logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nỗ lực mới của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm khôi phục Thoả thuận ngũ cốc Biển Đen (04/9/2023)

Theo kế hoạch, hôm nay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có chuyến thăm Nga nhằm thảo luận về việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Ngày 17/7 vừa qua, Nga đã đình chỉ tham gia thỏa thuận này với lý do những phần liên quan đến Nga trong thỏa thuận đã không được các bên thực hiện. Tuy nhiên, phía Nga vẫn để ngỏ cánh cửa cho việc nối lại sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nếu các điều kiện của Nga được đáp ứng. Liệu các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ có đem lại bước tiến mới nào cho việc khai thông xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng như hiện nay?

Châu Phi bất ổn sau hai vụ đảo chính ở Niger và Gabon (01/9/2023)

Niger và Gabon đang là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế sau khi một nhóm sĩ quan quân đội tuyên bố nắm quyền. Vụ Gabon xảy ra khi các nước châu Phi và Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn đau đầu với tình hình ở Niger, quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng với an ninh khu vực Tây Phi. Nhóm Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã bày tỏ lo ngại về bất ổn ở châu Phi sau hai vụ đảo chính ở Niger và Gabon . Trong đó, Gabon là vụ chính biến thứ 8 trong vòng 3 năm qua tại Tây và Trung Phi. Điều gì đang xảy ra tại các quốc gia này và đâu là nguyên nhân khiến châu Phi rơi vào tình trạng bất ổn như vậy?

Đức quyết tâm phục hồi nền kinh tế sau suy giảm (31/8/2023)

Chính phủ Đức vừa thống nhất triển khai gói giảm thuế cho doanh nghiệp lên tới 32 tỷ Euro trong vòng 4 năm tới. Gói giảm thuế giá trị lớn này được kỳ vọng có thể tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu, trong bối cảnh kinh tế Đức đã trải qua 2 quý suy giảm và bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả so với các nền kinh tế lớn khác, thậm chí là trì trệ nhất ở châu Âu. Gói giảm thuế là một phần trong dự luật có tên “Luật Cơ hội Tăng trưởng” có hiệu lực trong 4 năm, là trọng tâm trong kế hoạch thúc đẩy kinh tế của chính phủ Đức. Tuy nhiên, 3 đảng trong liên minh cầm quyền ở Đức gồm Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do hiện vẫn còn khá nhiều bất đồng liên quan đến các chính sách kinh tế, dẫn đến những hoài nghi về khả năng chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz có thể giải quyết các vấn đề của đất nước.

Liên minh châu Âu trước nhu cầu cấp bách mở rộng khối (30/8/2023)

Trong tuyên bố mới nhất, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở rộng liên minh, kết nạp các quốc gia thành viên mới trước năm 2030. Ông nhấn mạnh đây là một mục tiêu tham vọng nhưng thiết yếu, qua đó khẳng định châu Âu thực sự nghiêm túc trong vấn đề mở rộng quy mô. Cần nhắc lại, Liên minh châu Âu (EU) trước nay vẫn đang tồn tại nhiều bất đồng trong việc kết nạp các thành viên mới thuộc khu vực Tây Ban-căng. Vậy vì sao giới chức Liên minh châu Âu lại thúc đẩy vấn đề vốn gây chia rẽ vào thời điểm hiện nay? Lộ trình và triển vọng nào cho mục tiêu lớn này ra sao? Chuyên gia nghiên cứu về châu Âu Vũ Đoàn Kết, Học viện Ngoại giao phân tích vấn đề này.

Trung Quốc gia tăng hợp tác an ninh với châu Phi qua “Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc - châu Phi” (29/8/2023)

Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc-châu Phi lần thứ ba được tổ chức từ 28/8- 2/9 là một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần này. Diễn đàn diễn ra ngay sau chuyến công du Nam Phi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và trong bối cảnh các cường quốc “tăng tốc” trong cuộc đua gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi. Có thể thấy, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi trong hàng thập kỷ qua chủ yếu ở khía cạnh kinh tế, đầu tư. Tuy nhiên, gần đây, khi công bố “Sáng kiến an ninh toàn cầu”, Trung Quốc có nhiều động thái gia tăng hợp tác quốc phòng và quân sự với các quốc gia châu Phi. Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc-châu Phi lần này phần nào phản ánh cách tiếp cận mới về hợp tác của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.

Nỗ lực của Ấn Độ trong việc tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu (28/8/2023)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa có chuyến thăm Hy Lạp. Đây là chuyến thăm Hy Lạp đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ sau 40 năm. Với chuyến thăm này, Ấn Độ sẽ mời Hy Lạp tham gia chương trình "Sản xuất tại Ấn Độ", đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng, công nghệ. Sau chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Ủy ban châu Âu vào năm ngoái, với chuyến thăm này, Ấn Độ đang nỗ lực tiếp cận thị trường EU đồng thời thể hiện chính sách đối ngoại cân bằng với khu vực này, cùng với đối tác Mỹ. Phóng viên Phan Tùng, TT Đài TNVN tại Ấn Độ phân tích rõ hơn vấn đề này.

Chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ ((25/8/2023)

Theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, Bộ trưởng Gina Raimondosẽ có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, liên quan tới quan hệ thương mại Mỹ-Trung, các thách thức mà doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt cũng như những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác. Trong bối cảnh, căng thẳng Mỹ-Trung thời gian qua rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, liệu chuyến thăm tới Trung Quốc lần này của Bộ trưởng Thương mại Mỹ có đạt được kỳ vọng? Phóng viên Tuấn Đạt, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích về chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và những tác động (24/8/2023)

Năm 2023 từng được xem là thời điểm vàng để kinh tế Trung Quốc bùng nổ trở lại sau đại dịch Covid-19, vừa đưa đất nước quay trở lại quỹ đạo phát triển vừa góp phần vào tăng trưởng toàn cầu. Thế nhưng thực tế những gì đang diễn ra lại không như mong đợi, khiến cho kỷ nguyên tăng trưởng thần tốc của nước này chững lại. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã hạ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ 5,2% trong năm nay xuống 4,5% vào năm 2024. Vậy sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện những vấn đề gì? Điều này sẽ tác động ra sao đến tổng thể kinh tế khu vực và toàn cầu; cũng như cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đang ngày càng nóng bóng?

Đàm phán thất bại - Cục diện chính trị, an ninh Niger rẽ theo hướng nào? (23/8/2023)

Gần 1 tháng sau cuộc đảo chính quân sự, những diễn biến chính trị, an ninh ở Ni-giê vẫn là tâm điểm chú ý trong dòng thời sự quốc tế. Thực tế, cuộc đàm phán mới nhất và cũng là đầu tiên giữa phái đoàn ECOWAS và lực lượng quân sự Niger đã không đạt được kết quả nào và hai bên cũng đã tiến hành một số động thái quân sự đáng chú ý, dấy lên nguy cơ xung đột vũ trang. Liệu hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực ngoại giao hay phải sử dụng biện pháp quân sự?

“Kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Trung Quốc và Nam Phi (22/8/2023)

Hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức Nam Phi. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Tập trong năm nay sau khi thăm Nga hồi tháng 3, được cho là nằm trong chiến lược tăng cường quan hệ với các quốc gia đang phát triển và mới nổi của Trung Quốc. Nam Phi hiện là đối tác chiến lược toàn diện của Trung Quốc và là quốc gia châu Phi đầu tiên tham gia hợp tác trong Sáng kiến Vành đai, Con đường do Trung Quốc khởi xướng. Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai quốc gia, trong một giai đoạn được đánh giá là “kỷ nguyên vàng”, trong đó tập trung nhiều nhất vào hợp tác kinh tế. Phóng viên Tuấn Đạt, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc phân tích những góc nhìn rõ hơn vấn đề này.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS tăng cường quan hệ đối tác và xem xét mở rộng thành viên (21/8/2023)

Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm BRICS, tập hợp các nền kinh tế mới nổi gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là lần đầu tiên hội nghị BRICS được tổ chức theo hình thức trực tiếp kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra trong bối cảnh các quốc gia thành viên đang nỗ lực hướng tới trật tự thế giới đa cực, mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và tăng tỷ trọng trong GDP toàn cầu. Dự kiến, việc mở rộng BRICS sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần này. Để có cái nhìn rõ nét hơn về hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra tại Nam Phi, phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn đánh dấu “thời đại mới” trong hợp tác ba bên (18/8/2023)

Hôm nay (18/08), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh “lịch sử” với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumyo và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden chào đón các nhà lãnh đạo nước ngoài đến Trại David kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2021. Đây cũng là cuộc gặp ba bên trực tiếp giữa nguyên thủ ba nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc mà không phải bên lề một sự kiện nào đó.
Phát biểu tại cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn, Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken cho biết, Wasinton tin tưởng hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản và Hàn Quốc diễn ra hôm nay, sẽ đánh dấu “thời đại mới” trong quan hệ hợp tác ba bên. Việc ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường hợp tác, nhất là xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực an ninh sẽ tác động ra sao tới tình hình khu vực và thế giới? Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.

Những tính toán của Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) đằng sau ý tưởng “đổi đất lấy hoà bình” cho Ukraine (17/8/2023)

Trong diễn biến mới nhất liên quan cuộc xung đột Nga-Ukraine, một quan chức hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa đề xuất một giải pháp được cho là có khả năng khơi thông những bế tắc hiện nay. Theo đó, Ukraine có thể lựa chọn phương án “đổi đất lấy hoà bình”, từ bỏ một phần lãnh thổ cho Nga để có thể trở thành thành viên của NATO. Ngay lập tức, chính quyền Ucraina đã bày tỏ giận dữ và bác bỏ đề xuất này. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu có phải giới chức NATO đã hết kiên nhẫn với cuộc xung đột Nga- Ukraine nên đã đưa ra một giải pháp chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối này? Đặc biệt trong bối cảnh Nga bình luận rằng, “nguồn lực quân sự của Ukraine gần như cạn kiệt”; đồng thời vừa thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào khu vực biên giới Ba Lan - một thành viên sườn phía Đông của NATO cùng các diễn biến căng thẳng mới trên Biển Đen.

Tầm quan trọng của thỏa thuận quốc phòng lịch sử giữa Nhật Bản – Australia (16/8/2023)

Nằm trong nỗ lực tăng cường mối quan hệ Đối tác Chiến lược Đặc biệt, Nhật Bản và Australia đã thông qua Thỏa thuận Tiếp cận Đối ứng và thỏa thuận này chính thức có hiệu lực từ ngày 13 tháng 8. Đây được đánh giá là một thỏa thuận quốc phòng mang tính lịch sử giữa hai nước, nhằm tạo điều kiện cho các lực lượng quân sự Australia và Nhật Bản hợp tác chặt chẽ hơn trong công tác huấn luyện quân sự, tiếp cận căn cứ và hậu cần. Thỏa thuận quốc phòng này là minh chứng cho sự thay đổi chính sách quốc phòng của Nhật Bản theo hướng hợp tác mở rộng và chủ động hơn.

2 năm dưới quyền Taliban, những lời hứa ngày một xa vời (15/8/2023)

Hôm nay là tròn 2 năm ngày Taliban tiến hành tấn công chớp nhoáng vào thủ đô Ka-bun và giành quyền kiểm soát đất nước Afganistan. Cuộc rút quân hỗn loạn của phương Tây vào thời điểm đó đã đặt dấu chấm hết cho 2 thập kỷ Mỹ duy trì hiện diện quân sự tại Afganistan, mở ra một thời kỳ mời cho quốc gia Nam Á này. Chỉ có điều, đó không phải là một thời kỳ tươi sáng như người dân Afganistan cũng như cộng đồng quốc tế từng hi vọng – dù là mong manh. 2 năm dưới thời Taliban, những lời hứa của lực lượng này về việc đảm bảo quyền của phụ nữ, người dân tộc thiểu số không những không thành hiện thực mà còn trở thành câu chuyện đầy nhức nhối khi hàng loạt quy định khắc nghiệt liên tiếp được ban hành. Cùng với tình hình nhân đạo ngày một trầm trọng là những nỗi lo ngại về khủng hoảng kinh tế, an ninh. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á phân tích rõ hơn về tình hình tại Afganistan sau 2 năm dưới thời Taliban.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: