logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ukraine Zelensky (25/9/2024)

Tổng thống Ucraina Zelensky đang có mặt tại Mỹ để tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. Nhưng lịch trình quan trọng hơn trong thời gian ở thăm Mỹ của ông Zelensky là cuộc gặp với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và hai ứng cử viên Tổng thống Kamala Haris và Donald Trump để thảo luận về cuộc xung đột giữa Ucraina và Nga. Giới phân tích cho rằng chuyến thăm Mỹ lần này của Tổng thống Zelensky có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh nước Mỹ sẽ có Tổng thống mới sau cuộc bầu cử tháng 11 tới đây. Cách tiếp cận của người kế nhiệm ông Joe Biden sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự hỗ trợ cho phương Tây cho Ucraina – yếu tố tác động trực tiếp tới cục diện cuộc xung đột đã kéo dài hơn 2 năm qua. Bởi vậy, Tổng thống Zelensky cần nắm bắt được tinh thần của cả bà Haris và ông Trump để có những tính toán phù hợp trong cuộc xung đột. Phóng viên Thu Hà, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn vấn đề này.

Thách thức sau cuộc cải tổ Chính phủ của tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier (24/9/2024)

Sau nhiều tuần bất ổn, cuối cùng thành phần chính phủ của tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã được chính thức công bố. Tuy nhiên, Chính phủ mới đã đối mặt ngay với hàng loạt sức ép, trong khi các mối đe dọa “bất tín nhiệm” tại Quốc hội ngày một gia tăng. Theo các nhà quan sát, Thủ tướng Michel Barnier và chính phủ mới đang đối diện với một “khe cửa hẹp” trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trước Quốc hội dự kiến vào đầu tháng 10 tới.

Thùng thuốc súng Trung Đông chực chờ phát nổ (23/9/2024)

Những ngày vừa qua, thế giới chứng kiến bạo lực leo thang nghiêm trọng tại khu vực biên giới Israel – Lebanon, khi các cuộc giao tranh bùng phát ác liệt giữa quân đội Israel và Phong trào Hezbollah. Mỹ và nhiều quốc gia khác đã khuyến cáo công dân rời Lebanon ngay lập tức. Vụ việc hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah phát nổ gây thương vong lớn được coi là mồi lửa châm ngòi cho các cuộc tấn công ồ ạt nhằm trả đũa giữa hai bên. Và thùng thuốc súng Trung Đông cũng đang chực chờ phát nổ nếu các bên không tính lại các bước đi kiềm chế xung đột. Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc chia sẻ quan điểm về nội dung này.

Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ (QUAD) gắn kết hợp tác của nhóm (20/9/2024)

Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ (QUAD) bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ sẽ diễn ra vào ngày mai (21/9), với trọng tâm tăng cường các quan hệ đối tác hiện có, và hướng tới mục tiêu mang lại kết quả hữu hình trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, các sáng kiến về y tế và an ninh dự kiến sẽ đóng vai trò nổi bật. Diễn ra trong bối cảnh cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đều sẽ rời nhiệm sở trong thời gian tới, các thỏa thuận của hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ lần này sẽ nhằm mục đích củng cố sự hợp tác đang mở rộng của nhóm, đối với cả các chính phủ kế tiếp. Vậy, phía Mỹ và Nhật Bản sẽ đưa ra những cam kết gì để nhóm Bộ Tứ ngày càng gắn kết, thúc đẩy tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở?

Quyết định lãi suất của FED và những tác động (19/9/2024)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa kết thúc 2 ngày họp khá căng thẳng để đưa ra quyết định về lãi suất được đánh giá là có tác động mạnh đến thị trường cũng như nền kinh tế Mỹ và thế giới. Bởi các nhà đầu tư và hoạch định chính sách toàn cầu muốn tìm kiếm một sự dẫn dắt từ FED; đồng thời kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm” - tức giảm lạm phát nhưng không gây suy thoái.

Bạo lực chính trị: Bức tranh tối của chính trường Mỹ trong năm bầu cử (18/9/2024)

Sau nhiều thập kỷ không xảy ra bạo lực chính trị nhằm vào các ứng viên tổng thống của 1 trong 2 đảng lớn, nước Mỹ vừa trải qua hai sự cố trong vòng hai tháng và cả hai đều nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump. Nhiều chính trị gia ở Mỹ phải thốt lên rằng, những vụ tấn công như thế này có lẽ sẽ trở thành “một điều bình thường mới” không thể nào tránh khỏi. Vụ ám sát hụt thứ 2 nhằm vào ứng cử viên Donald Trump vào thời điểm này là thông tin gây sốc với dư luận Mỹ và chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm một năm bầu cử vốn đã căng thẳng. Sự cố này được cho cũng sẽ tác động đến cuộc bầu cử theo nhiều cách khác nhau.

Nam Á trong mô hình “Thế giới đa cực và đa trung tâm” của Trung Quốc (17/9/2024)

Mô hình “Thế giới đa cực, đa trung tâm” của Trung Quốc, với đặc điểm đáng chú ý là sự tham gia của các quốc gia Nam Á trong nhóm mà Trung Quốc gọi là “Phương Nam toàn cầu”. Vậy tham vọng thể hiện vai trò dẫn dắt của Trung Quốc với nhóm quốc gia thuộc “Phương Nam toàn cầu” để hướng tới “Thế giới đa cực, đa trung tâm” liệu sẽ gặp thách thức gì, nhất là từ các cường quốc khác trong khu vực? Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á phân tích vấn đề này.

Vai trò của Trung Quốc - nhìn từ Diễn đàn Hương Sơn (16/9/2024)

Một trong những vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm những ngày cuối tuần qua là Diễn đàn Hương Sơn Trung Quốc. Với chủ đề “Thúc đẩy hoà bình vì tương lai chung”, Diễn đàn Hương Sơn là diễn đàn an ninh thường niên quan trọng nhất của Trung Quốc, là cơ hội để Trung Quốc thể hiện tiếng nói và quan điểm của mình, qua đó định hình tư duy khu vực và quốc tế về các vấn đề an ninh chiến lược quan trọng. Đây cũng là một cơ chế Diễn đàn An ninh mà Trung Quốc xây dựng- đối trọng với Đối thoại Shangri-La thường niên tại Singapore. Một trong những thông điệp nổi bật mà Trung Quốc giới thiệu tại Diễn đàn Hương Sơn năm nay, là việc thúc đầy một Thế giới Đa cực và đa trung tâm – trong đó các quốc gia đều có trách nhiệm đóng góp cho an ninh toàn cầu, qua đó xây dựng hòa bình thế giới. Đây cũng là một trong những ưu tiên của Sáng kiến An ninh Toàn cầu của Trung Quốc. Vậy, việc xây dựng một Thế giới Đa cực và đa trung tâm- dưới góc nhìn của Trung Quốc- có gì đáng chú ý và Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò của mình trong việc “Thúc đẩy hoà bình vì tương lai chung”- nhìn từ Diễn đàn Hương Sơn 2024 như thế nào? Phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc – người tham dự Diễn đàn Hương Sơn 2024 phân tích trong Vấn đề quốc tế hôm nay.

Thủ tướng Ấn Độ đẩy nhanh chính sách Hành động hướng Đông ngay trong đầu nhiệm kỳ thứ 3 (13/9/2024)

Thủ tướng Ấn Độ Modi chuẩn bị đánh dấu 100 ngày cầm quyền đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ 3. Ngay trong giai đoạn quan trọng đầu tiên ghi dấu ấn với cử tri, ông Modi đã lựa chọn trọng tâm là xây dựng và triển khai giai đoạn mới cho chính sách “Hành động hướng Đông” - vốn đánh dấu tròn 10 năm trong năm 2024 này. Không chỉ tăng cường quan hệ với khu vực ASEAN, các nước láng giềng trên bộ và trên biển cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, chính quyền Thủ tướng Modi đồng thời cũng gắn các mối quan hệ này với những diễn biến địa chính trị rộng lớn hơn trong khu vực và toàn cầu - qua đó, vừa hiện thực hoá chiến lược Hướng Đông vừa khẳng định vai trò, vị thế của Ấn Độ.

Tổng thống Iran thăm Iraq: thúc đẩy quan hệ láng giềng nhiều duyên nợ (12/9/2024)

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian vừa có chuyến thăm chính thức nước láng giềng I-rắc. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Masoud Pezeshkian kể từ khi nhậm chức, nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa Teheran và Batda vốn trải qua nhiều thăng trầm. Hai quốc gia Trung Đông này đang kỳ vọng những gì vào mối quan hệ song phương, trong bối cảnh tình hình khu vực đang đối mặt với nhiều bất ổn? PV Bá Thi, thường trú tại Ai Cập, theo dõi tình hình Trung Đông phân tích vấn đề này.

Tranh luận Harris – Trump – Cuộc đối đầu nhiều ẩn số (11/9/2024)

Vào lúc 8 giờ hôm nay – nghĩa là chỉ ít phút nữa, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là Kamala Harris và Donald Trump sẽ bắt đầu cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình. Cuộc tranh luận này nhận được sự quan tâm rất lớn khi là màn tranh luận đầu tiên giữa ứng cử viên của hai đảng, cũng là lần đầu tiên bà Kamala Harris “xuất trận” với tư cách người thay thế cho Tổng thống Joe Biden bên phía đảng Dân chủ. Nếu ông Donald Trump là nhân vật đã quá quen thuộc với rất nhiều cuộc tranh luận trong hai mùa bầu cử, bà Kamala Harris lại là một “ẩn số”. Cuộc tranh luận được cho là đặc biệt quan trọng với bà Kamala Harris để chứng minh với cử tri bà sẵn sàng đảm nhận chức Tổng thống – vấn đề vốn vẫn gặp nhiều hoài nghi khi bà chỉ là “phương án thay thế”. Với ông Donald Trump, đây cũng là cơ hội để lấy lại một số lợi thế mà ông đã đánh mất vào tay bà Kamala Harris kể từ sau Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ.

Thủ tướng Ấn Độ tăng tốc chính sách Hành động Hướng Đông trong 100 ngày đầu cầm quyền nhiệm kỳ 3 (10/3/2024)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chuẩn bị đánh dấu 100 ngày cầm quyền đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ 3. Ngay trong giai đoạn quan trọng đầu tiên ghi dấu ấn với cử tri, ông Narendra Modi đã lựa chọn trọng tâm là xây dựng và triển khai giai đoạn mới cho chính sách “Hành động hướng Đông” - vốn đánh dấu tròn 10 năm trong năm 2024 này. Không chỉ tăng cường quan hệ với khu vực ASEAN, các nước láng giềng trên bộ và trên biển cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đồng thời cũng gắn các mối quan hệ này với những diễn biến địa chính trị rộng lớn hơn trong khu vực và toàn cầu - qua đó, vừa hiện thực hoá chiến lược Hướng Đông vừa khẳng định vai trò, vị thế của Ấn Độ.

Israel và Thổ Nhĩ Kỳ leo thang căng thẳng (09/9/2024)

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa đưa ra lời kêu gọi các nước Hồi giáo thành lập liên minh các quốc gia Hồi giáo để đối phó với Israel. Lời kêu gọi của Tổng thống Tayyip Erdogan đưa ra đúng vào dịp cuộc xung đột đẫm máu tại Gaza bước sang tháng thứ 12. Lời kêu gọi này của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa khiến quan hệ giữa hai quốc gia cùng là đồng minh thân thiết của Mỹ tại Trung Đông, trở nên căng thẳng hơn. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định hạ cấp ngoại giao và đình chỉ toàn bộ hoạt động thương mại với Israel. Là một trong những quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến ở dải Gaza, những động thái cứng rắn này của Thổ Nhĩ Kỳ liệu có đẩy quan hệ hai nước chạm lằn ranh đỏ? Và những rạn nứt trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel tác động ra sao tới khu vực Trung Đông, vốn luôn bất ổn?

Tổng thống Ai Cập thăm Thổ Nhĩ Kỳ: Khởi đầu mới cho hợp tác song phương (06/9/2024)

Tổng thống Ai Cập El-Sisi vừa có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Ai Cập tới Thổ Nhĩ Kỳ trong 12 năm qua, đánh dấu sự tan băng trong quan hệ song phương sau một thập kỷ rạn nứt quan hệ ngoại giao. Với 17 thỏa thuận hợp tác được ký kết, chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Ai Cập El-Sisi đánh dấu sự khởi đầu cho một chương mới trong quan hệ hai nước. Trong bối cảnh xung đột ở Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, đều là các quốc gia có tiếng nói quan trọng trong khu vực, xích lại gần nhau, ảnh hưởng ra sao tới an ninh khu vực và toàn cầu?

Trung Quốc - châu Phi tìm cách tái định hình mối quan hệ (5/9/2024)

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi đang diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc là sự kiện ngoại giao có quy mô lớn với nhiều lãnh đạo nước ngoài tham dự nhất được Trung Quốc tổ chức trong những năm gần đây. Cuộc họp lần thứ 9 này dự kiến sẽ thảo luận các hướng hợp tác mới, giải quyết các thách thức và thiết lập chương trình nghị sự cho tương lai. Căng thẳng địa chính trị toàn cầu gia tăng được cho là lý do khiến Trung Quốc phải mở rộng hơn sự gắn kết với châu Phi nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các cường quốc khác trên thế giới. Vậy, hai bên sẽ tìm cách tái định hình mối quan hệ ra sao? PV Bích Thuận – thường trú tại Trung Quốc và PV Bá Thi – thường trú tại Ai Cập theo dõi khu vực châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: