Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020 - Họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành cần có giải pháp mạnh mẽ về những vấn đề nóng như là phòng, chống xâm hại trẻ em, hay vấn đề giá thịt lợn vẫn tiếp tục tăng cao. - Mới bước vào đầu mùa mưa nhưng tình trạng sạt lở ven sông, rạch ở vùng ĐBSCL đã liên tục báo động với những dấu hiệu nguy hiểm. - Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể tự nhận "nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm" khi không đảm bảo tiến độ triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. - Cảnh báo nguy cơ siêu lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 trước các cuộc biểu tình “chống phân biệt chủng tộc” đang lan rộng ra khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây. - Mời Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hay không? tiếp tục trở thành đề tài gây tranh cãi giữa các nước thành viên trong nhóm.
|
Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2020 Mùa khô năm nay, ĐBSCL đối diện với hạn mặn khốc liệt, ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân ở vùng đất được xem là rất trù phú và thuận lợi. Liệu có phải từ nay trở đi khu vực này sẽ càng ngày càng khan hiếm nước? Về lâu dài nên chọn lối đi nào cho một vùng đất mệnh danh là miền sông nước trù phú? Hạn mặn gay gắt ở ĐBSCL đặt ra yêu cầu bức thiết về một chiến lược ứng phó thích hợp để đảm bảo vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia phát triển bền vững. Giáo sư – Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng, chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT bàn về nội dung này.
|
Ngày phát hành 14:8 | 3/11/2021 Theo kế hoạch, hôm nay Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Pháp. Báo chí Pháp đưa tin đậm nét sự kiện này và nhận định: Việt Nam có thể là cầu nối giữa châu Á và châu Âu cả về chính trị và kinh tế. - Thường trực Ban bí thư và Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15. - Số ca mắc mới Covid-19 liên tục tăng, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh trong tình hình mới. - Austraylia trở thành quốc gia thứ 8 phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. - Lãnh đạo hơn 100 quốc gia, trong đó có Braxin, Trung Quốc, Nga, Mỹ, cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Trong khi khoảng 100 quốc gia cam kết cắt giảm phát thải khí mê-tan như một phần của nỗ lực ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.
|
Ngày phát hành 19:46 | 28/2/2022 Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ - 13 tỉnh thành phố khu vực ĐBSCL liên kết, hợp tác phục hồi ngành du lịch hậu covid 19 - Nga không đưa ra lập trường chính thức trước cuộc đàm phán với Ukraine đang diễn ra ở Belarus - Liên quan đến người Việt tại Ukraine, Cục Hàng không Việt Nam huy động nguồn lực, sẵn sàng đưa người Việt tại Ukraine về nước - Ai Cập tăng phí vận chuyển qua Kênh đào Suez từ tháng 3
|
Ngày phát hành 16:26 | 9/8/2023 Đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước cùng rất nhiều mặt hàng khác, thế nhưng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL vẫn còn những hạn chế. Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia, nhà quản lý chỉ ra là hạ tầng giao thông vận tải thiếu đồng bộ, đặc biệt là khu vực chưa có cảng biển đầu mối, tất cả hàng hoá xuất, nhập khẩu phải thông qua các cảng biển ở vùng Đông Nam bộ. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng được cho là cấp thiết, để sớm tháo gỡ điểm nghẽn, đưa vùng đất “Chín Rồng” cất cánh, tiệm cận với các vùng kinh tế trong nước và khu vực.
|
Ngày phát hành 18:16 | 30/1/2021 Những ngày qua, nhân dân ở ĐBSCL luôn dõi theo diễn biến của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và đặt kỳ vọng vào Đại hội lần này, Đảng ta sẽ tiếp tục đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ mới để tiếp tục xây dựng và đưa đất nước ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. Nhóm phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL đã ghi nhận một số ý kiến gửi gắm lên Đại hội Đảng lần thứ XIII này như sau:
|
Ngày phát hành 16:36 | 20/8/2023 Rạng sáng ngày 20/8/2023, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) và các đơn vị liên quan đã đóng điện thành công máy biến áp liên lạc 500/220kV tại Sân phân phối 500/220kV Long Phú và các đường dây 500kV và 220kV đấu nối vào sân phân phối. Việc hoàn thành dự án này sẽ giúp tiếp nhận công suất phát từ các nhà máy điện năng lượng mặt trời, nhà máy điện gió trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lên lưới điện 500kV quốc gia.
Cùng với đó, việc hoàn thành lắp đặt máy biến áp và các đường dây truyền tải đấu nối từ Sân phân phối sẽ đảm bảo kết lưới khu vực ổn định cung cấp điện cho các phụ tải vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Tây Nam Bộ, hỗ trợ vận hành linh hoạt và khai thác hiệu quả hệ thống điện khu vực miền Nam.
Dự án Lắp máy biến áp liên lạc 500/220kV tại sân phân phối 500/220 kV Long Phú là công trình năng lượng cấp đặc biệt, nhóm B, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, Ban QLDA các công trình điện miền Nam quản lý điều hành dự án, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 thiết kế, Công ty Truyền tải điện 4 tiếp nhận vận hành.
Dự án có quy mô đầu tư xây dựng: Lắp đặt 01 máy biến áp 500/220/22kV - 600MVA (AT1) tại vị trí dự phòng sẵn trong sân phân phối 500/220 kV Long Phú. Phía 22kV bổ sung 01 máy biến áp tự dùng 22/0,4kV - 560kVA đấu nối vào phía 22kV của máy biến áp AT1. Hoàn thiện hệ thống điều khiển - bảo vệ phù hợp với thiết bị lắp mới.
Dự án Sân phân phối 500/220kV Long Phú do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư; Dự án Lắp máy biến áp liên lạc 500/220 kV tại sân phân phối 500/220 kV Long Phú do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư. Hiện công trình này đang trong quá trình bàn giao cho EVNNPT./.
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/6/2020 Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ, du lịch rơi vào tình trạng “đóng băng”. 4 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến ĐBSCL giảm gần 42%, khách lưu trú giảm 50%, tổng doanh thu giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tiềm năng dồi dào và là điểm đến an toàn, để kích cầu du lịch sau dịch Covid-19, nhiều địa phương tại ĐBSCL đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi lại ngành công nghiệp không khói này. Nhóm phóng viên tại ĐBSCL thực hiện loạt bài “ĐBSCL nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp không khói sau dịch bệnh Covid-19”.
|
Ngày phát hành 16:39 | 30/6/2022 Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã rất nỗ lực xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL. Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 được tổ chức cuối tháng 6 vừa qua là quy hoạch vùng đầu tiên được ban hành theo Luật Quy hoạch, thể hiện “tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới” cho tương lai phát triển vùng ĐBSCL, nhất là trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
|
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2020 - Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu Long xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường lớn thông qua hội nghị kết nối giao thương diễn ra hôm nay tại Cà Mau. - Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam vào ngày 21/12 tới. - Nga bắt giữ một nhà vật lý thuộc Viện Khí động học Trung ương với cáo buộc phản quốc, chuyển tài liệu mật về ngành hàng không ra nước ngoài. - Nhiều quốc gia đang dốc toàn lực chuẩn bị cho "sứ mệnh thế kỷ" phân phối vắc xin COVID-19.
|
Ngày phát hành 9:53 | 25/1/2024 Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long và Nghị quyết, kế hoạch của các địa phương đã là luồng gió mới tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội (nói chung) và sản xuất nông nghiệp (nói riêng) của vùng không ngừng phát triển, đời sống người nông dân đã vươn lên.
|
Ngày phát hành 14:49 | 7/4/2021 - Thưa quý vị! Biến đổi khí hậu và thiên tai cực đoan đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long- một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. - Trong đó, thấy rõ nhất là những tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm gia tăng dịch bệnh... - Do đó, để thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng với các giải pháp đồng bộ khác, giờ đây, sản xuất nông nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải tính đến bài toán chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây cũng là nội dung được chuyển tới quý thính giả trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.
|
Ngày phát hành 16:23 | 3/7/2022 Thời gian gần đây, giá gạo thế giới có xu hướng tăng cao. Điều này ít nhiều tác động đến thị trường lúa gạo trong khu vực ĐBSCL. Thế nhưng thu nhập của nông dân thực chất không tăng.
|
Ngày phát hành 10:41 | 19/4/2024 Hợp tác công tư ngành hàng lúa gạo trong đề án một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp sẽ góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam và nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo, tăng cường thu hút đầu tư, tạo ra giá trị cho người dân và ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ chế, chính sách để thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL thì cần sự nỗ lực và cam kết hành động quyết liệt từ khối công (nhà nước), khối tư (nông dân, doanh nghiệp) và các đối tác (các tổ chức quốc tế) trong quá trình triển khai để phát triển bền vững sản xuất lúa gạo, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050:
|
Ngày phát hành 15:44 | 25/2/2022 Sáng nay, tại thành phố Cần Thơ, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Tổng kết ngành cá tra năm 2021, đồng thời triển khai kế hoạch năm 2022. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo Hội nghị.
|