Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 9:18 | 29/9/2023 Đã 10 ngày kể từ khi quân đội Azerbaijan bất ngờ mở chiến dịch chống khủng bố nhằm vào lực lượng ly khai thân Armenia tại Nagorno-Karabakh và đã giành được thắng lợi một cách nhanh chóng. Với vai trò trung gian của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Nga, đại diện Azerbaijan và lực lượng thân Armenia tại vùng lãnh thổ này đã đạt thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch. Đáng chú ý, lực lượng ly khai vùng Nagorno-Karabakh sau khi quyết định ngừng bắn đã giải tán lực lượng và chấp nhận đàm phán sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Azerbaijan sau hơn 3 thập kỷ kiểm soát. Những diễn biến mới này đang báo hiệu những thay đổi địa chính trị nào tại khu vực này?
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2015
|
Ngày phát hành 8:46 | 20/9/2021 Việc Mỹ, Anh và Australia mới đây ký kết Hiệp định Đối tác an ninh 3 bên – còn gọi là Liên minh Aukus cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục củng cố chính sách xoay trục sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền tiền nhiệm, đồng thời khẳng định trí trung tâm của khu vực trong cục diện kinh tế, chính trị, an ninh toàn cầu. Dù tới thời điểm này, có rất ít thông tin về việc Aukus sẽ hoạt động ra sao và nhưng giới phân tích đều dự đoán liên minh an ninh – quân sự này sẽ gồm những thiết chế đi kèm như thế nào, nhưng giới phân tích cho rằng Aukus sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ trong khu vực, từ quan hệ cạnh tranh nước lớn cho tới hoạt động của các cơ chế an ninh hiện có, ví dụ như Bộ tứ Kim Cương. Cuộc trao đổi với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó tổng Thư ký ASEAN sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
|
Ngày phát hành 9:41 | 5/6/2023 Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 vừa khép lại tại Singapore hôm qua( 4/6) với một loạt các nội dung thảo luận nóng. Đúng như dự đoán của giới phân tích, đã không có một cuộc gặp song phương Mỹ-Trung như kỳ vọng. Cả Mỹ và Trung Quốc đều bộc lộ những tham vọng mới của mình nhằm tranh giành ảnh hưởng tại khu vực. Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc liên tục chỉ trích nhau thông qua các bài phát biểu tại Đối thoại ShangriLa cho thấy đối đầu Mỹ-Trung dường như càng ngày càng tăng nhiệt. Giới phân tích lo ngại hai bên có thể “chạm các lằn ranh đỏ” lẫn nhau có thể khiến cho việc quản trị rủi ro và xung đột không còn hiệu quả. Phóng viên Phương Anh, người vừa có mặt tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 phân tích nội dung này.
|
Ngày phát hành 8:20 | 29/5/2023 Cách đây ít giờ đồng hồ, vòng hai của cuộc bầu cử Tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra được người giành chiến thắng trong một cuộc đua đầy gay cấn. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã buộc phải tổ chức bầu cử Tổng thống vòng 2 khi hai ứng cử viên là Tổng thống đương nhiệm Erdogan và đối thủ là ông Kemal Kilicdaroglu không được quá bán số phiếu bầu. Và trong một tỷ lệ khá xít xao, Tổng thống đương nhiệm Erdogan đã giành chiến thắng. Tái đắc cử trong một cuộc đua đầy gay cấn, Tổng thống đương nhiệm Erdogan sẽ phải đối mặt với thử thách gì, trong bối cảnh đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến sự mâu thuẫn gay gắt giữa địa chính trị và kinh tế?
|
Ngày phát hành 8:4 | 11/7/2022 Tình hình chính trị tại Srilan Ka đang nóng lên khi Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Sri Lanka cũng đã tuyên bố từ chức. Trước đó, hàng nghìn người biểu tình giận dữ xông vào tư dinh của Tổng thống, buộc ông phải đi lánh nạn. Tình trạng căng thẳng hiện nay đã buộc Quốc hội Sri Lanka phải chỉ định Tổng thống tạm quyền trong vòng 7 ngày, tức là ngay trong tuần tới. Điều đáng chú ý là căng thẳng hiện nay không chỉ đẩy Sri Lanka vào bất ổn chính trị kéo dài mà còn có thể khiến cạnh tranh địa chính trị Nam Á thêm khốc liệt, khi cả Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đều có ảnh hưởng sâu rộng tại quốc gia này. Vậy, chính phủ mới của Sri Lanka sẽ “xoay trục” về ai?
|
Ngày phát hành 13:5 | 25/5/2021 Bắc Cực đang nóng dần lên theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dễ dàng nhận thấy bên cạnh hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thăm dò tài nguyên, các nước trong khu vực cũng từng bước tăng cường hiện diện quân sự nhằm khẳng định chủ quyền và bảo đảm những lợi ích riêng tại khu vực Bắc Cực. Tại hội nghị cấp ngoại trưởng ở Ai-xơ-len tuần trước, các nước đã lần đầu thống nhất được một tuyên bố chung quan trọng với 7 mục tiêu nhằm đẩy mạnh hơn nữa tăng trưởng bền vững ở Bắc Cực. Song những mục tiêu này liệu đã quản lý được cuộc đua đang tăng tốc của các nước tới khu vực này?
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2016 Trao đổi với Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người từng có thời gian dài làm việc tại Trung Đông để phân tích rõ hơn nội dung này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2014
|
Ngày phát hành 15:17 | 16/1/2025 Gần đây, cái tên Greenland lại một lần nữa thu hút sự chú ý quốc tế khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bày tỏ mong muốn biến hòn đảo này thành một phần của nước Mỹ. Không chỉ là ý tưởng thoáng qua, ý định của ông Trump đã dấy lên nhiều tranh luận về chủ quyền, lợi ích kinh tế và chiến lược địa chính trị trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu gia tăng. Liệu tham vọng này có khả thi? Đâu là ý nghĩa thực sự đằng sau mối quan tâm của Mỹ đến hòn đảo này?
|
Ngày phát hành 7:51 | 7/12/2023 Trong 3 ngày từ 4-6/12, Hội nghị Thượng đỉnh Công nghệ Toàn cầu năm 2023 diễn ra tại Thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Với chủ đề “Địa chính trị công nghệ”, hội nghị thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, học giả trong lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới. Trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới đang có rất nhiều biến động, công nghệ ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh quốc gia. Bởi thế các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề địa chính trị và chính sách liên quan đến công nghệ mới.
|
Ngày phát hành 9:39 | 17/1/2022 Ngoại trưởng Trung Quốc vừa kết thúc
chuyến thăm Sri Lanka, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 5
quốc gia châu Phi, Nam Thái Bình Dương và Nam Á. Tại Sri Lanka, ông
Vương Nghị đã dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung
Quốc-Srilan Ka và 70 năm ngày ký kết Hiệp ước Cao su-Gạo, văn bản khởi đầu
cho mối quan hệ bang giao Trung Quốc - Sri Lanka. Điểm đáng chú ý là, trong
khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Sri Lanka đã
đề nghị Trung Quốc hoãn nợ cho quốc gia này. Sri Lanka là một
trong những quốc gia “mắt xích” quan trọng trong sáng kiến Vành đai-Con
đường của Trung Quốc. Dư luận nước này đã từng tranh cãi rất nhiều về
việc “có hay không” việc chính phủ Sri Lanka cho Trung Quốc thuê một cảng
biến lớn trong 198 năm. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ theo dõi khu vực Nam Á phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2020 Một loạt động thái căng thẳng mới đây trong quan hệ Mỹ-Trung đặt địa chính trị quốc tế trước một sự bất ổn mới. Cụm từ « chưa từng có tiền lệ » được giới phân tích quốc tế nhắc nhiều lần khi mô tả việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng lãnh sự quán ở Houston, cũng như những phản ứng đáp trả từ Trung Quốc, cho thấy dường như quan hệ Mỹ-Trung sắp «chạm đáy » và triển vọng đối thoại giữa hai bên đã trở nên xa vời. Cần hiểu bản chất của các hành động đối đầu trực diện Mỹ-Trung như thế nào và tác động của nó tới đời sống chính trị quốc tế ra sao trong những ngày tới? BTV Quỳnh Hoa có cuộc trao đổi với TS Phạm Cao Cường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam để làm rõ hơn về nội dung này.
|
Ngày phát hành 9:26 | 6/4/2021 Bất chấp đại dịch Covid-19 làm “đóng băng” nhiều hoạt động của đời sống xã hội thế giới, có thể thấy chỉ trong hơn hai tháng qua, môi trường ngoại giao quốc tế trở nên sôi động hơn. Mỹ và Trung Quốc vẫn là tâm điểm chú ý của thế giới. Với nhiều động thái, Mỹ làm "hồi sinh" các liên minh truyền thống vốn bị suy yếu trong 4 năm qua, Trung Quốc cũng tìm kiếm các đối tác, củng cố các mối quan hệ đối tác mới, thể hiện tham vọng “cầm trịch”trong các vấn đề toàn cầu... 3 tháng đầu năm 2021, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các trục đối trọng Mỹ - phương Tây với một bên là Nga-Trung càng gay gắt hơn. Cạnh tranh nước lớn đang diễn ra như thế nào, sự dịch chuyển tập hợp lực lượng hiện nay tác động đến tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương ra sao? Tác động của nó tới khu vực ASEAN và Việt Nam chúng ta như thế nào?
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2020 Khách mời: bà Nguyễn Đỗ Sinh - Nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh.
|