logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bất đồng về chính sách, EU tìm cách hạn chế quyền lực của Hungary (17/6/2024)

Sau khi tiếp quản vị trí Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), Hungary dự kiến tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng vào tháng 8 tới để định hình chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của khối. Tuy nhiên, các Ngoại trưởng EU dự kiến sẽ tẩy chay hội nghị này, đồng thời tổ chức một hội nghị ngoại giao riêng. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng cho biết Ủy ban sẽ không tham gia ở cấp cao nhất trong các sự kiện không chính thức mà Hungary tổ chức trong nhiệm kỳ Chủ tịch của mình. Những diễn biến này cho thấy châu Âu đã bắt đầu hành động nhằm hạn chế quyền lực của Hungary trên cương vị Chủ tịch luân phiên do cách tiếp cận khác biệt của quốc gia này về chính sách đối ngoại so với định hướng chung của khối. Và đúng như giới phân tích đã dự báo, nhiệm kỳ Chủ tịch của Hungary sẽ nhiều sóng gió – với cả Hungary cũng như với toàn khối.

Thượng đỉnh các quốc đảo Thái Bình Dương: Nóng cạnh tranh chiến lược và biến đổi khí hậu (16/07/2024)

Bắt đầu từ hôm nay - 16/7, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các đảo quốc Thái Bình Dương lần thứ 10 trong 3 ngày. Diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia - đặc biệt là Trung Quốc đang tăng tốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, sự kiện được đánh giá là cơ hội để Nhật Bản có thể gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực trong nhiều vấn đề.

Bầu cử Tổng thống Mỹ với đề cử của đảng Cộng hoà (15/7/2024)

Hôm nay (15/07), bắt đầu diễn ra Đại hội đề cử ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ tại bang Wisconsin. Tại đại hội, các đại biểu sẽ bầu chọn ra người đại diện đảng này tham gia cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Tính đến nay, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giành được 2.242 đại biểu, điều này đồng nghĩa với việc ông chắc suất đại diện đảng Cộng hòa tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. Trong tài liệu được gửi trước Đại hội, ông Donald Trump đã đưa ra lời cam kết sẽ mở ra một kỷ nguyên vàng mới cho nước Mỹ. Với cam kết này, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump toan tính điều gì? Và đâu là những bất lợi của ông Trăm trong cuộc đua đầy kịch tính này? Ông Phạm Phú Phúc, chuyên gia vấn đề quốc tế phân tích vấn đề này.

Nhật Bản gắn kết chặt hơn với Đức (12/07/2024)

Chuyến thăm tới Đức lần này của Thủ tướng Nhật Bản Kishida đánh dấu chuyến thăm chính thức đầu tiên trong 7 năm qua của một nhà lãnh đạo cấp cao Nhật Bản tới Đức. Dự kiến, trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Đức, Thủ tướng Nhật Bản Kishida sẽ trao đổi quan điểm về hợp tác an ninh kinh tế và quốc phòng - phòng vệ trong bối cảnh trật tự quốc tế ngày càng trở nên bất ổn. Việc Nhật Bản gắn kết ngày càng chặt hơn với Đức tác động ra sao tới khu vực?

Hy vọng nào cho vòng đàm phán ngừng bắn mới ở Dải Gaza? (11/7/2024)

Sau vòng đàm phán chuyên sâu được tổ chức ở thủ đô Cai-rô của Ai Cập mới đây, các cuộc đàm phán mới về lệnh ngừng bắn ở Dải Ga-da vừa được nối lại tại Ca-ta ngày 10/7. Sự kiện có sự tham gia đông đảo các đại diện của Ai Cập, Ca-ta, Mỹ và Israel; với sứ mệnh đưa các quan điểm của phong trào Hamas và Israel đến gần nhau hơn, nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn càng sớm càng tốt.
- Đáng chú ý, nhóm Hamas lần đầu tiên đã có nhượng bộ lớn khi điều chỉnh lập trường, chấp nhận rút lại yêu cầu trước đó là Israel phải đưa ra cam kết chấm dứt hoàn toàn chiến sự. Tuy nhiên, phía Israel lại đang có những “bước đi đầy mâu thuẫn” khi một mặt thể hiện thiện chí đàm phán nhưng vẫn tuyên bố “không ngừng bắn chừng nào Hamas chưa bị loại bỏ”. Những diễn biến này đang khiến triển vọng vòng đàm phán mới vẫn mù mịt.

Bầu cử Pháp vòng 2 – Cử tri “nói không” với lực lượng cực hữu (09/07/2024)

Cuộc bầu cử Quốc hội vòng 2 tại Pháp mới đây đã cho kết quả đầy bất ngờ: đảng theo lối cực hữu “Tập hợp quốc gia” (RN) đã không duy trì được lợi thế dẫn đầu ở vòng 1 mà chỉ về thứ 3 ở vòng 2 với 143 ghế. Trong khi đó, nhờ chiến thuật cùng rút bớt ứng cử viên để tập trung phiếu, liên minh cánh tả “Mặt trận Bình dân mới” (NFP) vươn lên dẫn dầu với khoảng 180-210 ghế, liên minh “Chung sức” ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron về thứ nhì với khoảng 160-175 ghế.

Mối quan hệ Nga - Ấn (08/07/2024)

Hôm nay (8/7), Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Nga, chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức nhiệm kỳ 3. Báo chí Ấn độ cho biết: trọng tâm của chuyến thăm dự kiến tập trung thúc đẩy quan hệ Nga-Ấn cũng như tìm kiếm vai trò lớn hơn của Ấn độ trong các hồ sơ quốc tế nóng, như Ukraine.

Bầu cử Tổng thống Iran vòng 2: Khó đoán định (05/07/2024)

Hôm nay (05/07), diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Iran vòng 2, do không có ứng viên nào dành được quá bán số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử vòng 1 trước đó. Cuộc bầu cử tổng thống Iran lần này chứng kiến sự chạy đua giữa hai ứng cử viên là Bộ trưởng Y tế Masoud Pezeshkian và cựu Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Saeed Jalili.

Tổng tuyển cử sớm ở Anh - Bước đi mạo hiểm của Thủ tướng Rishi Sunak (4/7/2024)

Hôm nay nước Anh tiến hành cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn – sự kiện được đánh giá là “phép thử” cho chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak. Theo thông lệ, Anh tổ chức một cuộc tổng tuyển cử 5 năm/lần. Tuy nhiên, cuộc tổng tuyển cử có thể được tổ chức bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian 5 năm đó. Trước đây, Thủ tướng Rishi Sunak dự kiến cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, việc ông công bố ngày tổng tuyển cử vào ngày 4-7 được đánh giá là khá bất ngờ. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Công đảng (tức là đảng đối lập chính) dẫn trước đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Rishi Sunak. Liệu chính trường Anh sẽ có thay đổi gì sau cuộc bầu cử này? Phóng viên Anh Tuấn – thường trú tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.

“Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và kỳ vọng về mô hình an ninh mới” (03/07/2024)

Bắt đầu từ hôm nay - 3/7, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải bắt đầu diễn ra trong 2 ngày tại thủ đô Astana của Kazakhstan. Tổng thống nước chủ nhà Tokayev kỳ vọng, hội nghị sẽ thông qua những quyết định quan trọng mang tính chiến lược, là điểm nhấn trong nhiệm kỳ Chủ tịch của nước này.

EU lo lắng với tuyên bố “đưa châu Âu vĩ đại trở lại” của Hungary (02/7/2024)

Bắt đầu từ ngày hôm qua 1/7, Hungary đảm trách cương vị Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu trong 6 tháng còn lại của năm nay. Từ trước đó, viễn cảnh Hungary tiếp nhận cương vị này từ Bỉ đã gây nhiều lo ngại ở châu Âu bởi Hungary với Thủ tướng Viktor Orban là thành viên thường có ý kiến trái chiều, cản trở nhiều định hướng chính sách chung của EU, ví dụ như xử lý vấn đề người tị nạn và di cư hay hậu thuẫn Ukraina. Lo ngại này của EU càng gia tăng khi Hungary vừa nêu trọng tâm trong nhiệm kỳ Chủ tịch của mình, với khẩu hiệu “đưa châu Âu vĩ đại trở lại” – một khẩu hiệu khiến nhiều người liên tưởng đến chiều hướng dân túy giống như khẩu hiệu “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” dưới thời của ông Donald Trump. Vậy việc Hungary đảm nhận cương vị dẫn dắt EU trong hoài nghi như vậy gây khó khăn gì cho châu Âu cũng như cho chính Hungary trong việc triển khai những quyết sách lớn của châu lục?

Cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt đối với Pháp và cả châu Âu (1/7/2024)

Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng đầu tiên vừa diễn ra hôm qua (30/6), đảng cực hữu “Tập hợp Quốc gia” (RN) đã giành được thắng lợi quan trọng, với hơn 33,4% số phiếu ủng hộ. Đây là kết quả không mấy bất ngờ bởi nó không khác nhiều so với dự đoán từ những cuộc thăm dò trước đó. Tuy nhiên, điều được dư luận đặc biệt quan tâm là vòng hai của cuộc bỏ phiếu vào ngày 7/7 có tiềm ẩn yếu tố bất ngờ nào không? Tương lai nước Pháp, cũng như châu Âu sẽ ra sao sau cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt này?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Donald Trump sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình (28/06/2024)

Chỉ còn ít phút nữa, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden và Donald Trump sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình trong mùa bầu cử này – màn “tái đấu” rất được chờ đợi giữa hai đối thủ sau gần 4 năm. Vào lúc này, hàng chục triệu người dân Mỹ cũng như đông đảo những người quan tâm đến cuộc bầu cử Mỹ trên khắp thế giới đang chờ đợi tín hiệu được kết nối từ trường quay của CNN ở thành phố Atlanta, Mỹ.

Cuộc bầu cử Tổng thống Iran – Tiếp nối hay thay đổi? (27/6/2024)

Ngày mai, Iran sẽ tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống để tìm người thay thế cố Tổng thống Ebrahim Raisi đã bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay cách đây hơn một tháng. Cuộc bầu cử thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong bối cảnh nội bộ Iran cũng như khu vực đang chứng kiến những biến động chính trị lớn. Trong cuộc bầu cử ngày mai, cử tri Iran sẽ lựa chọn giữa 6 ứng cử viên, do Hội đồng Giám hộ chọn ra từ 80 ứng cử viên đã nộp đơn ứng cử. Nhóm 3 ứng cử viên hàng đầu gồm Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf theo trường phái bảo thủ, Cựu nhà đàm phán hạt nhân Saeed Jalili nổi tiếng về quan điểm cứng rắn và nghị sỹ theo chủ nghĩa cải cách Massoud Pezeshkian . Kết quả cuộc bầu cử được cho là sẽ tác động không nhỏ tới chính sách đối nội và đối ngoại của Iran khi các ứng cử viên theo đuổi đường lối chính trị khác nhau – cải cách và bảo thủ. Đại sứ Nguyễn Quang Khai, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế làm rõ hơn nội dung này.

Tân tổng thư ký NATO với chặng đường đầy thử thách (26/6/2024)

Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte vừa kết thúc chiến dịch tranh cử chức Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), sau khi nhận được ủng hộ của tất cả 32 đồng minh của tổ chức này. Ông Mark Rutte sẽ trở thành lãnh đạo mới của NATO thay thế Tổng thư ký đương nhiệm Jens Stoltenberg vào tháng 10 tới. Ông Mark Rutte được đánh giá là một chính trị dày dạn kinh nghiệm và là người giỏi tìm kiếm sự đồng thuận. Trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông và xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại, kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ít nhiều tác động tới khu vực, ông Rutte dự kiến sẽ không có nhiều thời gian dành cho "trăng mật" khi chuyển đến văn phòng của NATO. Vậy Tân Tổng thư ký NATO sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi tìm kiếm tiếng nói thống nhất trong việc cân bằng lợi ích giữa các thành viên?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: