logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Công an Vĩnh Phúc bảo đảm an ninh, trật tự cho SEA Games 31 (02/5/2022)

- Công an Vĩnh Phúc bảo đảm an ninh, trật tự cho SEA Games 31.
- Biển số xe có phải là tài sản?
- Tăng cường bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải, Yên Bái.

Chính phủ ban hành Chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế (03/05/2022)

Ngày 12/4/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 54 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết đặt mục tiêu hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Hà Nội tràn lan bãi gửi xe trái phép- đâu là trách nhiệm cuả chính quyền cơ sở trong quản lý trật tự đô thị .

-Hà Nội tràn lan bãi gửi xe trái phép- đâu là trách nhiệm cuả chính quyền cơ sở trong quản lý trật tự đô thị - Nhức nhối tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè để kinh doanh ở thành phố Lạng Sơn- tỉnh Lạng Sơn - Bà Rịa Vũng Tàu làm gì để chấn chỉnh tình trạng tự ý làm đường và phân lô bán nền trên đất nông nghiệp

Quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong việc phát hiện, xử lý bạo lực gia đình (29/04/2022)

Theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020, có tới 32% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, tình trạng bạo lực với người già, trẻ em cũng diễn ra phổ biến với nhiều vụ việc nghiêm trọng. Như vụ bé 3 tuổi bị cha dượng đóng đinh vào đầu, hay bé gái 8 tuổi ở TPHCM tử vong do bị dì ghẻ bạo hành, gây phẫn nộ dư luận thời gian qua.
Những hành vi này không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đối với người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng, làm phá hoại các giá trị đạo đức trong gia đình và xã hội. Trong khi đó, sau 14 năm thi hành, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa nhận diện đầy đủ về hành vi bạo lực gia đình... Vì vậy, việc sửa đổi luật là vô cùng cấp thiết, nhằm hoàn thiện thể chế pháp lý về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người.

Chuyển đổi số: Xây dựng từ nền tảng hóa đơn điện tử (28/04/2022)

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, hóa đơn ngày nay còn được thể hiện bằng “số”, tức là hóa đơn được biểu thị dưới dạng dữ liệu điện tử, được ký số, ký điện tử, được gửi – nhận điện tử, được kết nối chuyển dữ liệu điện tử tới cơ quan thuế. Đối với doanh nghiệp, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu trữ hóa đơn,…), giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, khắc phục rủi ro trong lưu trữ, bảo quản hóa đơn (mất, hỏng, cháy). Đối với người mua hàng, sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua, tạo sự yên tâm. Về mặt xã hội, việc sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nói riêng và gian lận trong kinh doanh nói chung.

Hiệu quả từ luân chuyên cán bộ ở Hà Tĩnh (26/04/2022)

Thực hiện Quy định số 98/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ và các quy định liên quan của Trung ương, thời gian qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ. Những kết quả trong luân chuyển cán bộ đã tiếp thêm động lực mới trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại nhiều địa phương. Quá trình luân chuyển cũng giúp cán bộ rèn luyện, trưởng thành, tạo cơ sở cho việc bồi dưỡng phát triển cán bộ.

Gia Lai: Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông vùng dân tộc thiểu số. (25/4/2022)

- Linh hoạt sáng tạo tuyên truyền pháp luật cho người dân biên giới.
- Thái Nguyên: Người dân thấp thỏm lo âu vì sống gần bãi đổ thải mỏ than.
- Gia Lai: Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông đối với thanh thiếu niên vùng dân tộc thiểu số.

Người lao động, doanh nghiệp với tăng lương tối thiểu vùng (26/04/2022)

Sau hai phiên thảo luận về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cho lao động trong các doanh nghiệp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất tăng lương tối thiểu từ ngày 01/7/2022 với mức tăng là 6% so với hiện nay. Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Trước đó, qua các phiên đàm phán, mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được tăng 5,3% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018. Sau đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 được tăng 5,5% so với mức lương tối thiểu năm 2019. Còn năm 2021 và nửa đầu năm 2022, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên mức lương tối thiểu vùng vẫn chưa tăng và tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90 năm 2019. Kết thúc phiên họp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án được đa số các thành viên đồng ý để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh: lấy quyền lợi của người bệnh là trung tâm (22/04/2022)

Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y bác sỹ, lấy quyền lợi của người bệnh là trung tâm là nội dung được các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận khi cho ý kiến vào Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:

Trợ giúp pháp lý cho người dân- những thành công và thách thức (22/04/2022)

Thời gian qua các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã trở thành địa chỉ tin cậy cho những người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý với những hình thức tư vấn tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý trong tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng được trợ giúp không những giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội am hiểu kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn góp phần xây dựng một nền tư pháp vì nhân dân.

Chuyển đổi số: Đi đầu từ các cơ quan hành chính Nhà nước (21/04/2022)

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và tương ứng với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương.
Mới đây, Bộ Thông tin và truyền thông đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2022 để tạo bước đột phá, thống nhất nhận thức từ quan điểm chỉ đạo đến hành động, đặc biệt phải bố trí nguồn lực hợp lý, hiệu quả.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra khi sửa đổi luật (20/04/2022)

Hoạt động thanh tra có vai trò quan trọng bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước, giúp các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chẽ hơn, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Với ý nghĩa đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra trong hệ thống các cơ quan nhà nước càng cần thiết nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nội dung này được các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận khi cho ý kiến về dự thảo Luật thanh tra sửa đổi. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:

Làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin của nhân dân qua xử lý tham nhũng, tiêu cực (19/4/2022)

- Làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin của nhân dân qua xử lý tham nhũng, tiêu cực.
- Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, giám sát lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm.
- Người Đảng viên một phần tư thế kỷ đi khám, chữa bệnh cho đồng bào Raglay.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (19/04/2022)

Các doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ nguồn lực lớn, khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường. Các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp khác, tỉ suất lợi nhuận trên vốn và trên tổng tài sản cao nhất so với các khu vực khác. Trong những năm qua, toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội và đan xen nhiều thách thức. Làm thế nào để doanh nghiệp Nhà nước thực sự có vị trí then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế là vấn đề được Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Đắk Nông tràn lan san đồi, bạt núi trái phép (18/4/2022)

Tình trạng “sốt đất” tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng từ cuối năm ngoái đến nay vẫn chưa hạ nhiệt. Trong bối cảnh đó, hàng loạt những quả đồi, ngọn núi đã và đang bị băm vằm để lấy mặt bằng phục vụ nhu cầu buôn bán, sang nhượng. Dọc theo các Quốc lộ, những trục đường chính, đường nhánh, nhất là những khu vực gần các hồ đập, sông suối, hoạt động san đồi, bạt núi, san lấp mặt bằng trái phép đang diễn ra một cách rầm rộ, ngang nhiên trong sự yếu kém, có phần buông lỏng quản lý, thậm chí có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-07h55 Theo dòng TS
08h50-8h55 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: