Trong 2 ngày 15-16/10, Pakistan đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) năm 2024 với sự tham của nhiều nhà lãnh đạo khu vực như Thủ tướng Nga, Thủ tướng Trung Quốc, Phó Tổng thống thứ nhất của Iran..., cùng Ngoại trưởng Ấn Độ. Trong bối cảnh bất ổn chính trị và bạo lực không ngừng tiếp diễn, đây được đánh giá là một bước tiến ngoại giao quan trọng với quốc gia Nam Á, nhằm tăng cường quan hệ với các đối tác trong nhóm, nhấn mạnh sự tin cậy với quốc tế; đồng thời khẳng định tiếng nói và sự tham gia tích cực của Pakistan trên các diễn đàn toàn cầu.
Quan hệ liên Triều đang rơi vào giai đoạn căng thẳng nhất trong nhiều năm qua với một loạt diễn biến đáng lo ngại, cả về quân sự lẫn ngoại giao. Triều Tiên mới đây đã đóng cửa các cơ quan tái thống nhất và triển khai đóng cửa biên giới vô thời hạn với Hàn Quốc. Triều Tiên cũng tuyên bố coi Hàn Quốc là quốc gia thù địch và Bình Nhưỡng thực hiện biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ hơn để ứng phó với tình hình quân sự cấp bách trên bán đảo Triều Tiên. Đáp trả lại, Hàn Quốc cũng tuyên bố sẽ áp dụng biện pháp quân sự cứng rắn với Triều Tiên....Lý do mối quan hệ liên Triều bị đẩy căng thời điểm này là một trong những chủ đề được dư luận quốc tế quan tâm.
Theo kế hoạch, hôm nay, các bộ trưởng quốc phòng của các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ có cuộc họp tại Bruxelles, Bỉ, nhằm tính toán lại chiến lược trong quan hệ với Nga, vốn được NATO duy trì hàng thập kỷ. Sau khi xung đột nổ ra giữa Nga và Ukraine vào năm 2024, quan hệ giữa NATO và Nga được coi là đã “chạm đáy” và NATO cho rằng chính sách cũ đã không còn phù hợp.Vậy NATO đang cân nhắc thay đổi như thế nào về mặt chiến lược đối với Nga và liệu rằng những thay đổi đó có đem tới những rủi ro về an ninh?
Xung đột tại Liban ngày càng leo thang nghiêm trọng khi Israel thực hiện hàng loạt vụ ám sát các nhà lãnh đạo hàng đầu của Hezbollah và tiến hành nhiều chiến dịch trên bộ vào miền Nam Liban. Trong khi đó, phía Iran cũng đã phóng tên lửa đạn đạo vào Israel, và đưa ra cảnh báo các quốc gia vùng Vịnh không được phép cho Israel “mượn” không phận để chống lại Iran.
Sau 4 thập kỷ thù địch sâu sắc giữa Israel và Iran, cuộc chiến lạnh giữa hai quốc gia này đang nhanh chóng biến thành một cuộc xung đột nóng bỏng, có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện chiến lược của khu vực. Những diễn biến khó lường trong căng thẳng giữa Israel với Iran và các nhóm vũ trang thân Iran đang đẩy khu vực Trung Đông đứng trước một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ và có nguy cơ lan rộng thành xung đột khu vực.
Chính phủ mới của Thủ tướng Pháp Michel Barnier vừa vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên tại Hạ viện- tức Quốc hội Pháp. Dù đã qua được phép thử lớn đầu tiên, nhưng chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier vẫn đang chịu áp lực lớn trước hàng loạt thách thức.
Hôm nay tại Thủ đô Viêng-chăn, Lào diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao
ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan, với sự tham dự của
Lãnh đạo các nước ASEAN, đối tác cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức
quốc tế và khu vực. Các hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới
và khu vực tiếp tục biến động nhanh chóng, khó lường, cạnh tranh địa chiến lược
gay gắt, phân mảnh địa kinh tế gia tăng. Đồng thời, các thách thức an ninh phi
truyền thống cũng ngày càng gay gắt, phức tạp hơn, đặc biệt là biến đổi khí hậu,
thiên tai, cạn kiệt tài nguyên.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm, nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức đang nổi lên, củng cố lâp trường nguyên tắc trong các vấn đề quốc tế, khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ tiếp tục tập trung thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho khu vực nhằm thúc đẩy một ASEAN “kết nối” và “tự cường” như chủ đề mà nước Chủ
tịch Lào đã đặt ra cho năm 2024. PV Trần Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Lào thông tin cụ thể hơn về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang có chuyến thăm Đông Nam Á với các điểm đến là Philippines, Singapore và Lào, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức các cuộc hội đàm song phương. Trong chuyến công du 6 ngày, dự kiến sẽ 8 Hội nghị Thượng đỉnh song phương giữa Hàn Quốc và lãnh đạo các nước trong khu vực. Sau khi nhậm chức Tổng thống vào tháng 5-2022, ông Yoon Suk Yeol đã công bố Sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN, trong đó đưa ra danh sách khoảng 100 hạng mục hợp tác mà bất kỳ quốc gia ASEAN nào cũng có thể theo đuổi với Hàn Quốc. Chuyến công du lần này của nhà lãnh đạo Hàn Quốc được cho sẽ là bước hiện thực hóa sáng kiến này, đồng thời thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Hàn Quốc với các quốc gia Đông Nam Á.
Hôm nay (7/10/2024), tròn một năm sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel – khiến xung đột tại Trung Đông bùng phát và lan sang nhiều mặt trận ngoài Dải Gaza. Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến xấu đi sau khi Israel tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch quân sự tại Liban, khiến số người thiệt mạng vượt quá 2.000. Nguy cơ Israel sớm trả đũa Iran cũng đã được dự báo. Đáng chú ý, vừa tấn công Hezbollah ở phía Bắc, Israel vẫn duy trì các cuộc truy lùng các chỉ huy cấp cao Hamas của Palestine tại Bờ Tây và dải Gaza. Trong khi đó, Liên minh Mỹ – Anh đã tiến hành không kích Yemen tấn công lực lượng Huthi. Mọi diễn biến cho thấy chiến sự Trung Đông không ngừng leo thang, khiến chính quyền Mỹ không khỏi lo lắng về một Trung Đông bất ổn sẽ có ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống quan trọng vào tháng tới. Đáng lo ngại là, các cuộc đối thoại để hạ nhiệt căng thẳng Trung Đông diễn ra ngày một ít hơn, lệnh ngừng bắn ở Gaza hay Liban ngày một xa vời.
Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa có chuyến thăm và làm việc chính thức đầu tiên với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Vonder Leyen kể từ khi nhậm chức. Hai bên đã nhất trí đẩy mạnh chương trình hợp tác “bền vững”, với việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào đầu năm tới để tái thiết lập mối quan hệ. Với mục tiêu đưa Vương quốc Anh quay trở lại với vị thế là thành viên quan trọng của châu Âu cũng như trên trường quốc tế, chuyến thăm châu Âu lần này của Thủ tướng Keir Starmer mang tính biểu tượng, mở ra một trang mới trong quan hệ song phương. Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Starmer tính toán điều gì khi hướng tới “cài đặt lại” quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), sau một thời gian dài rạn nứt do những ảnh hưởng từ Brexit?
Hôm qua, Quốc hội Nhật Bản họp phiên bất thường và bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Ishiba Shigeru làm Thủ tướng thứ 102 của nước này. Trước đó, vào sáng cùng ngày, Nội các của Thủ tướng Kishida Fumio đã đồng loạt từ chức, mở đường cho Quốc hội Nhật Bản bầu chọn Thủ tướng mới.
Chính thức được Quốc hội phê chuẩn cũng đồng nghĩa, tân Thủ tướng Nhật Bản I-si-ba sẽ đối diện với vô vàn thách thức cả đối nội và đối ngoại; trong đó lớn nhất là “lấy lại niềm tin của cử tri” sau bê bối gây quỹ chính trị vừa qua của đảng cầm quyền.
Hôm nay, ông Mark Rutte – cựu Thủ tướng Hà Lan sẽ chính thức tiếp quản vị trí Tổng thư ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ người tiền nhiệm Jens Stoltenberg. Trong số các ứng cử viên cho vị trí này, ông Mark Rutte có được sự ủng hộ của đa số lãnh đạo của các nước thành viên, tạo cho ông vị thế thuận lợi trong việc thống nhất chính sách của NATO trong nhiệm kỳ của mình. Tuy nhiên, ông Mark Rutte trở thành Tổng thư ký NATO trong thời điểm tình hình chính trị, an ninh thế giới có rất nhiều biến động. Trong khi những điểm nóng có dấu hiệu diễn biến ngày càng phức tạp, thì sự đồng thuận trong NATO lại rất khó đoán định với biến số lớn nhất là sự thay đổi lãnh đạo của nước Mỹ sau kỳ bầu cử vào đầu tháng 11 tới. Bối cảnh đó đặt ra nhiều thách thức cho ông Mark Rutte ngay từ những ngày đầu đảm nhận cương vị mới.
Cuộc đối đầu quân sự đẫm máu giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon tiếp tục chứng kiến bước leo thang nguy hiểm mới khi quân đội nước này tuyên bố đã tiến hành một cuộc không kích vào trụ sở chính của Hezbollah ở vùng ngoại ô của thủ đô Beirus. Cuộc không kích khiến lãnh đạo Hezbollah thiệt mạng. Sau vụ không kích này, Ixraen đang trong tình trạng báo động cao để đối phó với phản ứng từ Hezbollah. Những đòn đáp trả cứng rắn từ các bên liên quan đang đẩy chảo lửa Trung Đông ngày càng sôi nhiệt. Chiến sự leo thang ở khu vực biên giới giữa Israel và Lebanon đã làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện ở khu vực Trung Đông. Để có cái nhìn rõ hơn về những động thái đối đầu quân sự của các bên liên quan khiến “thùng thuốc súng” Trung Đông có nguy cơ phát nổ.
Một sự kiện chính trị quan trọng diễn ra hôm nay tại Nhật Bản, đó là cuộc bỏ phiếu bầu chọn người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm
quyền. Cuộc bỏ phiếu này được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi Đảng LDP đã cầm quyền gần như liên tục trong nhiều thập kỷ tại Nhật Bản. Vì vậy, người chiến thắng trong cuộc bầu cử nội bộ đảng gần như chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng, kế nhiệm nhà lãnh đạo đương nhiệm Fumio Kishida. Trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với bộn bề thách thức, việc lựa chọn Thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của quốc gia này trong những năm tới. Để có những thông tin mới nhất về cuộc bầu cử này, PV Tuấn Nhật – thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công nhận Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) là đối tác quốc phòng lớn thứ hai của Mỹ, chỉ sau Ấn Độ. Quyết định này mở ra cơ hội cho hợp tác quân sự sâu rộng hơn giữa hai bên, bao gồm các cuộc huấn luyện và tập trận chung. Quyết định công nhận UAE là đối tác quốc phòng lớn được đưa ra nhân chuyến thăm Mỹ của Tổng thống nước này Mohammed bin Zayed Al Nahyan. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống UAE đương nhiệm tới Mỹ. Trong bối cảnh chảo lửa Trung Đông chưa hạ nhiệt và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang tới gần, việc Mỹ củng cố hợp tác quốc phòng với đồng minh quan trọng trong khu vực là UAE sẽ đem lại lợi ích gì cho hợp tác song phương cũng như an ninh khu vực và toàn cầu?