logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 116 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam sẽ thu hút FDI chọn lọc hơn (Thời sự trưa 4/10/2018)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam sẽ thu hút FDI chọn lọc hơn (Thời sự trưa 4/10/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2018

- Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 dành cả ngày thảo luận về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 10 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Nhân sự kiện này, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam có bài viết, nhan đề “Thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020:Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phủ sóng phát thanh trên vùng biển, đảo của ta”.
- Chủ trì Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với chủ đề “Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, khu vực đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam và đang đồng hành với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay từ 6,5% lên 6,8%.
- Mỹ đã quyết định rút ra khỏi 2 thỏa thuận quốc tế, sau một thời gian bị chính phủ Iran và Palestine đệ đơn kiện lên Tòa Công lý quốc tế về những chính sách bị coi là “thù địch” đối với hai quốc gia này.
- Ấn Độ khánh thành sân bay được xây dựng trên dãy Himalaya với độ cao hơn 1 nghìn 300 mét so với mực nước biển. Dự kiến, chuyến bay đầu tiên sẽ chính thức diễn ra vào hôm nay.

Tháo gỡ bất cập về chính sách bảo hiểm đối với doanh nghiệp FDI (17/12/2021)

Tháo gỡ bất cập về chính sách bảo hiểm đối với doanh nghiệp FDI (17/12/2021)

Ngày phát hành 11:2 | 17/12/2021

Những năm qua, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là điểm đến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 8 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuy chỉ chiếm 20% dân số, nhưng đóng góp 45% GDP của cả nước. Riêng thành phố Hồ Chí Minh được ví như "trụ cột phát triển" của cả vùng, chiếm 42% tổng dân số, 56% vốn đầu tư xã hội, và đóng góp 51% vào GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đáng chú ý, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn nhiều nhất trong cả nước. Theo đó, nguồn vốn FDI mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vào vùng chiếm gần một nửa tổng giá trị thu hút FDI của cả nước. Qua đó, giúp các địa phương này tăng thu ngân sách đồng thời tạo việc làm cho người dân. Để đảm bảo an sinh xã hội, các địa phương và doanh nghiệp FDI đều chú trọng thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN). Tuy nhiên, chính sách này còn có điểm bất cập cần sớm được tháo gỡ.

Thu hút FDI cần chuyển từ ưu đãi sang khuyến khích (7/9/2016)

Thu hút FDI cần chuyển từ ưu đãi sang khuyến khích (7/9/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2016

Khách mời là Luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Thu hút FDI chất lượng cao- triển vọng và thách thức (29/05/2022)

Thu hút FDI chất lượng cao- triển vọng và thách thức (29/05/2022)

Ngày phát hành 11:58 | 29/5/2022

Đến thời điểm này, đại dịch COVID 19 đã tạm lắng và hầu như các hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế đang trở lại bình thường và phục hồi. Nhiều động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đang quay trở lại dần như trước đại dịch Covid-19 và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có bước phục hồi và tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng dương của GDP trong những tháng đầu năm nay. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, 11,71 tỷ USD là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt nam trong 5 tháng đầu năm. Trong khi vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cũng cho thấy, dòng vốn đầu tư nước ngoài đã đi vào phục vụ các ngành sản xuất- kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế. Trong bối cảnh thế giới tiến vào kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Việt nam kiên định ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0, dòng vốn này đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, rất cần những cơ chế, chính sách để Việt nam thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề “Thu hút FDI chất lượng cao- triển vọng và thách thức”. Khách mời là ông Phan Hữu Thắng- nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư và ông Nguyễn Văn Toàn- Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Năm 2023 giải ngân vốn FDI cao kỷ lục- 23,18 tỷ USD

Năm 2023 giải ngân vốn FDI cao kỷ lục- 23,18 tỷ USD

Ngày phát hành 9:36 | 27/12/2023

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến 20/12/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn giải ngân khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong tổng vốn đăng ký hơn 36,6 tỷ USD, thì vốn đăng ký mới đạt gần 20,19 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ. Số dự án đăng ký mới cũng đạt 3.188 dự án, tăng 56,6%. Như vậy, cả dự án mới và vốn đăng ký mới đều tăng mạnh. Đây là một điểm rất đáng ghi nhận. Ngoài vốn đăng ký mới, năm 2023 cũng ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD. Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ. Nhờ quy mô vốn góp tăng nên dù lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần trong năm 2023 chỉ đạt 3.451 lượt, giảm 3,2% so với cùng kỳ, nhưng vốn góp lại tăng cao. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…), như TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước trong năm 2023. Năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Xét về đối tác, trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2022. Tiếp đến là Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới, Việt Nam cần thực thi nhiều giải pháp hiệu quả, như: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, xác định đúng định hướng thu hút đầu tư của thành phố trong từng thời kỳ, tăng cường hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, tạo bước chuyển thật sự về chất mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp, công dân nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cần đổi mới tư duy và chiến lược trong thu hút FDI để khắc phục những rủi ro tiềm ẩn (20/10/2017)

Cần đổi mới tư duy và chiến lược trong thu hút FDI để khắc phục những rủi ro tiềm ẩn (20/10/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2017

170 tỷ USD là tổng số vốn doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào nước ta 30 năm qua. Tuy vậy, việc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mục sự kiện và bàn luận với sự tham gia của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan sẽ bàn về nội dung này.

Quảng Ninh: “Bến đỗ” cho dòng vốn FDI thế hệ mới (16/7/2023)

Quảng Ninh: “Bến đỗ” cho dòng vốn FDI thế hệ mới (16/7/2023)

Ngày phát hành 11:49 | 16/7/2023

6 tháng đầu năm 2023, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Quảng Ninh đã gần đạt chỉ tiêu của cả năm. Liên tục là điểm đến của các dự án FDI thế hệ mới, Quảng Ninh không chỉ cho thấy đã đi đúng hướng trong hành trình trở thành một trung tâm công nghiệp chế biến chế tạo hàng đầu cả nước, mà còn giúp thúc đẩy chiến lược chuyển dịch “từ nâu sang xanh”, phát triển kinh tế xanh.

Sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Kỳ vọng gia tăng nguồn vốn FDI chất lượng cao, tạo chuỗi cung ứng bền vững hơn (01/08/2024)

Sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Kỳ vọng gia tăng nguồn vốn FDI chất lượng cao, tạo chuỗi cung ứng bền vững hơn  (01/08/2024)

Ngày phát hành 9:11 | 1/8/2024

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện nhất mà EU (với 27 nền kinh tế phát triển) đã ký kết với một nước đang phát triển là Việt Nam. Mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina và những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, song các kết quả Việt Nam đạt được (ở cả 3 chiều cạnh lớn, là: cải cách thể chế, thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư) sau 4 năm thực thi EVFTA là rất đáng ghi nhận. Là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống”, trong đó có thương mại và đầu tư, việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao từ EU để kết nối, tạo chuỗi cung ứng hàng hoá bền vững hơn là vấn đề đặt ra. PV Nguyên Long PV ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về nội dung này.

TP.HCM: làm gì để đón dòng vốn FDI dịch chuyển sau dịch bệnh Covid -19? (18/6/2020)

TP.HCM: làm gì để đón dòng vốn FDI dịch chuyển sau dịch bệnh Covid -19? (18/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2020

Dù vướng dịch bệnh Covid-19 nhưng trong 5 tháng đầu năm 2020, TPHCM vẫn thu hút được 1 tỷ 600 triệu USD vốn FDI. Theo dự báo, dịch Covid-19 khiến dòng vốn FDI sẽ có sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang một số nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Là nơi kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, TPHCM đã chuẩn bị gì để đón dòng vốn đầu tư này. Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TP.HCM có bài đề cập:

Long An hút FDI để kiến tạo không gian đô thị sinh thái (22/4/2023)

Long An hút FDI để kiến tạo không gian đô thị sinh thái (22/4/2023)

Ngày phát hành 16:48 | 22/4/2023

Tháng 3/2023, UBND tỉnh Long An tổ chức đoàn công tác đến một số quốc gia Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) nhằm quảng bá, mời gọi đầu tư, cho thấy sự năng động của chính quyền trong việc tìm kiếm sự quan tâm đầu tư từ các quốc gia phát triển. Động thái này cũng có ý nghĩa mang tính quyết định trong chiến lược của Long An nhằm duy trì vị trí tốp đầu về thu hút FDI ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cần thu hút các dự án FDI từ các nước có nền công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 (16/7/2018)

Cần thu hút các dự án FDI từ các nước có nền công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 (16/7/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2018

Giải pháp thu hút FDI chất lượng cao và thúc đẩy "cỗ xe tam mã": Động lực tăng trưởng 2023 (12/3/20223)

Giải pháp thu hút FDI chất lượng cao và thúc đẩy

Ngày phát hành 11:9 | 12/3/2023

Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Xây dựng tăng trưởng xanh ở Long An, góc nhìn từ nhà đầu tư FDI (5/12/2023)

Xây dựng tăng trưởng xanh ở Long An, góc nhìn từ nhà đầu tư FDI (5/12/2023)

Ngày phát hành 8:48 | 5/12/2023

Những năm qua, tỉnh Long An chú trọng khai thác đồng bộ và hiệu quả các lợi thế vượt trội của địa phương, đồng thời thực hiện vai trò và trách nhiệm của một động lực tăng trưởng của vùng. Từ đó, Long An nhiều năm liền nằm trong nhóm đầu của cả nước về thu hút FDI. Hiện nay, Long An thu hút đầu tư theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Nhiều nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư FDI cho rằng, Long An còn rất việc phải làm để họ tự tin rót vốn đầu tư bền vững.

Chính phủ với việc hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI (04/5/2021)

Chính phủ với việc hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI (04/5/2021)

Ngày phát hành 4:0 | 30/4/2021

Vốn đầu tư nước ngoài FDI không chỉ đem lại sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân, mà còn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Do đó, việc Chính phủ từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn có hiệu quả là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước

Các doanh nghiệp FDI mở rộng tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ (25/8/2023)

Các doanh nghiệp FDI mở rộng tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ (25/8/2023)

Ngày phát hành 16:55 | 25/8/2023

Sáng nay (25/8), Sở Công Thương TP.HCM phối hợp Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố (Hepza), Ban quản lý Khu công nghệ cao (SHTP) tổ chức Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2023 (SFS 2023). Hội nghị giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới, tiếp cận các doanh nghiệp FDI và các nhà sản xuất công nghiệp có chiến lược nội địa hóa về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từ đó tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

12345678

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: