logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 274 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Giải pháp ứng phó với hạn mặn và sạt lở ở ĐBSCL (6/3/2020)

Giải pháp ứng phó với hạn mặn và sạt lở ở ĐBSCL (6/3/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2020

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với hạn mặn, tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng tăng, gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân sống ven các con sông lớn, ven biển. Để ứng phó tình trạng này, thời gian qua đã có nhiều công trình và phi công trình được áp dụng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Đã đến lúc cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách tổng thể, khoa học về nguyên nhân sạt lở để có những giải pháp mang tính đồng bộ hơn. GS-TS Lê Mạnh Hùng, nguyên giám đốc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng bàn về những giải pháp để hạn chế hiện tượng này.

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 8/3/2020: Thủ tướng làm việc với các tỉnh ĐBSCL về hạn hán, xâm nhập mặn.

THỜI SỰ 21H30 ĐÊM 8/3/2020: Thủ tướng làm việc với các tỉnh ĐBSCL về hạn hán, xâm nhập mặn.

Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020

- Làm việc với lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương xử lý kịp thời tình hình hạn mặn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân.
- Bộ Y tế công bố thêm một ca nhiễm Covid-19 mới là du khách người Anh đi cùng chuyến bay với nữ bệnh nhân ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
- Chiều tối nay, đến thăm và kiểm tra công tác chống dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, nơi đang điều trị 9 bệnh nhân dương tính với Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bệnh viện theo dõi sát bệnh nhân, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
- Trên thế giới, nhiều nước tiếp tục công bố các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Chính phủ Italia đã chính thức phong tỏa một phần tư dân số để ngăn dịch Covid-19. Còn Hàn Quốc thì quyết định đình chỉ tạm thời việc miễn trừ thị thực đối với người Nhật Bản bắt đầu từ 0 giờ ngày mai.

Thời sự trưa ngày 29/01/2015: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Viện Lúa ĐBSCL

Thời sự trưa ngày 29/01/2015: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Viện Lúa ĐBSCL

Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2015

- Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Ngành tổ chức xây dựng Đảng cần tiếp tục hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ ở các cơ quan tham mưu cấp chiến lược và cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Trao Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nhân Kỷ niệm 38 năm thành lập, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, Viện cần tiếp tục vươn lên làm chủ công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ sinh học, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, để chọn tạo ra nhiều giống lúa, cây trồng và qui trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, phù hợp với điều kiện ĐBSCL và đất nước.
- Bộ Y tế khuyến cáo, nguy cơ dịch bệnh sởi, Rubella, H7N9 lây lan, bùng phát tại cộng đồng.
- 77% người Việt Nam để dành tiền nhàn rỗi vào tiết kiệm
- Sau loạt bài điều tra “Sai phạm trong quản lý đất đai ở thành phố Đà Nẵng - Cán bộ gian đối, dân mất lòng tin” mà Đài TNVN phát sóng gần đây, sáng nay, UBND thành phố Đà Nẵng họp báo cho biết xử lý nhiều cán bộ, viên chức sai phạm.
- Trung Quốc - Hàn Quốc nối lại đàm phán phân định biên giới trên biển.
- Ucraina tiếp tục xảy ra xung đột nghiêm trọng.
- Gioóc-đa-ni đề nghị IS cung cấp bằng chứng con tin còn sống.
- Bảy nước bị tạm tước quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Gần 160 nghìn hộ dân ĐBSCL có thể thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng (19/3/2020)

Gần 160 nghìn hộ dân ĐBSCL có thể thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng (19/3/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2020

Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, hiện có khoảng 82.000 hộ dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thiếu nước sinh hoạt do hạn mặn và dự báo thời gian tới của mùa khô 2020, con số này sẽ lên gần 160.000 hộ.

Thêm 7 ca mới ở TPHCM và ĐBSCL, Việt Nam có 106 ca mắc Covid-19 (22/3/2020)

Thêm 7 ca mới ở TPHCM và ĐBSCL, Việt Nam có 106 ca mắc Covid-19 (22/3/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 22/3/2020

Bộ Y tế vừa thông tin về 7 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 106 người.
- Theo kết quả xét nghiệm nhận được lúc 20h ngày 22/3/2020 từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, đã xác định được thêm 7 bệnh nhân mắc Covid-19 tại TP HCM và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ca thứ 100 (BN 100) là nam bệnh nhân, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Quận 8, TP Hồ Chí Minh. Tiền sử bệnh đái tháo đường và viêm khớp.
Ngày 3/3/2020, bệnh nhân từ Kuala Lumpur - Malaysia về Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không AsiaAir số hiệu AK524. Bệnh nhân được hướng dẫn tự cách ly tại nhà. Tuy nhiên trong thời gian từ ngày 4/3/2020 đến ngày 17/3/2020, bệnh nhân có đi lễ 5 lần/ngày tại Thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar - số 157B/9 Dương Bá Trạc, Phường 1, Quận 8, TP Hồ Chí Minh.
Ngày 18/3/2020, mặc dù bệnh nhân chưa có dấu hiệu bệnh, nhưng được Trung tâm Y tế Quận 8 lấy mẫu giám sát theo nhóm đối tượng dự lễ hội từ Malaysia. Viện Pasteur TPHCM kết luận mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 vào ngày 22/3/2020.
Hiện bệnh nhân được cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.
Tại khu cách ly Đồng Tháp phát hiện được 4 trường hợp dương tính với SARS-COV-2 đều là hành khách trên chuyến bay của Hãng Hàng không Vietnam Airlines số hiệu VN0050 từ Anh về sân bay Cần Thơ sáng ngày 18/3/2020. Khi nhập cảnh, các trường hợp đều chưa có triệu chứng bệnh và được đưa về khu cách ly tập trung của Đồng Tháp.
Ca thứ 101 (BN 101) là bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 26 tuổi, địa chỉ ở TP Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Số ghế trên chuyến bay là 26F.
Bệnh nhân 102 (BN 102) là nữ, quốc tịch Việt Nam, 9 tuổi, địa chỉ ở Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số ghế trên chuyến bay là 20D.
Bệnh nhân 103 (BN 103) là nam, quốc tịch Việt Nam, 22 tuổi, địa chỉ ở Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Số ghế trên chuyến bay là 12F.
Bệnh nhân 104 (BN 104) là nữ, quốc tịch Việt Nam, 33 tuổi, địa chỉ ở Quận 12, TP Hồ Chí Minh. Số ghế trên chuyến bay là 27D.
Tại khu cách ly Trà Vinh phát hiện 2 trường hợp dương tính với SARS-COV-2, đều là hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không AirAsia số hiệu AK575 từ Malaysia về tới sân bay Cần Thơ sáng ngày 18/3/2020. Khi nhập cảnh, các trường hợp đều chưa có triệu chứng bệnh, được đưa về khu cách ly tập trung của Trà Vinh. 02 trường hợp dương tính bao gồm:
Bệnh nhân 105 (BN 105) là nữ, quốc tịch Việt Nam, 35 tuổi, địa chỉ ở huyện Chợ Mới, An Giang. Số ghế trên chuyến bay là 6E.
Bệnh nhân 106 (BN 106) là nữ, quốc tịch Việt Nam, 20 tuổi, địa chỉ ở huyện Châu Phú, An Giang. Số ghế trên chuyến bay là 6C.

Loạt bài “Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước ở ĐBSCL” – Bài 2 nhan đề “Sống chung với những bất thường” (17/12/2019)

Loạt bài “Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước ở ĐBSCL” – Bài 2 nhan đề “Sống chung với những bất thường” (17/12/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2019

Tình trạng thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm trữ lượng nước ngầm đã hiện hữu và đặt ra thách thức không nhỏ đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề đặt ra là: Chủ động tìm cách ‘sống chung” để điều hòa mối quan hệ giữa phát triển bền vững với môi trường như thế nào? Thực tế, việc “Sống chung với lũ” đã trở nên quen thuộc ở ĐBSCL hàng chục năm qua, nhưng trước sự bất thường của lũ như lũ thấp, lũ muộn, thậm chí đến một ngày nào đó không còn lũ và hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, thì chính quyền và người dân nơi đây lại phải tiếp tục thích nghi.

Bài 3: "Chủ động để không phụ thuộc" - trong loạt bài: "Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước ở ĐBSCL".

Bài 3:

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2019

Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động đến an ninh nguồn nước, tác động mạnh đến nền kinh tế của vùng. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp công trình, thì giải pháp “phi công trình” cần được tiến hành đồng thời để người dân chủ động sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn và những biểu hiện bất thường khác của thiên nhiên, như đã từng “sống chung với lũ” ở vùng đất giàu tiềm năng này.

Giải pháp nào giúp ĐBSCL ứng phó với hạn mặn xâm nhập? (4/4/2020)

Giải pháp nào giúp ĐBSCL ứng phó với hạn mặn xâm nhập? (4/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2020

Khách mời là Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái trao đổi các giải pháp để giúp đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với hạn mặn nghiêm trọng.

ĐBSCL: Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với hạn mặn (5/4/2020)

ĐBSCL: Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với hạn mặn (5/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2020

Hiện nhiều địa phương ở ĐBSCL phải ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp, nhiều giải pháp cấp bách được đưa ra. Tuy nhiên, vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn là một bài toán khó cần có lời giải. Giải pháp nào phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL thích ứng với hạn mặn nói riêng, cũng như trong biến đổi khí hậu nói chung? Nội dung này sẽ được ông Cao Văn Trọng, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu cùng bàn luận trong chương trình.

Chủ động né hạn mặn, lúa Đông Xuân ĐBSCL trúng mùa, được giá (6/4/2020)

Chủ động né hạn mặn, lúa Đông Xuân ĐBSCL trúng mùa, được giá (6/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2020

- Chủ động né hạn mặn, lúa Đông Xuân ĐBSCL trúng mùa, được giá.
- Cách trồng bơ trái vụ vừa giàu vừa khoẻ.
- Hà Nội làm giàu với rau sạch.
- Chỗ dựa vững chắc để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Giải pháp ứng phó với hạn mặn kỷ lục ở ĐBSCL (7/4/2020)

Giải pháp ứng phó với hạn mặn kỷ lục ở ĐBSCL (7/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2020

Mùa khô năm nay, ĐBSCL đối diện với hạn mặn khốc liệt, ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân ở vùng đất được xem là rất trù phú và thuận lợi. Liệu có phải từ nay trở đi khu vực này sẽ càng ngày càng khan hiếm nước? Về lâu dài nên chọn lối đi nào cho một vùng đất mệnh danh là miền sông nước trù phú? Hạn mặn gay gắt ở ĐBSCL đặt ra yêu cầu bức thiết về một chiến lược ứng phó thích hợp để đảm bảo vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia phát triển bền vững. Giáo sư – Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng, chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT bàn về nội dung này.

Phần cuối loạt bài: Mất cân bằng trên toàn hệ thống sông Mê Kông: Liên kết vùng, kiểm soát khai thác cát – giải pháp cứu ĐBSCL tránh khỏi sạt lở khốc liệt (27/9/2019)

Phần cuối loạt bài: Mất cân bằng trên toàn hệ thống sông Mê Kông: Liên kết vùng, kiểm soát khai thác cát – giải pháp cứu ĐBSCL tránh khỏi sạt lở khốc liệt (27/9/2019)

Ngày phát hành 0:0 | 27/9/2019

Vấn đề khai thác cát thiếu quy hoạch và nạn khai thác cát trái phép được xem là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ sạt lở kinh hoàng tại ĐBSCL vừa qua. Cộng thêm những tác động khác từ hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất chung của toàn vùng. Giải pháp nào được xem là căn cơ cho thực trạng này?

ĐBSCL: Những điều rút ra từ công tác ứng phó với hạn mặn (28/4/2020)

ĐBSCL: Những điều rút ra từ công tác ứng phó với hạn mặn (28/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 28/4/2020

Trong nhiều tháng qua, tình hình hạn, mặn diễn ra khốc liệt, chính quyền và người dân các địa phương Bến Tre, Tiền Giang rất quyết liệt trong công tác ứng phó với thiên tai. Từ đó, cũng đã rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc để phòng chống hạn mặn có hiệu quả trong thời gian tới. Phóng sự của Phóng viên Nhật Trường, khu vực ĐBSCL.

ĐBSCL : Xuất khẩu gạo trở lại bình thường, doanh nghiệp và nông dân phấn khởi (29/4/2020)

  ĐBSCL : Xuất khẩu gạo trở lại bình thường, doanh nghiệp và nông dân phấn khởi (29/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2020

Sau khi biết thông tin Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo lại bình thường từ ngày 1-5, cả doanh nghiệp và nông dân vùng ĐBSCL rất phấn khởi. Tại tỉnh Tiền Giang, địa phương có nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nhất khu vực, thị trường tiêu thụ lúa gạo sôi động sau thời gian lắng dịu. PV Nhật Trường thông tin:

ĐBSCL: Doanh nghiệp xuất khẩu gạo “ngồi trên đống lửa” (13/4/2020)

ĐBSCL:  Doanh nghiệp xuất khẩu gạo “ngồi trên đống lửa” (13/4/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020

Từ ngày 11/4, Chính phủ cho phép tái xuất khẩu gạo trong tháng 4 với số lượng 400.000 tấn. Các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo và nhà nông dân của cả vùng ĐBSCL rất phấn khởi. Tuy nhiên đến hôm nay (13/4), các doanh nghiệp trong vùng, cụ thể như ở tỉnh Tiền Giang như đang “ngồi trên đống lửa” vì chưa thông quan, xuất khẩu được gạo. Phản ánh của phóng viên Nhật Trường:

12345678910...

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: