logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tổng thống Macron từ chối chỉ định Thủ tướng – Pháp lún sâu vào bế tắc chính trị (28//2024)

Sau 2 ngày đàm phán với các lãnh đạo đảng và Quốc hội để phá vỡ bế tắc trong việc thành lập chính phủ sau bầu cử, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã quyết định không chỉ định Thủ tướng theo đề xuất của liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP). Quyết định của ông Ma-crông đã vấp phải sự giận dữ của các đảng trong Quốc hội, thậm chí khiến ông bị đe dọa luận tội. Theo lý giải của Tổng thống Emmanuel Macron, ông ưu tiên xây dựng một “Mặt trận Cộng hòa” với một gương mặt dẫn dắt đủ uy tín nhằm đảm bảo sự ổn định của thể chế trong việc thúc đẩy các vấn đề cấp bách sắp tới cũng như khẳng định vị trí và vai trò của Pháp trên trường quốc tế. Nhưng theo đánh giá của giới phân tích, đây là mục tiêu không dễ dàng khi Quốc hội Pháp đang bị chia rẽ sâu sắc với 3 khối nắm giữ số ghế gần như bằng nhau là cánh tả, trung dung và cực hữu. Phóng viên Mạnh Hà, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích rõ hơn về tình thế của nước Pháp hiện tại.

“Đàm phán ngừng bắn đổ vỡ - xung đột Trung Đông trước nguy cơ leo thang” (27/08/2024)

Bất chấp những kỳ vọng của cộng đồng quốc tế, bất chấp những lời cảnh báo của các bên trung gian về “cơ hội cuối cùng để đạt được thỏa thuận”, vòng đàm phán mới nhất tại Cairo, Ai Cập về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã kết thúc mà không đạt kết quả. Dù các bên trung gian đã đưa ra các đề xuất mới nhằm thu hẹp khoảng cách giữa Israel và Hamas cũng như về cơ chế thực hiện kế hoạch ngừng bắn, nhưng việc Israel kiên quyết duy trì sự hiện diện của quân đội nước này tại Hành lang Philadelphi dọc biên giới Ai Cập-Gaza đã trở thành một điểm bế tắc chính.

Nga-Trung thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện trong bối cảnh mới (23/8/2024)

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vừa kết thúc chuyến thăm Nga từ ngày 20 đến ngày 22/8 theo lời mời của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Khẳng định mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Nga và Trung Quốc thể hiện tình hữu nghị to lớn và sự ổn định trong quan hệ song phương, giới chức hai bên kỳ vọng thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện trong bối cảnh mới. Có thể nói, căng thẳng và sức ép từ phương Tây đang tiếp tục là động lực để Nga và Trung Quốc thắt chặt hơn nữa quan hệ. Nhưng làm sao để xử lý hài hoà lợi ích song phương và tìm kiếm được những lĩnh vực hợp tác mũi nhọn, vẫn sẽ là những bài toán đặt ra. Và chuyến thăm Nga lần này của Thủ tướng Trung Quốc cũng không là ngoại lệ!

Đằng sau làn sóng bất ổn chính trị tại Nam Á (22/8/2024)

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina – người vừa tái đắc cử hồi đầu năm đã phải tuyên bố từ chức và nhanh chóng rời khỏi đất nước trong làn sóng biểu tình bạo lực khiến hàng trăm người thiệt mạng. Trước Bangladesh, hồi năm 2022, chính phủ của hai quốc gia Nam Á khác là Pakistan và Sri Lanka cũng đã bị lật đổ: Pakistan do bỏ phiếu tại Quốc hội, còn Sri Lanka cũng do biểu tình. Dù lật đổ bằng phương thức nào, nhưng việc 3 chính phủ phải ra đi chỉ trong vòng 3 năm cho thấy làn sóng bất ổn chính trị tại khu vực, nhất là khi các cuộc biểu tình cũng bắt đầu nhen nhóm tại một số quốc gia khác như Ne-pal, Bhutan. Vậy căn nguyên của sự bất ổn chính trị tại Nam Á là gì, và liệu có những tác động nào của các lực lượng bên ngoài giống như đã từng xảy ra trong các cuộc “cách mạng màu” tại châu Âu, Trung Đông trước đây?

Chuyến thăm lịch sử tới Ba Lan và Ucraina của Thủ tướng Ấn Độ Modi (21/8/2024)

Thủ tướng Ấn Độ Modi bắt đầu chuyến công du tới hai nước Ba Lan và Ucraina. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới quốc gia Đông Âu này kể từ sau năm 1979. Trọng tâm của chuyến thăm lần này sẽ là tái khởi động quan hệ song phương giữa hai nước. Sau chuyến công du tới Ba Lan, Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ thăm Ucraina. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Ucraina kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây hơn 30 năm. Trước đó vài tuần, Thủ tướng Ấn Độ Mô-đi cũng đã có chuyến thăm Nga đầu tiên sau 5 năm. Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ucraina chưa có dấu hiệu kết thúc, việc Thủ tướng Ấn Độ liên tiếp tới thăm hai nước bên bờ chiến tuyến cho thấy điều gì? Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến thăm “mang tính bước ngoặt và lịch sử” tới Ba Lan và Ucraina của Thủ tướng Ấn Độ Modi, Phóng viên Dũng Hoàng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ và phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Séc, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích vấn đề này.

Sự kỳ vọng của Đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử tại Mỹ (20/8/2024)

Tuần này, hàng chục nghìn người có mặt tại thành phố Chicago (Mỹ) để tham dự Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ năm 2024. Theo truyền thống, mục đích của đại hội là chính thức đề cử ứng cử viên Tổng thống của đảng. Nhưng năm nay, bà Kamala Harris đã chính thức giành được đề cử vào đầu tháng này vì thế, việc đề cử chỉ mang tính chất nghi thức. Mục đích thực sự của đại hội là nhằm thu hút sự ủng hộ cho ứng cử viên Kamala Harris trong bối cảnh cục diện tranh cử đang có sự xoay chuyển rõ rệt. Việc bà Kamala Harris (59 tuổi) tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng được đánh giá đã thổi năng lượng và sự phấn khởi vào một Đảng Dân chủ. Giới quan sát cho rằng, Đảng Dân chủ có “hy vọng mới” nhưng vẫn còn những “mối lo” cũ. Để tìm hiểu rõ hơn, PV Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích.

Thái Lan có Thủ tướng mới: “Kỳ vọng mở ra giai đoạn phát triển mới cho Thái Lan” (19/8/2024)

Chính trường Thái Lan cuối tuần qua đã bước sang một trang mới với việc Hạ viện Thái Lan bỏ phiếu bầu chọn bà Paetongtarn Shinawatra, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái làm Thủ tướng thứ 31 của nước này. Với kết quả 319 phiếu thuận, 145 phiếu chống và 27 phiếu trắng, bà Paetongtarn trở thành nữ Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Thái Lan, thay cho người tiền nhiệm vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi hiệm hôm 14/8.Sự trẻ trung, nhiệt huyết và năng động của bà Paetongtarn được cho sẽ mang đến làn gió mới và tạo nhiều dấu ấn cho đất nước Thái Lan trong nhiệm kỳ sắp tới. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng: Nữ Thủ tướng mới của Thái Lan cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Phóng viên Ngọc Diệp - Thường trú Đài TNVN tại Thái Lan phân tích rõ hơn vấn đề này.

Trung Đông nín thở trước những nỗ lực ngoại giao nhằm giảm nhiệt căng thẳng (16/8/2024)

Trung Đông đang nín thở trước các nỗ lực ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực. Tại Doha, Qatar diễn ra các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza với sự tham gia của các quan chức của Israel, Qatar, Mỹ và Ai Cập. Sau các cuộc đàm phán này, các nhà trung gian hòa giải dự kiến sẽ tham vấn với Hamas. Trong khi đó, phía Iran và Israel liên tiếp đưa ra những tuyên bố và động thái cứng rắn, khiến dự luận lo ngại các cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông ngày càng leo thang nghiêm trọng. Liệu các bên có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn từ đống đổ nát của Gaza? Iran và lực lượng ủy nhiệm Hezbollah sẽ trả đũa Israel như thế nào và các bên có lắng nghe các lời kêu gọi kiềm chế?

Thủ tướng Nhật Bản thông báo không tranh cử vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do cầm quyền và thôi giữ chức Thủ tướng Nhật Bản (15/8/2024)

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thông báo ông sẽ không tranh cử vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền vào tháng tới và tiếp theo đó sẽ là các thủ tục để thôi giữ chức Thủ tướng Nhật Bản sau 3 năm tại vị. Đây là thông tin gây bất ngờ với dư luận và chính giới, thậm chí ngay cả đối với nội bộ Đảng LDP. Quyết định của Thủ tướng Nhật Bản sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trên chính trường Nhật Bản, tác động đến các chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia này trong bối cảnh tình hình kinh tế Nhật Bản cũng như môi trường địa chính trị khu vực và quốc tế đang có nhiều thách thức.

Tổng thống Palestine thăm Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực tìm giải pháp hạ nhiệt Trung Đông (14/8/2024)

Căng thẳng ở Trung Đông đang bị đẩy lên cao trước nguy cơ về một cuộc tấn công tiềm tàng của Iran sau hai vụ sát hại quan chức cấp cao của Hamas và Hecbola. Còn tại Dải Gaza, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas kéo dài từ ngày 7/10 năm ngoái đến nay đã khiến khoảng 40.000 người thiệt mạng. Trước tình hình này, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đang có chuyến thăm Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm nỗ lực tìm giải pháp hạ nhiệt khu vực. Lựa chọn Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến thăm khá bất ngờ, Tổng thống Palestine kỳ vọng gì từ các quốc gia này? Liệu kết quả của chuyến công du sẽ tác động ra sao đến các diễn biến vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại Trung Đông? Đại sứ Nguyễn Quang Khai – người có nhiều năm công tác tại Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.

Thỏa thuận Gaza trước thời điểm quyết định (13/8/2024)

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Ai Cập và Qatar đã kêu gọi Israel và Hamas nối lại đàm phán trong tuần này để hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza và giải phóng các con tin. Thời gian dự kiến là ngày 15/8 và địa điểm dự kiến là Cairo, Ai Cập hoặc Doha, Qatar. Hiện nay Israel đã chấp nhận lời mời tham dự các cuộc đàm phán được đề xuất tại Cairo hoặc Doha, trong khi Hamas vẫn chưa phản hồi. Các nước trung gian Mỹ, Ai Cập và Qatar cho rằng Israel và Hamas đề xuất đàm phán lần này là “cơ hội cuối cùng” để các bên đạt được thỏa thuận trước khi xung đột trong khu vực leo thang thành cuộc chiến toàn diện cũng như trước khi các bên trung gian hết động lực cho các nỗ lực hòa giải. Vậy liệu Israel và Hamas có nắm bắt lấy “cơ hội cuối cùng” này ở thời điểm quyết định?

Xung đột thương mại giữa EU và Trung Quốc sẽ tác động ra sao tới khu vực và toàn cầu? (12/8/2024)

Trung Quốc vừa khiếu nại Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sau khi khối này tung đòn thuế quan lên xe điện nhập từ Bắc Kinh. Trước đó, phía Trung Quốc cũng đã cáo buộc khối này có hành vi không công bằng trong cuộc điều tra chống trợ cấp và phản ứng bằng cách mở cuộc điều tra chống bán phá giá liên quan đến một số sản phẩm thịt lợn từ EU. Dù cả EU và Trung Quốc đều không mong muốn xung đột thương mại leo thang quy mô lớn vào thời điểm này, nhưng việc hai bên liên tiếp mở các cuộc điều tra chống bán phá giá nhằm vào các sản phẩm của nhau, đang làm dấy lên lo ngại về cuộc chiến thương mại quy mô lớn. Xung đột thương mại giữa EU và Trung Quốc sẽ tác động ra sao tới khu vực và toàn cầu và liệu căng thẳng giữa hai bên có chạm lằn ranh đỏ?

Chờ đợi gì ở cặp đôi Harris – Walz của đảng Dân chủ trong kế hoạch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ? (8/8/2024)

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris - ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ vừa quyết định chọn Thống đốc bang Minnesota Tim Walz làm người liên danh tranh cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ngay sau đó, bộ đôi Harris – Vanlz đã có cuộc vận động tranh cử tại bang Pennsylvania, mở đầu cho chuyến vận động tranh cử kéo dài tại các bang chiến địa.
Khi lựa chọn ông Tim Valz làm “phó tướng”, bà Harris cho biết điều khiến bà chú ý ở người liên danh tranh cử là niềm tin của ông về việc đấu tranh cho các gia đình trung lưu cũng như việc ông nhận được sự ủng hộ của nhóm cử tri da trắng ở nông thôn. Vậy ông Tim Valz thực sự có thế mạnh gì để thúc đẩy chiến dịch tranh cử của và Ha-rít, và bộ đôi Harris – Valz liệu có “làm nên chuyện” trước bộ đôi Trump – Vance của đảng Cộng hòa.

Những bất ổn chính trị tại Bangladesh có thể kéo theo những hệ lụy cho khu vực Nam Á (7/8/2024)

Bangladesh - quốc gia ở khu vực Nam Á đang đối mặt với biến động chính trị nghiêm trọng sau khi nữ Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi đất nước do sức ép của những người biểu tình phản đối chính sách tuyển dụng công chức. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho hành trình 15 năm nắm quyền của nữ chính trị gia từng nổi tiếng vì góp phần chấm dứt chế độ quân chủ và hồi sinh nền kinh tế Bangladesh. Chiếc trực thăng vội vã đưa bà Hasina rời Bangladesh vào ngày 5/8 để lại đất nước đầy rối ren. Một chính phủ lâm thời được thành lập liệu có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện nay? Trong khi đó, các quốc gia khu vực lo ngại sự bất ổn chính trị ở Bangladesh có thể kéo theo những hệ lụy cho khu vực Nam Á. PV Phan Tùng – thường trú tại Ấn Độ theo dõi khu vực Nam Á cung cấp thêm góc nhìn về vấn đề này.

Biểu tình bạo lực lan rộng - thách thức với chính phủ Anh (06/8/2024)

Các cuộc biểu tình và đụng độ đang lan rộng tại nhiều thành phố ở Anh với sự gia tăng của bạo lực chống người Hồi giáo và cộng đồng những người thiểu số. Đây được xem là đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất tại Anh trong hơn một thập kỷ với những diễn biến nguy hiểm. Chính phủ và cảnh sát Anh đang nỗ lực kiểm soát tình hình và bảo đảm an ninh quốc gia. Đợt bùng phát bạo lực này xuất phát từ một thông tin sai lệch về danh tính và tôn giáo của nghi phạm trong vụ đâm dao khiến 3 bé gái thiệt mạng và 10 người khác bị thương tại thị trấn Southport, từ đó kích hoạt những thông điệp cực đoan gieo rắc thù hận, gây nên tình trạng bất ổn trên khắp nước Anh. Những “mũi nhọn” nhằm vào người nhập cư một lần nữa đặt chính phủ mới của Thủ tướng Kier Starmer trước nhiều thách thức, trong bối cảnh người tiền nhiệm Risisunuc cũng từng thất bại với chính sách nhập cư cứng rắn.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: