logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 95 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Biển đảo Việt Nam ngày 19/11/2014: Bài thứ hai trong loạt bài "Trung Quốc đang từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông" với nhan đề "Ở Biển Đông, Trung Quốc hành xử như thế nào?"

Biển đảo Việt Nam ngày 19/11/2014: Bài thứ hai trong loạt bài

Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2014


Loạt bài: NÔNG DÂN – VỊ THẾ NGƯỜI LÀM CHỦ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Bài 1: Những nông dân “gieo mầm” đổi thay
(17/10/2022)

<br> Loạt bài: NÔNG DÂN – VỊ THẾ NGƯỜI LÀM CHỦ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN <br> Bài 1: Những nông dân “gieo mầm” đổi thay <br> (17/10/2022)

Ngày phát hành 6:0 | 17/10/2022

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược lớn, luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để tạo bước phát triển đột phá, toàn diện cho lĩnh vực này, Hội nghị Trung ương 7 khoá X năm 2008 đã ban hành Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó nhấn mạnh “nông dân là chủ thể của quá trình phát triển”. Sau gần 15 năm triển khai, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vị thế làm chủ của người nông dân vẫn chưa được như kỳ vọng.
Theo thống kê trên Tạp chí Khoa học chính trị số 03 năm 2022, thu nhập bình quân của nông dân hiện tại chưa bằng 1/3 thu nhập của lao động công nghiệp, dịch vụ. Trên 90% hộ nghèo của cả nước đang sống ở nông thôn, nhất là vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Người nông dân vẫn ở thế yếu trong chuỗi liên kết kinh tế và trong không ít các quyết định ở nông thôn.
Quan điểm “Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn m0ới” một lần nữa được khẳng định trong Nghị quyết 19 Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Nghị quyết số 19). Vậy làm sao để Nghị quyết này sớm đi vào thực tiễn, để phát huy vai trò làm chủ, vị thế trung tâm của nông dân trong điều kiện mới của công cuộc phát triển đất nước. Đây là nội dung của loạt bài “Nông dân – Vị thế người làm chủ nông nghiệp, nông thôn” của nhóm phóng viên Hương Lan, Phương Chi và Trần Long. Bài 1 với nhan đề: “Những nông dân “gieo mầm” đổi thay”

Theo dòng thời sự ngày 07/7/2014: Trái cây Việt Nam và điệp khúc "được mùa mất giá" - phần 1 của loạt bài "Sản xuất trái cây - hòa nhập hay hòa tan"

Theo dòng thời sự ngày 07/7/2014: Trái cây Việt Nam và điệp khúc

Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2014

- Khó khăn trong định giá tài sản trí tuệ
- Trái cây Việt Nam và điệp khúc "được mùa mất giá" - phần 1 của loạt bài "Sản xuất trái cây - hòa nhập hay hòa tan"
- Vụ nghe lén hơn 14000 điện thoại - Việt Nam thiếu chế tài xử lý
- Nâng cao tính tự chủ trong một "thế giới phẳng"
- Bình luận của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nhật Bản về chuyến đi của thủ tướng Nhật tới 3 nước ở Thái Bình Dương

Phần đầu của loạt bài: "Mất cân bằng trên toàn hệ thống sông Mê Kông: Đồng bằng sông Cửu Long đang bị "nuốt" dần" (25/9/2019)

Phần đầu của loạt bài:

Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với thách thức của biến đổi khí hậu. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng trở nên khốc liệt và bất thường. Từ đầu năm đến nay, hầu như các địa phương trong vùng đều ghi nhận tình trạng sạt lở khiến nhà cửa, đất đai, tài sản của người dân trôi sông, hàng chục ngàn hộ dân loay hoay tìm sinh kế. Trong diễn biến mới nhất, tỉnh Long An vừa quyết định công bố tình trạng khẩn cấp khu vực sạt lở bờ sông Cần Giuộc, với tổng chiều dài khoảng 2,4km, thuộc huyện Cần Giuộc. Như vậy, đến nay Long An là tỉnh thứ 6 ở đồng bằng sông Cửu Long công bố tình trạng sạt lở khẩn cấp bờ sông, sau An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Sóc Trăng và Bến Tre. Ngay trong hôm qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng một số Bộ và địa phương khẩn trương kiểm tra và có biện pháp khắc phục. Đi tìm lời giải cho bài toán khắc phục tình trạng sạt lở ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam có loạt bài viết nhan đề: “Mất cân bằng trên toàn hệ thống sông Mê Kông: Đồng bằng Sông Cửu long đang bị "nuốt" dần".

"Tiến trình đến Net zero của các nhà máy nhiệt điện than: Những khuyến nghị chính sách" - Bài 3 Loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” (06/12/2024)

Ngày phát hành 15:41 | 6/12/2024

Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai kỳ của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”, trong đó ghi nhận những nỗ lực bước đầu trong tiến trình chuyển đổi xanh của các nhà máy nhiệt điện truyền thống, thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Đáng kể là việc thay đổi diện mạo môi trường sinh thái như trồng cây xanh, cải tạo hệ thống xử lý chất thải; coi trọng công tác quản lý, vận hành để sử dụng hiệu quả tài nguyên than, tiết kiệm năng lượng. Cũng đã chỉ ra những khó khăn, thách thức căn bản trong việc chuyển đổi nhiên liệu từ “nâu” sang “xanh”, nghĩa là chuyển đổi từ việc đốt than sang sử dụng các loại nhiên liệu khác thay thế như biomass, amoniac, hydro xanh…
“Tiến trình đến Net zero của các nhà máy nhiệt điện than: Những khuyến nghị chính sách” là nội dung bài ba, cũng là bài cuối của loạt bài này sẽ được các PV Nguyên Long và Quang Huy tiếp tục chỉ ra các thách thức gắn với các giải pháp được đề xuất từ nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia.

Phóng sự: “Phá sản trên ngôi vị số 1” - Bài đầu tiên trong loạt bài “Nông nghiệp Tây Nguyên - Tìm động lực cho giai đoạn mới” (14/5/2019)

Phóng sự: “Phá sản trên ngôi vị số 1” - Bài đầu tiên trong loạt bài “Nông nghiệp Tây Nguyên - Tìm động lực cho giai đoạn mới” (14/5/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2019

Nông nghiệp, nông dân Tây Nguyên đang chìm trong khó khăn khi những ngành hàng chủ lực bị giảm sâu về giá trị. Là vùng cà phê robusta và hồ tiêu lớn nhất cả nước, thậm chí đứng nhất, nhì thế giới về năng suất và sản lượng, nhưng những sản phẩm nông nghiệp chủ lực không còn giúp được nông dân nâng cao đời sống. Cách làm nông ăn xổi cuốn theo vòng luẩn quẩn trồng-chặt … khiến hàng loạt nông dân phá sản, nợ xấu ngân hàng lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Điều này đòi hỏi cần phải nhìn rõ thách thức, tồn tại, tạo động lực cho nông nghiệp Tây Nguyên trong giai đoạn cạnh tranh quốc tế, để ngành này cạnh tranh thành công, xác lập được vị trí tương xứng với lợi thế. Nhóm phóng viên Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Nguyên thực hiện loạt phóng sự “Nông nghiệp Tây Nguyên - Tìm động lực cho giai đoạn mới”, mở đầu với phóng sự “Phá sản trên ngôi vị số 1”, đề cập tình thế khủng hoảng của 2 ngành chủ lực nhất Tây Nguyên.

“Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới” - Bài 2 Loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” (05/12/2024)

“Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới” - Bài 2 Loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” (05/12/2024)

Ngày phát hành 11:40 | 5/12/2024

Sản xuất và cung ứng “điện xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ tiến tới đưa phát thải ròng về “0” - tức là đưa phát thải khí carbon về “0” (Net zero). Để thực hiện mục tiêu này, kể từ sau cam kết tại COP26 (vào năm 2021), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trọng tâm là chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng sạch.
Như chúng tôi đã thông tin, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc “Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức cần được tháo gỡ để hiện thực hoá chủ trương này. Đây cũng là nội dung bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” được các PV Nguyên Long và Quang Huy đề cập, với nhan đề “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”.

Biển đảo Việt Nam ngày 20/11/2014: Bài thứ ba trong loạt bài "Trung Quốc đang từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông" với nhan đề "Toan tính nguy hiểm của Trung Quốc khi xây dựng căn cứ trên các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa"

Biển đảo Việt Nam ngày 20/11/2014: Bài thứ ba trong loạt bài

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2014

Biển đảo Việt Nam ngày 10/7/2014: Bài 1 "Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" trong loạt bài "Đấu tranh pháp lý, sức mạnh để giữ chủ quyền biển đảo

Biển đảo Việt Nam ngày 10/7/2014: Bài 1

Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2014

Phần hai của loạt bài: "Mất cân bằng trên toàn hệ thống sông Mê Kông: Khai thác cát thiếu kiểm soát, nguyên nhân chính gây sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long (26/9/2019)

Phần hai của loạt bài:

Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2019

Có lẽ chưa bao giờ người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long cảm thấy lo lắng và bất an trước tình trạng sạt lở như hiện nay. Sạt lở đang diễn ra ngày càng khốc liệt và bất thường, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân. Không chỉ An Giang, Đồng Tháp, khoảng 1 tuần nay, các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau và Long An cũng đã lần lượt công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở. Sạt lở bờ sông, bờ biển giờ đây không còn tuân theo quy luật tự nhiên. Liệu rằng, tình trạng thiếu hụt phù sa và khai thác cát thiếu kiểm soát thời gian qua có phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở trầm trọng như hiện nay?

Loạt bài Vững vàng trước thiên tai. Bài 3: Vững vàng trước thiên tai (05/10/2024)

 Loạt bài Vững vàng trước thiên tai. Bài 3: Vững vàng trước thiên tai (05/10/2024)

Ngày phát hành 17:39 | 8/10/2024


- Loạt bài Vững vàng trước thiên tai. Bài 3: Vững vàng trước thiên tai
- Giải pháp thúc đẩy phát triển tín chỉ các bon rừng
- Bắc Giang hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới

Phản hồi về loạt bài: “ Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên!” (PS 27/10/2023)

Phản hồi về loạt bài: “ Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên!” (PS 27/10/2023)

Ngày phát hành 10:1 | 27/10/2023

Loạt bài “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên!” của phóng viên Thanh Hà, thường trú khu vực Miền Trung, Đài TNVN đã được phát trên Kênh VOV1 trong chương trình Theo dòng Thời sự sáng 3 ngày 24, 25, 26 tháng 10 vừa qua. Loạt bài này cũng được đăng tải trên Báo Điện tử VOV tại địa chỉ vov.vn. Ngay sau khi phát sóng và đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Đài TNVN, loạt bài này đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá cao của thính giả, độc giả.

Những khó khăn nguy hiểm khi thực hiện loạt bài điều tra " Buôn lậu gia cầm tại các cửa khẩu Lạng Sơn" (18/12/2018)

Những khó khăn nguy hiểm khi thực hiện loạt bài điều tra

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2018

- Trao đổi với Phóng viên Xuân Lượng về loạt phóng sự liên quan đến Nạn vay nặng lãi ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh lân cận.
- Những khó khăn nguy hiểm khi thực hiện loạt bài điều tra " Buôn lậu gia cầm tại các cửa khẩu Lạng Sơn" của Phóng viên Tiến Cường, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại khu vực Đông Bắc.

Phản hồi về loạt bài: “ Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên!” (26/10/2023)

Phản hồi về loạt bài: “ Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên!” (26/10/2023)

Ngày phát hành 15:12 | 26/10/2023

Loạt bài “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên!” của phóng viên Thanh Hà, thường trú khu vực Miền Trung ngay sau khi phát sóng và đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Đài TNVN, đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá cao của thính giả, độc giả.

Loạt bài: Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM Bài 2 của loạt bài với nhan đề: “Người đứng đầu vào cuộc, dân đồng thuận”. (31/10/2023)

Loạt bài: Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM 
 Bài 2 của loạt bài với nhan đề: “Người đứng đầu vào cuộc, dân đồng thuận”. (31/10/2023)

Ngày phát hành 8:52 | 31/10/2023

Như đã nêu trong bài 1 của loạt bài “Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM”, việc đảm bảo lợi ích, công khai mình bạch thông tin đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân, từ đó tạo nên được “kỳ tích” trong công tác bàn giao mặt bằng cho các dự án giao thông trọng điểm. Một yếu tố rất quan trọng nữa là, sự vào cuộc của cấp ủy, của chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu đã giúp ý Đảng đến được với lòng dân. Vấn đề này sẽ được phóng viên Hà Khánh-Tỷ Huỳnh, thường trú tại TP.HCM nêu trong bài 2 của loạt bài với nhan đề: “Người đứng đầu vào cuộc, dân đồng thuận”.

1234567

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: