logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cái bắt tay giữa hai ông lớn khí đốt Trung Đông là Iran- Irắc (12/1/2024)

Quan hệ giữa Irắc và Iran thời gian gần đây ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là việc xác định những ưu tiên chính trong hợp tác giữa hai quốc gia là chống khủng bố, duy trì an ninh và thịnh vượng của khu vực. Mới đây nhất, hai nước đã nhất trí thành lập một loạt ủy ban điều hành nhằm tăng cường hợp tác trong tất cả các lĩnh vực năng lượng và hơn thế nữa.
Việc Iran và I-rắc hàn gắn quan hệ chắc chắn sẽ giúp khu vực củng cố thêm nội lực phát triển. Vậy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai quốc gia giàu dầu mỏ ở Trung Đông như Iran và Irắc sẽ tác động ra sao tới thị trường năng lượng khu vực và toàn cầu? Phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.

Kỳ vọng gì vào nỗ lực ngoại giao của Mỹ ở Trung Đông? (11/1/2024)

Xung đột giữa Israel và Palestine đã kéo dài hơn 3 tháng với những thiệt hại ngày càng nghiêm trọng; trong khi đó, bạo lực gia tăng giữa Israel và Hezbollah ở Liban các cuộc tấn công của lực lượng Houthi vào tàu thương mại trên Biển Đỏ... đang khiến Trung Đông thực sự trở thành “chảo lửa”. Trong nỗ lực “hạ nhiệt” căng thẳng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến công du một loạt quốc gia ở Trung Đông, Bắc Phi. Đây là lần thứ 4 trong vòng 3 tháng, nhà ngoại giao Mỹ có mặt ở khu vực này. Cũng trong khoảng thời gian đó, các quan chức khác của Mỹ liên tục tới Trung Đông song các nỗ lực đó chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Liệu chuyến đi này của ông Blinken có tạo ra khác biệt?

Thành phố Los Angeles (Mỹ) thúc đẩy nỗ lực giải quyết tình trạng vô gia cư (10/01/2024)

Nhiều thành phố trên khắp đất nước Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng vô gia cư ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tình trạng nghèo đói cũng khiến cho vấn đề về sức khỏe tâm thần, và các tệ nạn xã hội trở nên trầm trọng hơn. Trong bối cảnh đó, tại thành phố Los Angeles, nơi đang chiếm phần lớn tổng số lượng người vô gia cư của các nước, chính quyền địa phương đang tích cực phối hợp với các tổ chức từ thiện để tìm giải pháp lâu dài cho tình hình này.

Khó khăn với Tổng thống Pháp trước thềm cải tổ nội các (10/01/2024)

Hiện Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang đối mặt với thách thức ngày càng tăng từ lãnh đạo đảng cực hữu Ma-rin Lơ pen. Mặc dù ông Macron không thể tái tranh cử vào năm 2027, nhưng việc cải tổ chính phủ của ông được coi là rất quan trọng để giúp ngăn chặn bà Marine Le Pen trở thành tổng thống trong kỳ bầu cử tiếp theo, từ đó bảo vệ các giá trị truyền thống mà các thành viên Liên minh châu Âu đang theo đuổi.

Tổng thống Indonesia thăm Philippines làm sâu sắc quan hệ song phương (09/01/2024)

Từ hôm nay (9/11), Tổng thống Indonesia Joko Widodo bắt đầu chuyến thăm Philippin 3 ngày. Chuyến thăm một lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của mối quan hệ song phương, trong bối cảnh năm 2024 đánh dấu 75 năm hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm lần này diễn ra ngay trước cuộc tổng tuyển cử tại Indonesia chuẩn bị diễn ra vào tháng 2 tới, với việc Tổng thống Joko Widodo hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai. Bởi vậy, kết quả chuyến công du được dự báo sẽ là một trong những dấu ấn đối ngoại nổi bật của ông trong chặng cuối nhiệm kỳ.

Nước Mỹ “nóng” trước mùa bầu cử 2024 (08/1/2024)

Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những có bài phát biểu tranh cử lớn đầu tiên trong năm 2024, với những lời lẽ công kích nhau mạnh mẽ. Đáng chú ý, việc Tổng thống Joe Biden phát biểu mở màn Năm bầu cử 2024 đúng vào dịp tròn 3 năm cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol và tại một địa danh lịch sử cho thấy những “hàm ý đặc biệt” của nhà lãnh đạo này. Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đang làm nóng cuộc bầu cử, dù còn 10 tháng nữa mới diễn ra. Báo chí quốc tế nhận định: Bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ là sự kiện quốc tế nổi bật hàng đầu trong năm 2024 này với những cuộc đua rất khốc liệt và không có sự nhượng bộ.

Những ưu tiên của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024 (04/1/2024)

Năm 2024 này, Lào đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN sau khi tiếp quản từ Indonesia. Kể từ khi gia nhập mái nhà chung ASEAN năm 1997, Lào từng hai lần đảm đương vai trò Chủ tịch ASEAN trong các năm 2004 và 2016 và có nhiều đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trở lại cương vị Chủ tịch ASEAN 2024, bối cảnh mới vừa là cơ hội để Lào quảng bá hình ảnh và nâng cao vai trò vị thế của đất nước, đồng thời cũng sẽ có nhiều thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp và khó lường như hiện nay.

Vì sao Anh “sẵn sàng can thiệp trực tiếp” tại Biển Đỏ (03/1/2024)

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps vừa tuyên bố Anh sẵn sàng hành động trực tiếp để ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào các tàu vận chuyển hàng có liên kết với Israel trên Biển Đỏ. Anh đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh có những đồn đoán cho rằng Mỹ, Anh và một số quốc gia châu Âu khác đang chuẩn bị thực hiện làn sóng không kích nhằm vào lực lượng Houthi do những căng thẳng gia tăng tại vùng biển này. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc Anh tham gia vào kế hoạch tấn công Houthi của phương Tây sẽ đặt nước này vào tình thế nguy hiểm, đồng thời khiến cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas ở Trung Đông lan rộng. Vậy vì sao Anh lại “sẵn sàng can thiệp trực tiếp tại Biển Đỏ”, liệu đó chỉ là cách Anh thể hiện sự sát cánh với đồng minh Mỹ trong việc ủng hộ Israel hay do những lợi ích của Anh liên quan đến tuyến vận tải này?

Trở lại cương vị Chủ tịch ASEAN - cơ hội để Lào quảng bá hình ảnh và thúc đẩy khả năng phục hồi ASEAN (02/01/2024)

Năm 2024, Lào đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN sau khi tiếp quản từ Indonesia. Kể từ khi gia nhập mái nhà chung ASEAN năm 1997, Lào từng hai lần đảm đương vai trò này vào các năm 2004 và 2016, với nhiều đóng góp tích cực.

Những dự báo về tình hình thế giới năm 2024 (1/1/2024)

Năm 2023 có thể nói là một năm đầy biến cố với các cuộc xung đột lớn, nền kinh tế thế giới phục hồi yếu sau đại dịch COVID-19, cùng với đó là những trận động đất thảm khốc gây thiệt hại to lớn, tác động sâu sắc đến tình hình chính trị, an ninh-quốc phòng và đời sống-xã hội toàn cầu. Từ bức tranh màu xám năm 2023, dư luận đang kỳ vọng những tia sáng mong manh khi thế giới bắt đầu bước sang năm 2024. Thế nhưng, thách thức là vô cùng to lớn, khi xung đột vẫn còn đó, cạnh tranh nước lớn không ngừng tăng nhiệt trong khi tình hình biến đổi khí hậu vẫn vô cùng phức tạp. Vấn đề quốc tế hôm nay là một số góc nhìn mang tính dự báo của các chuyên gia quốc tế.

Israel thay đổi chiến lược tại dải Gaza (29/12/2023)

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant vừa tuyên bố, chiến dịch quân sự của nước này vào dải Gaza để tiêu diệt lực lượng Hamas có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Tuyên bố này càng làm dấy lên những đồn đoán rằng Israel có thể sắp thay đổi chiến lược tại Gaza, nhất là khi các quan chức Mỹ gần đây nhiều lần đề cập việc đang thảo luận với Israel về việc giảm bớt các đợt bắn phá dữ dội trên diện rộng để hạn chế thương vong cho dân thường.

Bức tranh toàn cảnh về xu hướng cạnh tranh giữa các nước lớn trong một năm 2023 nhiều biến động (28/12/2023)

Trong bức tranh toàn cảnh về xu hướng cạnh tranh giữa các nước lớn trong năm 2023 nhiều biến động, trục quan hệ Mỹ-Trung vẫn là tâm điểm toàn cầu với nhiều trồi sụt, cùng với đó là những căng thẳng, rạn nứt tiếp diễn trong quan hệ Mỹ-Nga, Nga-NATO hay Trung Quốc-Liên minh châu Âu (EU)... Tuy nhiên, hình ảnh nổi bật những tháng cuối năm lại là Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay thiện chí chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố San Francisco, bang California (Mỹ), bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC diễn ra tháng 11 vừa qua. Liệu đây có phải là tín hiệu cho những xu hướng mới tích cực hơn - không chỉ cho quan hệ Mỹ-Trung mà còn cho các trục quan hệ lớn toàn cầu hiện nay? Thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.

Châu Âu đón kỳ nghỉ lễ với lo ngại an ninh (27/12/2023)

Cuộc xung đột kéo dài hơn hai tháng qua ở Trung Đông đang làm gia tăng mối lo ngại bạo lực có thể lan rộng ở khu vực châu Âu, nhất là sau các vụ tấn công xảy ra tại một số nước thời gian gần đây. Áo, Đức và Tây Ban Nha đã nhận dấu hiệu cho thấy, một nhóm Hồi giáo muốn thực hiện các vụ tấn công trong dịp nghỉ lễ cuối năm này. Trước đó, Ủy ban châu Âu thông báo, sẽ chi thêm 30 triệu ơ-rô để tăng cường an ninh ở những khu vực dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các địa điểm tôn giáo. Lực lượng cảnh sát ở một số nước trong Liên minh châu Âu cũng đang tăng cường an ninh tại các địa điểm tập trung đông người. Vậy, những lo ngại về an ninh kéo dài tác động ra sao tới các nước EU và nguyên nhân dẫn đến những bất ổn này là gì? Phóng viên Anh Tuấn, thường trú tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.

Chính trường Mỹ trong năm 2023 (26/12/2023)

Những biến động dồn dập của tình hình trong nước và quốc tế diễn ra trong năm 2023 đã khiến nước Mỹ phải thay đổi cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại. 2023 cũng là năm khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống. Bởi thế các diễn biến trên chính trường cũng như nhiều vấn đề nội tại của nước Mỹ trong năm này phần nào tác động đến năm bầu cử 2024. Hơn thế nữa, năm cuối nhiệm kỳ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ việc củng cố “di sản” cho đến việc tạo lợi thế trong cuộc đua sắp tới.

Trung Đông một năm đầy biến động (25/12/2023)

Bất định và phức tạp là những đặc tính của cục diện khu vực Trung Đông trong năm 2023, một năm đã chứng kiến nhiều biến động mới trên cả hai chiều hướng: hòa giải và xung đột. Quan hệ Iran với các nước Saudi Arabia, Iraq, Syria và Liên đoàn Ả-rập, vấn đề Yemen đã có được những kết quả tích cực. Sự gắn kết toàn khu vực sẽ trở nên hoàn hảo nếu không có sự xuất hiện của cuộc xung đột ở dải Gaza. Cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas bất ngờ bùng phát hồi tháng 10 năm nay đã đẩy khu vực đến bên bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện. Không chỉ vậy, xung đột còn kéo theo một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, gây ra những tác động kinh tế nặng nề, khiến triển vọng hòa bình Israel - Palestine mờ mịt hơn bao giờ hết.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: