Danh sách tin tìm thấy |
Ngày phát hành 8:4 | 11/7/2022 Tình hình chính trị tại Srilan Ka đang nóng lên khi Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Sri Lanka cũng đã tuyên bố từ chức. Trước đó, hàng nghìn người biểu tình giận dữ xông vào tư dinh của Tổng thống, buộc ông phải đi lánh nạn. Tình trạng căng thẳng hiện nay đã buộc Quốc hội Sri Lanka phải chỉ định Tổng thống tạm quyền trong vòng 7 ngày, tức là ngay trong tuần tới. Điều đáng chú ý là căng thẳng hiện nay không chỉ đẩy Sri Lanka vào bất ổn chính trị kéo dài mà còn có thể khiến cạnh tranh địa chính trị Nam Á thêm khốc liệt, khi cả Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đều có ảnh hưởng sâu rộng tại quốc gia này. Vậy, chính phủ mới của Sri Lanka sẽ “xoay trục” về ai?
|
Ngày phát hành 9:33 | 5/3/2021 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa có bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Joe Biden. Đáng chú ý nhất, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã mô tả Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất thế kỷ, và Mỹ sẵn sàng đối đầu nếu cần thiết. Ngoài nhấn mạnh quan điểm với Trung Quốc, với tên gọi “Chính sách đối ngoại vì người dân Mỹ”, bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ cũng đã gợi mở những bước đi ngoại giao sắp tới của Wasington với các đồng minh, đối tác và đối thủ trên toàn cầu. Để có những thông tin rõ hơn, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.
|
Ngày phát hành 15:58 | 10/5/2023 Phát biểu trước Nghị viện châu Âu tại Strasbourg trong ngày 09/05, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thúc giục châu Âu gấp rút cải cách thể chế với cơ chế bỏ phiếu theo đa số, mở rộng thành viên và nâng cao vai trò địa chính trị của khối để đủ khả năng đối mặt với các thách thức toàn cầu trong tương lai.
|
Ngày phát hành 13:42 | 21/8/2023 Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực, trật tự thế giới được cho là phục vụ lợi ích cuả phương Tây, nhóm BRICS gồm 5 nền kinh tế lớn mới nổi là Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Braxin đang có tham vọng trở thành đối trọng kinh tế, địa chính trị của G7. Hướng tới mục tiêu này, mở rộng khối và tăng cường thương mại giữa các thành viên, thúc đẩy tái cấu trúc toàn cầu sẽ là nội dung chính của Hội nghị thượng đỉnh BRICS khai mạc tại Nam Phi vào ngày mai (22-8).
|
Ngày phát hành 16:41 | 5/9/2022 Thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh quốc phòng là những nội dung chính trong chuyến thăm của Tổng thống Philippines Bongbong" Marcos Jr đến Indonesia hôm nay. Chọn 2 quốc gia ASEAN Indonesia và Singapore làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên cho thấy chính quyền mới tại Philipin sẽ thúc đẩy cách tiếp cận tăng cường hợp tác nội khối ASEAN như một cách để vượt qua các cạnh tranh địa chính trị gia tăng hiện nay giữa các cường quốc trong khu vực.
|
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2020 Một loạt động thái căng thẳng mới đây trong quan hệ Mỹ-Trung đặt địa chính trị quốc tế trước một sự bất ổn mới. Cụm từ « chưa từng có tiền lệ » được giới phân tích quốc tế nhắc nhiều lần khi mô tả việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng lãnh sự quán ở Houston, cũng như những phản ứng đáp trả từ Trung Quốc, cho thấy dường như quan hệ Mỹ-Trung sắp «chạm đáy » và triển vọng đối thoại giữa hai bên đã trở nên xa vời. Cần hiểu bản chất của các hành động đối đầu trực diện Mỹ-Trung như thế nào và tác động của nó tới đời sống chính trị quốc tế ra sao trong những ngày tới? BTV Quỳnh Hoa có cuộc trao đổi với TS Phạm Cao Cường, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam để làm rõ hơn về nội dung này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2020 Khách mời: bà Nguyễn Đỗ Sinh - Nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Anh.
|
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2014
|
Ngày phát hành 9:26 | 6/4/2021 Bất chấp đại dịch Covid-19 làm “đóng băng” nhiều hoạt động của đời sống xã hội thế giới, có thể thấy chỉ trong hơn hai tháng qua, môi trường ngoại giao quốc tế trở nên sôi động hơn. Mỹ và Trung Quốc vẫn là tâm điểm chú ý của thế giới. Với nhiều động thái, Mỹ làm "hồi sinh" các liên minh truyền thống vốn bị suy yếu trong 4 năm qua, Trung Quốc cũng tìm kiếm các đối tác, củng cố các mối quan hệ đối tác mới, thể hiện tham vọng “cầm trịch”trong các vấn đề toàn cầu... 3 tháng đầu năm 2021, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các trục đối trọng Mỹ - phương Tây với một bên là Nga-Trung càng gay gắt hơn. Cạnh tranh nước lớn đang diễn ra như thế nào, sự dịch chuyển tập hợp lực lượng hiện nay tác động đến tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương ra sao? Tác động của nó tới khu vực ASEAN và Việt Nam chúng ta như thế nào?
|
Ngày phát hành 6:23 | 22/3/2022 Lần đầu tiên kể từ khi Syria rơi vào
vòng xoáy xung đột năm 2011, mới đây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có
chuyến công du một quốc gia thuộc khối Ả-rập là Các Tiểu vương quốc Ả-rập
thống nhất (UAE). Chuyến thăm khiến dư luận đặc biệt chú ý vì có thể dự
báo một sự thay đổi địa chính trị ở Trung Đông, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng
của Mỹ đối với các nước Ả-rập. Những kết quả tích cực của chuyến thăm bất ngờ này đã cho thấy những tín hiệu nồng ấm hơn giữa Syria và Các Tiểu vương quốc Ả-rập
thống nhất, nước đã từng hậu thuẫn cho lực lượng phiến quân tìm cách lật đổ chế
độ Al-Assad. Vì sao Tổng thống Syria bất ngờ đến thăm Các Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất (UAE) thời điểm này? Các bên đang tính toán điều gì? BTV Đình Nam, người theo dõi khu vực Trung
Đông phân tích về các động thái mới nhất này của các bên.
|
Ngày phát hành 9:18 | 29/9/2023 Đã 10 ngày kể từ khi quân đội Azerbaijan bất ngờ mở chiến dịch chống khủng bố nhằm vào lực lượng ly khai thân Armenia tại Nagorno-Karabakh và đã giành được thắng lợi một cách nhanh chóng. Với vai trò trung gian của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Nga, đại diện Azerbaijan và lực lượng thân Armenia tại vùng lãnh thổ này đã đạt thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch. Đáng chú ý, lực lượng ly khai vùng Nagorno-Karabakh sau khi quyết định ngừng bắn đã giải tán lực lượng và chấp nhận đàm phán sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Azerbaijan sau hơn 3 thập kỷ kiểm soát. Những diễn biến mới này đang báo hiệu những thay đổi địa chính trị nào tại khu vực này?
|
Ngày phát hành 9:16 | 1/8/2022 Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan chuẩn bị khai mạc tại thủ đô Pnompenh (Campuchia). Điểm nhấn chính là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55, thảo luận về các thách thức của ASEAN trong bối cảnh địa chính trị mới. Trong gần 1 tuần diễn ra sự kiện, các quan chức cấp cao, các Ngoại trưởng, đại biểu của 27 quốc gia sẽ tham dự khoảng 20 hội
nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị Ủy ban Khu vực cấm vũ khí hạt nhân
Đông Nam Á, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+ 3; Hội nghị Bộ trưởng
Ngoại giao Cấp cao Đông Á lần thứ 12; Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); Hội
nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với đại diện Ủy ban Nhân quyền liên chính
phủ ASEAN…. Dự kiến sẽ có rất nhiều nội dung quan trọng được thảo luận tại các hội nghị lần này, trong đó có việc thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh địa chính trị mới; đẩy mạnh hợp tác liên khu vực; đảm bảo an ninh khu vực, an ninh biển, vấn đề Biển Đông và các nỗ lực thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC)….Các phóng viên Văn Đỗ, Thường trú Đài TNVN tại Campuchia và Phạm Hà, Thường trú Đài TNVN tại Indonesia cập nhật những thông tin mới nhất về các hội nghị quan trọng này.
|
Ngày phát hành 9:41 | 5/6/2023 Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 vừa khép lại tại Singapore hôm qua( 4/6) với một loạt các nội dung thảo luận nóng. Đúng như dự đoán của giới phân tích, đã không có một cuộc gặp song phương Mỹ-Trung như kỳ vọng. Cả Mỹ và Trung Quốc đều bộc lộ những tham vọng mới của mình nhằm tranh giành ảnh hưởng tại khu vực. Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc liên tục chỉ trích nhau thông qua các bài phát biểu tại Đối thoại ShangriLa cho thấy đối đầu Mỹ-Trung dường như càng ngày càng tăng nhiệt. Giới phân tích lo ngại hai bên có thể “chạm các lằn ranh đỏ” lẫn nhau có thể khiến cho việc quản trị rủi ro và xung đột không còn hiệu quả. Phóng viên Phương Anh, người vừa có mặt tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 phân tích nội dung này.
|
Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2015
|
Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2019 Phân tích của phóng viên Hồ Điệp, vừa có mặt tại khu phi quân sự, làng đình chiến Bàn Môn Điếm giữa hai miền Triều Tiên.
|