Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 8:11 | 21/3/2022 Thủ tướng Nhật Bản thăm chính thức Ấn Độ và Campuchia, nhằm đẩy mạnh hơn nữa ảnh hưởng của Nhật Bản ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sự kiện đang thu hút sự chú ý của dư luận, đó là chuyến thăm 2 nước Ấn Độ và Campuchia của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Trong 2 ngày qua, ông Fumio Kishida đã có các cuộc gặp gỡ quan trọng với các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Campuchia. Đây cũng là chuyến thăm châu Á đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản kể từ khi ông nhậm chức. Trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào thúc đẩy các liên minh và nâng cấp năng lực phòng thủ nhằm bảo đảm an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, việc ông Fumio Kishida chọn Ấn Độ- đối tác quan trọng trong nhóm Bộ Tứ và Campuchia, nước đang giữ chức Chủ tịch ASEAN để thúc đẩy hợp tác mang tới nhiều thông điệp.
|
Ngày phát hành 6:34 | 12/7/2022 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa kết thúc chuyến thăm Indonesia, Thái Lan và Nhật
bản kéo dài gần 1 tuần. Trong chuyến thăm châu Á lần này, Ngoại
trưởng Mỹ tham dự hội nghị Nhóm Các nền kinh tế phát triển
và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), diễn ra ở In-đô-nê-xia và có một loạt
cuộc gặp quan trọng với các đồng minh và đối tác trong khu vực. Còn trong chuyến thăm chính thức Thái Lan đầu tiên của ông Antony Blinken trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, hai bên đã ký các thỏa thuận nhằm
tăng cường mối quan hệ vốn đã bền chặt của hai nước. Trong bối cảnh
chính quyền của tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực nhằm tái
khẳng định các liên minh của Mỹ trong khu vực và cam kết của Mỹ đối
với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chuyến thăm tới châu Á lần này của
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken là một minh chứng rõ ràng về những trọng
tâm trong chiến lược của Mỹ ở khu vực này. Chúng ta cùng nhìn lại chuyến thăm tới châu Á lần này của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken qua phân tích của chuyên gia phân tích quốc tế
Phạm Phú Phúc.
|
Ngày phát hành 19:5 | 26/5/2022 Cho ý kiến về Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đề xuất nhiều giải pháp quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 27 nhằm phát huy vai trò của từng quốc gia, tăng cường hợp tác để giải quyết những thách thức trong thời gian tới - Việt Nam nêu quan điểm về việc tham gia quá trình thảo luận Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng - Nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân Việt Nam tới đây sẽ giải quyết được những tồn tại để nông nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn - Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn dàn Kinh tế thế giới tại Đa-vốt, Thụy Sĩ bước vào ngày làm việc cuối cùng, với phiên thảo luận đặc biệt về Triển vọng việc làm toàn cầu
|
Ngày phát hành 11:10 | 26/12/2022 Năm 2022, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn , qua việc củng cố các mối liên kết. Việc một loạt các nước lớn như Mỹ, Canada, Hàn Quốc công bố chiến lược về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong năm nay cho
thấy, khu vực này tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự thế giới thế kỷ 21. Vậy, nội dung chiến lược của các nước như thế nào và sự tác động của nó đến an ninh khu vực ra sao đang là vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm. Cùng nhìn lại một năm đầy sôi động của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương qua nhận định của Tiến sĩ Lộc
Thị Thuỷ, Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
|
Ngày phát hành 20:53 | 5/1/2025 Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của các cường quốc năm 2024. Giới phân tích cho rằng: xu hướng tập hợp lực lượng với việc hình thành các tiểu liên minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thể hiện rõ nét trong năm 2024. Nói cách khác, chính quyền của Tổng thống Biden, đã xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực chặt chẽ và vững chắc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với sự ủng hộ mạnh mẽ của các đồng minh, nhằm đối trọng với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu tương lai các cơ chế hợp tác khu vực như Đối thoại an ninh 3 bên gồm Australia, Vương quốc Anh và Mỹ (AUKUS) và Đối thoại an ninh 4 bên gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia (QUAD), có thể phát triển mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump hay không? Dưới góc nhìn của một nhà lãnh đạo thực tế, ông Donald Trump sẽ thực hiện các chiến lược tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược gay gắt hiện nay như thế nào?
|
Ngày phát hành 13:17 | 17/9/2023 Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là chuyến thăm Bangladesh lần đầu tiên của một Tổng thống Pháp trong vòng hơn 3 thập kỷ qua. Chuyến thăm được đánh giá là lịch sử không chỉ nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và ngoại giao giữa hai nước mà còn thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Paris, trong bối cảnh vị thế và ảnh hưởng của Pháp đang suy giảm nghiêm trọng tại châu Phi. Góc nhìn của PV Anh Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Pháp.
|
Ngày phát hành 20:42 | 19/9/2021 Ngay sau khi bộ 3 gồm Mỹ - Anh - Australia bất ngờ công bố sự ra đời liên minh chiến lược mới có tên gọi AUKUS, châu Âu cũng nhanh chóng công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách bất ngờ không kém. Giới chức EU lý giải, động lực cho bước đi chiến lược này là do những căng thẳng tại các điểm nóng tại khu vực như Biển Đông, biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và thịnh vượng của châu Âu. Thế nhưng có ý kiến cho rằng, bước đi của EU thực tế là nhằm đáp lại động thái lập liên minh riêng mà khối này chỉ trích là “phản bội sau lưng” của đồng minh Mỹ.
Vậy chiến lược mới của EU có gì đáng chú ý và sẽ tác động như thế nào đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ giữa các đồng minh phương Tây?
|
Ngày phát hành 15:48 | 24/5/2022 Trong chuyến thăm Nhật Bản vừa diễn ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một khuôn khổ mới nhằm thể hiện các cam kết về kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) nhằm mục đích làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại giữa Mỹ và 12 quốc gia trong khu vực nhằm nâng cao vai trò của Washington kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
|
Ngày phát hành 7:36 | 25/5/2022 Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng lãnh đạo các nước khác thuộc nhóm Bộ Tứ bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Australia ngày 24/05 đã nhóm họp tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Các bên đã ra tuyên bố khẳng định cam kết đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm và có khả năng phục hồi.
|
Ngày phát hành 7:55 | 19/6/2022 Trong tuần sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế chính là Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ. Trong bối cảnh địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp, việc Ấn Độ đẩy mạnh mục tiêu “xích lại gần hơn nữa với ASEAN, xây dựng cầu nối Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương giảm thiểu bất ổn địa chính trị” cho thấy vai trò quan trọng của ASEAN và tham vọng củng cố hơn nữa vị thế cường quốc của Ấn Độ trong khu vực.
|
Ngày phát hành 16:30 | 13/9/2023 - Mỹ nhấn mạnh ủng hộ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cam kết tập trung nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế - Malaysia triển khai nhiều sáng kiến giải quyết tình trạng thất nghiệp
|
Ngày phát hành 9:55 | 13/6/2021 Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Australia đã có cuộc gặp chớp nhoáng tại Anh để trao đổi về tình hình bất ổn đang leo thang trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
|
Ngày phát hành 16:41 | 2/8/2022 -Việt Nam có thể là tiếng nói quan trọng trong đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia: Ý nghĩa và vai trò của quá trình giải quyết vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
|
Ngày phát hành 9:40 | 12/9/2022 Bộ trưởng 14 nước tham gia đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) vừa nhất trí khởi động các cuộc đàm phán chính thức về một trật tự kinh tế dựa trên các quy tắc trong khu vực tăng trưởng năng động. Gần 4 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố trong chuyến thăm Nhật Bản, tuyên bố chung mà các bộ trưởng đưa ra tại hội nghị đầu tiên của IPEF cho thấy sự đồng thuận và cam kết của các bên tham gia đàm phán,
hướng tới việc sớm ký kết thoả thuận này. Vậy, với những nỗ lực của các bên tham gia IPEF, sáng kiến mới này của Mỹ liệu sẽ sớm hiện thực hoá và đâu là những thách thức trong quá trình đàm phán? Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn phân tích vấn đề này.
|
Ngày phát hành 16:23 | 24/4/2024 Một ASEAN đoàn kết và mạnh mẽ có thể đóng vai trò mang tính xây dựng trong cấu trúc khu vực đang nổi lên ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là khẳng định được Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar đưa ra ngày 23/4 trong bài phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ nhất (AFF-2024).
|