Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020 Thế giới đang đối phó với dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, Liên hợp quốc nhiều lần kêu gọi đình chiến trên toàn cầu để các nước đang bị chiến tranh tàn phá tập trung chống chọi với đại dịch Covid-19. Liên hợp quốc mới đây chuyển đi một thông điệp đáng chú ý trên Twitter: “Nếu bất kỳ ai cần một lý do gì để ngừng các cuộc chiến vô nghĩa vào lúc này, thì Covid-19 là câu trả lời cho tất cả”. Tuy nhiên, thực tế, nhiều cuộc xung đột vẫn còn tiếp diễn và chiến trường Afghanistan là một ví dụ. Các cuộc đụng độ giữa lực lượng Taliban và quân đội Afghanistan liên tục xảy ra, nguy cơ đàm phán hòa bình đổ vỡ là diễn biến đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan nhanh. Căng thẳng ở các “điểm nóng” cũng cho thấy, dường như ý định chính trị của các bên xung đột vẫn được đặt cao hơn sinh mạng người dân. Trao đổi với PV Phan Tùng – thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020 Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, ngày hôm qua (14/4), liên tiếp 2 HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hai Tuyên bố chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19 đạt được tại hai Hội nghị cấp cao một lần nữa đã làm “bừng sáng tinh thần đoàn kết của cộng đồng ASEAN, tương thân, tương ái, cùng kề vai vượt qua khó khăn”, đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành một trong những thách thức phi truyền thống chưa từng có đối với khu vực, việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã quyết tâm khắc phục điều kiện khó khăn, tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm, sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó với các thách thức mới nổi hiện nay. Khách mời là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích sâu về thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam thể hiện qua các sự kiện lần này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2020 Liên tiếp thời gian gần đây thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020. Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ viết thư kêu gọi điền chủ nông dân tham gia HTX và trở thành ngày truyền thống HTX Việt Nam, 2 vị khách mời bàn luận về vấn đề này là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
|
Ngày phát hành 0:0 | 6/7/2020 - Chiến dịch tìm bạn tâm thư cho người cao tuổi tại các cơ sở dưỡng lão Victoria ở Mỹ. - Ấn Độ mở cửa lại đền Taj Mahal, bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
|
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2020 Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước. Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2020 Sau 3 tháng hoành hành, dịch COVID-19 tiếp tục đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới. Đã xuất hiện nhiều lo ngại về sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu, trong đó viễn cảnh tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020 chỉ đạt khoảng 1,5%. Các chuyên gia thì đánh giá, những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 đang và sẽ gây ra cho kinh tế toàn cầu cũng giống như một “cuộc chiến tranh kinh tế giữa thời bình”. Trước những kịch bản xấu và vô cùng khó lường, hàng loạt quốc gia, khu vực - trong đó có cả nền kinh tế số 1 là Mỹ đã phải đưa ra những gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp. Liệu những động thái này đã đủ để giúp nền kinh tế toàn cầu hạn chế thấp nhất các thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra? Chuyên gia kinh tế Trần Toàn Thắng sẽ giúp thính giả có câu trả lời về nội dung này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 13/8/2020 - Doanh nghiệp du lịch cần sự “tiếp sức” của Chính phủ trong hoàn cảnh mới thông qua sự hỗ trợ về mặt tài chính để phục hồi ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. - Những kết quả khả quan của công cuộc vận động xóa nhà tạm cho hộ nghèo theo quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ, giúp hàng nghìn hộ gia đình thoát khỏi cảnh nhà cửa dột nát. - Xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: niềm vui của người dân khi được vay vốn làm kinh tế, phát triển sản xuất, chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo.
|
Ngày phát hành 22:0 | 31/5/2021 Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới chứng kiến ngành du lịch gần như bị tê liệt. Mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều đang nỗ lực thắt chặt các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đang trên đà phục hồi sau 3 đợt dịch Covid-19, ngành du lịch nước ta lại tiếp tục gặp vô vàn khó khăn khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát vào đúng mùa du lịch hè, thời điểm được mong đợi sẽ tạo đà để ngành du lịch hồi sinh. Vậy, trong cơn khủng hoảng này, ngành du lịch Việt Nam cần có những giải pháp như thế nào để tháo gỡ; cũng như cần phải làm gì để có được định hướng tái cơ cấu cho ngành du lịch sau đại dịch? Trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, chúng tôi mời ông Nguyễn Công Hoan - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Flamingo Redtours, đồng thời là Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao đổi về chủ đề Gỡ khó cho doanh nghiệp du lịch.
|
Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2020 - Toàn cảnh thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến kéo dài. - Khám phá Cuốn sách "Nơi đầu sóng - Mắt trùng khơi" của 2 tác giả Lữ Mai và Trần Thành. - Những kinh nghiệm, phương pháp tiếp cận và dạy con hiệu quả, hợp lý trong lứa tuổi teen. - Google triển khai nhiều công cụ công nghệ cao hỗ trợ cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. - Câu chuyện về Quán café dành cho trẻ mồ côi ở bang Texas, Mỹ.
|
Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2020 7 tháng vừa qua của năm 2020, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 22,3 tỷ USD nhưng ngành nông nghiệp vẫn đặt ra mục tiêu dự kiến tăng trưởng toàn ngành phấn đấu đạt 2,6 - 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt khoảng 41 tỷ USD. Tuy nhiên, thời gian tới, những khó khăn, thách thức sẽ rất lớn và gay gắt tác động đến ngành nông nghiệp như: đại dịch Covid-19 tái phát trở lại trong cộng đồng cũng như diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới; tình hình thiên tai khó lường, đặc biệt bước vào tâm điểm mùa mưa bão đe dọa sản xuất, kinh tế, đời sống của người dân; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản diễn biến phức tạp... Vì vậy, để giữ vững mục tiêu tăng trưởng, ngành nông nghiệp cần tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ và tháo gỡ những khó khăn. Đây cũng là nội dung Câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy.
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2020 Đại dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới. Những ngày qua, các nước ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi đang phải đối mặt với sự lây lan của đại dịch này. Vừa qua, Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập (VOV - Cairo) đã có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Việt Nam tại Qatar (Ca-ta) Nguyễn Đình Thao nhằm tìm hiểu tình hình dịch Covid-19 tại đất nước này và tác động đối với cộng đồng người Việt Nam ở sở tại. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn:
|
Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2020 Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, Covid-19 đã làm mất 300 triệu việc làm trên thế giới hiện nay. Tại nhiều nước, người ta bắt đầu thấy việc sa thải lao động liên quan đến phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Nguyên nhân là vì những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất như bán hàng, khách sạn, du lịch, là những lĩnh vực phụ nữ tham gia là chủ yếu. Làm thế nào tháo gỡ khó khăn trong việc làm và thu nhập với lao động nữ hiện nay. Đó là những giải pháp nào? Chúng tôi bàn về câu chuyện này với bà Lê Thu Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ.
|
Ngày phát hành 7:51 | 30/7/2021 Các tầng lớp nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ lời kêu gọi phòng, chống đại dịch COVID-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. - Thí điểm rút gọn quy trình tiêm chủng Covid-19 ở TPHCM. - TPHCM vừa qui định các ca F0 mới phát hiện, không triệu chứng
thì không cần cách ly tập trung. - Hà Nội vừa thống nhất ban hành mẫu giấy đi lại trong
thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. - Tỉnh Quảng Ngãi và Lâm Đồng dừng tiếp nhận người tự ý về quê
tránh dịch, còn tỉnh Thừa Thiên Huế tạm dừng đón người dân về từ TPHCM. - Hàn Quốc thúc đẩy sáng kiến đoàn tụ trực tuyến với Triều Tiên. - Nga phạt Google hơn 40.000 đôla Mỹ vì vi phạm luật dữ liệu cá nhân.
|
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020 Những giờ qua, châu Âu đang tiếp tục “oằn mình” tìm ra những giải pháp để ứng phó với dịch Covid-19 đang càng lúc càng diễn biến phức tạp, với con số người chết và ca nhiễm mới tiếp tục tăng nhanh. Trong giải pháp mới nhất, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đóng cửa toàn bộ biên giới trên bộ, trên biển và trên không của khối này trong vòng 30 ngày; còn trước đó là việc chi 25 tỷ Euro để ứng phó khủng hoảng. Dường như, sau nhiều ngày có những biện pháp rời rạc của từng quốc gia, châu Âu đã bắt đầu có một sự thống nhất giữa các nước thành viên để ứng phó với dịch bệnh. Thế nhưng dư luận vẫn đặt câu hỏi: Chỉ với những giải pháp này, châu Âu đã có thể chứng minh sự đoàn kết của khối giữa cơn khủng hoảng hay chưa? Và rằng, đại dịch Covid-19 sẽ còn bộc lộ những khác biệt, chia rẽ vẫn đang tồn tại trong nội bộ EU. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu về vấn đề này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2020 Đã có hàng loạt nước từ Mỹ Latinh, Trung Đông, châu Á đặt hàng mua cả tỉ liều vắc-xin Sputnik V do Nga phát triển và vừa được Bộ Y tế nước này chứng nhận ngày hôm qua. Sự “thần tốc” mà nền y học của Nga vừa đạt được cho thấy rõ nỗ lực và quyết tâm của nước này trong việc nhanh chóng tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả cho toàn cầu trong việc ngăn ngừa đại dịch Covid-19. Tổng hợp của Biên tập viên Phương Anh.
|