập có thể làm thay đổi bản đồ khảo cổ học và lịch sử của cả khu vực.
- Zan TV - Kênh truyền hình duy nhất ở Afganistan chỉ dành riêng cho phụ nữ ở nước này.

Động thái Taliban từ chối hợp tác với Mỹ chống lại nhánh IS tại Afganistan (20/10/2021)

Động thái Taliban từ chối hợp tác với Mỹ chống lại nhánh IS tại Afganistan (20/10/2021)

Ngày phát hành 8:33 | 20/10/2021

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo – Khorasan (IS-K) mới đây nhận trách nhiệm thực hiện hàng loạt vụ tấn công vào các nhà thờ Hồi giáo tại Afganistan, gần nhất là vụ đánh bom liều chết tại nhà thờ ở Kandahar làm hơn 40 người thiệt mạng. Các vụ việc xảy ra với tần suất ngày một nhiều kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước khiến nhiều người đặt câu hỏi về năng lực của Taliban trong việc thực hiện cam kết đảm bảo không để Afghanistan trở thành mảnh đất dung dưỡng các phần tử khủng bố.
- Mặc dù vấp phải sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế về năng lực, nhưng tại cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa phái đoàn Taliban và Mỹ tại Doha, Qatar, Taliban đã từ chối hợp tác với Mỹ trong việc chống lại IS-K. Việc quyết tâm một mình đối phó với IS-K có thể đẩy Taliban vào “thế khó” như thế nào?

Thỏa thuận giảm bạo lực Mỹ - Taliban: Bước ngoặt trong cuộc chiến tại Afganistan (18/2/2020)

Thỏa thuận giảm bạo lực Mỹ - Taliban: Bước ngoặt trong cuộc chiến tại Afganistan (18/2/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2020

Mỹ và Taliban đã được một thỏa thuận giảm bạo lực trong 7 ngày, mở đường cho việc 2 bên ký kết Thỏa thuận hòa bình lớn hơn vào cuối tháng này. Theo đó, Mỹ sẽ rút quân khỏi quốc gia Tây Nam Á nếu Taliban chứng minh được cam kết về việc cắt giảm bạo lực. Đây được coi là một bước tiến lớn, mở ra cơ hội chấm dứt cuộc chiến tranh dai dẳng suốt gần 20 năm qua tại Afganistan.

Afganistan và nguy cơ trở thành Irắc thứ hai

Afganistan và nguy cơ trở thành Irắc thứ hai

Ngày phát hành 0:0 | 23/6/2014

Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan (30/7/2021)

Tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan (30/7/2021)

Ngày phát hành 8:20 | 30/7/2021

Theo thông tin đăng tải trên Reuters, một phái đoàn gồm 9 thành viên của lực lượng Taliban đã tới Trung Quốc và có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Thiên Tân. Cuộc gặp tập trung thảo luận về các vấn đề an ninh và tiến trình hòa bình tại Afganistan sau khi Mỹ và lực lượng quốc tế rút quân – dự kiến hoàn thành vào ngày 31/8 tới. Sự xuất hiện của phái đoàn Taliban tại Trung Quốc làm dấy lên đồn đoán về những tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan nhằm “lấp khoảng trống” tại quốc gia Nam Á này sau khi Mỹ rút quân. Những tính toán của Trung Quốc được cho là không quá bất ngờ, bởi là hai nước láng giềng, những diễn biến an ninh – chính trị tại Afganistan sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của Trung Quốc trong khu vực. Phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Trung Quốc phân tích cụ thể vấn đề này:

Người khơi nguồn cảm hứng sống cho trẻ em lang thang ở Afganistan (24/5/2016)

Người khơi nguồn cảm hứng sống cho trẻ em lang thang ở Afganistan (24/5/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2016

- Nga – Mỹ mâu thuẫn, tình hình Syria tiếp tục bế tắc.
- Người khơi nguồn cảm hứng sống cho trẻ em lang thang ở Afganistan.

Nga không can thiệp vào công việc nội bộ của Afganistan (25/8/2021)

Nga không can thiệp vào công việc nội bộ của Afganistan (25/8/2021)

Ngày phát hành 10:0 | 25/8/2021

Phát biểu tại Đại hội XX của Đảng “Nước Nga Thống nhất”, Tổng thống V.Putin đã đề cập tình hình phức tạp ở Afganistan và tuyên bố, Nga không can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.

Tương lai của Afganistan sau khi Mỹ và các lực lượng quốc tế bắt đầu rút quân (3/5/2021)

Tương lai của Afganistan sau khi Mỹ và các lực lượng quốc tế bắt đầu rút quân (3/5/2021)

Ngày phát hành 9:40 | 3/5/2021

Cuối tuần qua, Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afganistan theo thỏa thuận đạt được với lực lượng Taliban năm 2020. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ hoàn thành rút hơn 3.000 binh sĩ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút hơn 7.000 binh sĩ vào cuối mùa hè năm nay. Sau thời điểm đó, việc đảm bảo an ninh tại Afganistan sẽ phải do chính phủ Afganistan “tự lực cánh sinh”. Trong bối cảnh lực lượng Taliban vẫn còn kiểm soát khu vực lãnh thổ rộng lớn, trong khi đàm phán hòa bình giữa chính phủ Afganistan với Taliban vẫn đang “dậm chân tại chỗ”, nhiều người lo ngại việc Mỹ và NATO rút quân sẽ để lại “khoảng trống an ninh” rất lớn mà chính phủ Afganistan chưa thể đảm nhận, thậm chí Afganistan có thể bị đẩy trở lại vòng xoáy bạo lực khi các lực lượng chính trị tranh giành quyền lực. Vậy tương lai nào đang chờ đợi Afganistan sau khi Mỹ và lực lượng quốc tế rút quân? BTV Thúy Ngọc trao đổi với phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á về vấn đề này.

Chờ đợi gì ở "Bộ Tứ" mới về Afganistan? (20/07/2021)

Chờ đợi gì ở

Ngày phát hành 9:4 | 21/7/2021

Vấn đề an ninh của Afganistan sau khi Mỹ và đồng minh rút quân được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm, bởi viễn cảnh một Afganistan trở thành nơi ẩn náu của các tổ chức khủng bố, từ đó tổ chức các cuộc tấn công ra khắp thế giới là điều mà không quốc gia nào mong muốn. Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, 4 quốc gia gồm Mỹ, Afghanistan, Pakistan và Uzbekistan đã đồng ý về mặt nguyên tắc nhằm thiết lập một nền tảng ngoại giao mới thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Afghanistan, mang lại hy vọng về khả năng tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho quốc gia Nam Á này.

Nội các mới của Taliban ở Afganistan (9/9/2021)

Nội các mới của Taliban ở Afganistan (9/9/2021)

Ngày phát hành 10:19 | 9/9/2021

Taliban đã công bố thành phần nội các Afghanistan mới, trong bối cảnh Mỹ rút hoàn toàn quân đội ra khỏi nước này. Nội các do ông Hassan Akhund làm Thủ tướng. Người đồng sáng lập Taliban là Abdul Ghani Baradar sẽ đảm nhiệm vị trí quyền lực thứ 2 trong chính phủ. Điểm đáng lưu ý, Sarajuddin Haqqani được bổ nhiệm làm Quyền Bộ trưởng Nội vụ. Người này là thủ lĩnh nhóm vũ trang Haqqani, tổ chức bị Mỹ xem là "khủng bố". Trước đó, Taliban tuyên bố lực lượng này sẵn sàng thiết lập quan hệ với Washington vì lợi ích của cả Afghanistan và Mỹ, đồng thời hoan nghênh khả năng Mỹ tham gia công cuộc tái thiết quốc gia Tây Nam Á này.

Mỹ không kích Taliban “giải vây” cho quân đội Afganistan - LHQ cảnh báo “kịch bản lặp lại” (23/07/2021)

Mỹ không kích Taliban “giải vây” cho quân đội Afganistan - LHQ cảnh báo “kịch bản lặp lại” (23/07/2021)

Ngày phát hành 15:34 | 23/7/2021

Quân đội Mỹ hôm qua bất ngờ không kích trong đêm nhằm vào lực lượng Taliban ở Afganistan, chỉ một ngày sau khi thừa nhận cán cân chiến lược dường như đang nghiêng về phía nhóm vũ trang. Một động thái được cho là nhằm trấn an những lo ngại ngày càng tăng không chỉ tại Afganistan, mà cả cộng đồng thế giới về “khoảng trống an ninh” mà Mỹ và các đồng minh để lại sau khi rút quân hoàn toàn.

Thế giới thận trọng với chính phủ mới tại Afganistan (10/09/2021)

Thế giới thận trọng với chính phủ mới tại Afganistan (10/09/2021)

Ngày phát hành 14:38 | 10/9/2021

Như đã phân tích về những tính toán của lực lượng Taliban khi lựa chọn thành phần chính phủ mới với phần lớn là các nhân vật từng gắn bó với Taliban nhiều năm qua. Chính phủ mới ở Afganistan được cho là phản ánh ý chí của Taliban khi trở lại nắm quyền ở Afghanistan, đó là vẫn tuân theo đức tin, chiến lược của mình trong quản lý đất nước với luật Hồi giáo Sharia làm khuôn khổ.
- Chính phủ mới ở Afganistan được cho là không đáp ứng sự trông đợi của cộng đồng quốc tế, chính vì vậy mà một số quốc gia như Mỹ, Đức, Qatar đã ngay lập tức tuyên bố chưa công nhận chính phủ mới mà Taliban thành lập. Nhưng việc không công nhận chính phủ mới tại Afganistan cũng đẩy cộng đồng quốc tế vào thế khó trong việc xử lý các vấn đề tại quốc gia Nam Á này sau khi Mỹ rút quân, nhất là hỗ trợ nhân đạo. Chưa kể trong tương lai, nếu không có sự hợp tác quốc tế, Taliban khó có thể đảm bảo giữ cho Afganistan không trở thành nơi trú ẩn của các tổ chức khủng bố.

Afganistan: Thách thức bủa vây một tuần sau khi Taliban nắm chính quyền

Afganistan: Thách thức bủa vây một tuần sau khi Taliban nắm  chính quyền

Ngày phát hành 15:23 | 21/8/2021

Gần một tuần sau khi nắm quyền tại Afghanistan, Taliban phải đối mặt với không ít những thách thức bủa vây. Đó là làm thế nào để nhận được sự công nhận của quốc tế, giành lại niềm tin của người dân mà không làm mất lòng những thành viên theo đường lối cứng rắn hay trấn áp bất đồng chính kiến. Dù đã cố gắng gửi đi hình ảnh về một Taliban đã khác, với cam kết thúc đẩy hòa bình và tính bao trùm, song những hoài nghi vẫn còn đó. Các cuộc biểu tình đã lan tới thủ đô Kabul buộc nhóm vũ trang phải nổ súng để giải tán. Liên hợp quốc hôm qua một lần nữa bày tỏ lo ngại, đồng thời kêu gọi đoàn kết quốc tế trong vấn đề Afghanistan.

Tầm nhìn UNESCO ngày 25/10/2014: Cần bảo vệ khẩn cấp tháp giáo đường 800 năm tuổi ở Afganistan

Tầm nhìn UNESCO ngày 25/10/2014: Cần bảo vệ khẩn cấp tháp giáo đường 800 năm tuổi ở Afganistan

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2014

- Trang tin UNESCO
- Du lịch gắn với cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm
- Cần bảo vệ khẩn cấp tháp giáo đường 800 năm tuổi ở Afganistan

123

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: