logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cách nào để người Việt chăm đọc sách hơn? (21/4/2024)

Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa đọc, từ năm 2014 Chính phủ chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa to lớn cũng như tầm quan trọng của việc đọc sách. Thế nhưng, sau 10 năm thói quen đọc sách của người Việt rất ít tiến triển, nếu không muốn nói là “lười đọc”. Làm sao để người Việt chăm đọc sách hơn cũng như cách nào để thay đổi thói quen đọc sách của người Việt? Dịch giả, chuyên gia văn hóa Nguyễn Quốc Vương và anh Nguyễn Quang Thạch - người khởi xướng và thực hiện chương trình Sách hóa Nông thôn sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Đề xuất hạn chế học sinh sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/ tuần là hợp lý? (31/3/2024)

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử dụng lao động căn cứ trên thời gian thực tế làm, khối lượng và chất lượng công việc. Quy định này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Đề xuất này có phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại nước ta? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội.

Những vấn đề đặt ra với công tác phòng chống lao trong cộng đồng (24/3/2024)

Thực tế cho thấy số người tử vong vì bệnh lao còn cao hơn nhiều so với số người tử vong do Covid-19 hay do tai nạn giao thông. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường ở mức cao thời gian gần đây càng khiến số người mắc các bệnh lý về hô hấp, trong đó có bệnh lao tăng cao, tạo thêm gánh nặng điều trị cho người bệnh, ngành y tế và xã hội. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm, nước ta có khoảng 172.000 bệnh nhân lao, nếu không được chữa trị, số người bị lây nhiễm sẽ tăng gấp nhiều lần. Trước thực tế này, Chương trình chống Lao Quốc gia đã triển khai đồng bộ các can thiệp phòng chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân được phát hiện, tăng cường chẩn đoán, điều trị để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giúp phục hồi hoạt động phát hiện bệnh lao trong cả nước. TS.BSCC Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Ngành du lịch cần làm gì để đạt mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2024? (25/2/2024)

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam công bố số liệu cho thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt trên 1,5 triệu lượt, tăng 10,3% so với tháng 12/2023 và tăng 73,6% so với cùng kỳ năm 2023. Con số này cao nhất kể từ khi nước ta “mở cửa” trở lại du lịch từ tháng 3/2022, tương đương với lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2019. Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng ghi nhận số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương. (Đà Nẵng ước đón gần 177.000 lượt; Hà Nội ước đón gần 103.000 lượt khách; Ninh Bình ước đón gần 100.000 lượt; Quảng Nam ước đón 97.000 lượt; Quảng Ninh ước đón 89.767 lượt; TP.HCM ước đón 75.000 lượt... ). Nhìn lại năm 2023, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt vượt xa so với mục tiêu 8 triệu lượt khách đã đặt ra. Lượtkìm kiếm của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam năm 2023 trên Google đạt mức tăng trưởng trên 75% - vươn lên xếp thứ 6 toàn cầu. Từ kết quả năm 2023 và những dấu hiệu tích cực từ đầu năm 2024 này, mục tiêu thu hút 18 triệu du khách quốc tế tới Việt nam năm nay có triển vọng đạt được. Vấn đề là cùng với “lượng”, phải tăng “chất”, để tăng giá trị đóng góp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế. Ông Nguyễn Công Hoan - Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội du lịch Việt Nam, Phó TGĐ Flamingo Holding Group sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Giải pháp nào ngăn chặn các loại tội phạm với những phương thức, thủ đoạn mới (10/12/2023)

Thời gian qua, nhiều loại hình tội phạm mới phát sinh như: lừa đảo trên môi trường mạng, buôn bán ma túy đe dọa đến an ninh trường học, bắt cóc trẻ em, mua bán người... Điều này gây tâm lý bất an cho người dân, đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Vậy giải pháp nào ngăn chặn các loại tội phạm với những phương thức, thủ đoạn mới?

Nếu coi dạy thêm, học thêm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần quản lý ra sao để tránh biến tướng? (03/12/2023)

Dạy thêm, học thêm không chỉ gây tốn kém cho phụ huynh, quá tải cho học sinh mà còn phô bày một hình ảnh xấu xí về người thầy khi nơi này nơi kia phản ánh có tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm, các nhà trường tổ chức dạy thêm với hình thức “tự nguyện kiểu ép buộc”. Tệ hơn, có chuyện học sinh bị trù dập, đối xử không công bằng chỉ vì không chịu đi học thêm. Vì thế, trên diễn đàn Quốc hội, vấn đề dạy thêm, học thêm một lần nữa trở thành chủ đề thảo luận của đại biểu và lãnh đạo ngành giáo dục. Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Nếu coi dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện có giúp giảm áp lực dạy thêm, học thêm hiện nay? Cần quản lý ra sao để tránh biến tướng?

Tuân thủ luật giao thông để không phải giá như (19/11/2023)

Hôm nay ngày 19-11-Ngày thế giới Tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do tai nạn giao thông. Ở trong nước, nhiều nơi tổ chức các hoạt động tưởng niệm để bày tỏ lòng thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông và chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Ngày này cũng là cơ hội để mỗi chúng ta nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè về sự trân quý đối với cuộc sống; là dịp để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông để bảo vệ chính mình và cộng đồng.

Nỗ lực thực hiện tốt công tác chăm lo người có công (29/10/2023)

Tiếp nối đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách lớn tri ân những người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc và bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đối với người có nhiều cống hiến cho đất nước. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Thực hiện tốt chính sách người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”. “Nỗ lực thực hiện tốt công tác chăm lo người có công, để chế độ ưu đãi phù hợp với công lao, mức độ cống hiến của người có công, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước”.

Xét công nhận Giáo sư, phó giáo sư năm 2023, cần thẩm định kỹ công bố quốc tế (22/10/2023)

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 642 ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023. So với danh sách ứng viên được hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023, đã có 89 ứng viên bị loại, trong đó có 18 ứng viên giáo sư và 71 ứng viên phó giáo sư.

Bài thơ “Bắt nạt” trong SGK Ngữ Văn 6 tiếp tục gây tranh cãi (15/10/2023)

Ngữ liệu trong sách giáo khoa mới lại bị dư luận bức xúc vì sự dễ dãi, ngô nghê và khó hiểu. Cụ thể, bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh in trong SGK Ngữ văn lớp 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được đánh giá bởi sự ngây ngô trong từ ngữ, gieo vần, tính nghệ thuật không cao và hoàn toàn không phù hợp để đưa vào làm ngữ liệu trong chương trình lớp 6. Thực tế từ khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, chất lượng ngữ liệu, văn bản đưa vào sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến THCS, THPT trở thành đề tài bàn tán, tranh luận của dư luận bởi chất lượng của nhiều ngữ liệu được đánh giá là dễ dãi, suồng sã, chất lượng kém xa so với các văn bản được đưa vào sách giáo khoa chương trình cũ. Vấn đề đặt ra, quá trình biên soạn và thẩm định Sách giáo khoa ra sao? Sách đã in liệu có nên loại bỏ những văn bản ngữ liệu kém chất lượng bị dư luận phản ánh?

Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao? (08/10/2023)

Đầu năm học mới 2023 - 2024, liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dư luận không khỏi bức xúc. Điều đáng lo ngại là bạo lực học đường không chỉ trở nên phổ biến mà tính chất côn đồ, hung hãn cũng ngày càng gia tăng. Nếu như không ngăn chặn kịp thời thì ranh giới dẫn tới phạm tội vị thành niên là rất mong manh. Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao?

Chống ô nhiễm nhựa không phải là câu chuyện của riêng ai (01/10/2023)

“Rác thải nhựa” là cụm từ không còn xa lạ bởi nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống của chúng ta. Những thông tin về ô nhiễm rác thải nhựa xuất hiện hầu hết mỗi ngày, ở những mức độ cảnh báo khác nhau. Mới trong tuần này, Đại học Waseda (Nhật Bản) đã công bố nghiên cứu chính thức cho thấy “con người, động vật đã hít hoặc ăn hạt vi nhựa và chúng được phát hiện trong nhiều cơ quan như phổi, máu, tim và nhau thai”. Thậm chí vi nhựa còn được tìm thấy trong các đám mây… Nhựa đã từng là phát minh tuyệt vời của nhân loại, nhưng chúng ta đang quá lạm dụng những vật phẩm làm từ nhựa, nhất là nhựa dùng 1 lần khiến nguy cơ rác thải nhựa nhấn chìm con người và các sinh vật ngày càng hiện hữu. Vậy làm thế nào để chung tay chống ô nhiễm nhựa cũng như giảm tác hại của ô nhiễm nhựa đến môi trường và sức khỏe con người?

Không gian nghệ thuật công cộng: Làm sao để giữ gìn, khai thác bền vững? (10/9/2023)

Những năm gần đây, các không gian nghệ thuật công cộng ra đời góp phần tạo cảnh quan sạch, đẹp, mang đến những trải nghiệm văn hóa cho cộng đồng, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác, các không gian này bị xuống cấp, không còn giữ được vẻ đẹp ban đầu, có nguy cơ trở thành “rác nghệ thuật”. Vậy, làm thế nào để bảo vệ, khai thác một cách bền vững những không gian nghệ thuật công cộng này? Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

“Gói” hỗ trợ giúp công nhân tránh vướng vào tín dụng “đen” (20/8/2023)

Tổ chức tài chính vi mô CEP thuộc Liên đoàn Lao động TP.HCM và liên đoàn lao động 9 tỉnh phía Nam đã ký cung cấp gói vay hơn 50.000 tỉ đồng cho công nhân phòng chống tín dụng đen. Gói vay này được cam kết thực hiện trong 5 năm (2023 - 2028) cho hơn 1,41 triệu lượt vay vốn của công nhân, hộ gia đình công nhân. Cùng với chương trình cho vay ưu đãi, Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố phía Nam còn tập trung nâng cao kiến thức tài chính, giúp người lao động phòng tránh tín dụng đen và quản lý hiệu quả tài chính cá nhân. Cùng bàn luận rõ hơn nội dung nay với khách mời là ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo vệ trẻ em tránh những rủi ro trên môi trường mạng internet (30/7/2023)

Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi - trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè, người thân. Đáng chú ý, có tới hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Cần nhìn nhận rằng, việc sử dụng điện thoại, Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận các kiến thức một cách trực quan, sinh động. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet một cách hợp lý.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: