Chủ trì phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, phải tạo ra được bước đột phá về cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính đối với người dân, doanh nghiệp. Trong đó, cải cách hành chính phải bám sát thực tiễn, trên cơ sở đó có định hướng đúng, tổ chức thực hiện tốt, giảm phiền hà, sách nhiễu, làm cho bộ máy hành chính trong sạch, vững mạnh. Những gì chưa làm được, những gì nhân dân, doanh nghiệp góp ý thì phải cầu thị lắng nghe, tiếp thu, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện. Quan điểm là đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển.
Xây dựng văn hóa phải bắt đầu từ trong tổ chức đảng và đảng viên.
- Vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên ở vùng dân tộc thiểu số Đăc Lắc.
- Thượng tá Nguyên Bá Hạnh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Lạng Sơn, tấm gương điển hình học và làm theo Bác.
Ngày 30/1, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng. Đây là gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Nguồn vốn hỗ trợ sẽ được tập trung giải ngân trong 2 năm 2022 và 2023.
Việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây không phải là biện pháp xử lý hành chính nên cần bảo đảm tính đặc thù, thủ tục thân thiện, nhân văn. Nội dung này được nêu lên trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến đối với Dự án Pháp lệnh Trình tự, Thủ tục Toà án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:
- Xử lý nghiêm lái xe vi phạm nồng độ cồn và ma túy.
- Hải Dương kiên quyết loại bỏ lái xe sử dụng chất ma túy.
- Gia Lai: Ngăn chặn tình trạng lừa chiếm đoạt quyền sử dụng đất ở Chư Dang Ya.
Các quy định của Luật đấu thầu, Luật Đầu tư công và các văn bản liên quan đã phát huy được tác dụng nhất định trong quản lý mua sắm tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng, dẫn đến việc thực thi pháp luật chưa đúng và chưa nghiêm. Các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm không làm tròn bổn phận của mình, thậm chí vì mục đích vụ lợi mà “làm xiếc trong đấu thầu”đang xảy ra khá phổ biến.
Không chỉ cứng nhắc một năm 2 kỳ họp theo kiểu xuân thu nhị kỳ, không còn nhiều hình ảnh sa đà đọc báo cáo dài dòng, chuẩn bị sẵn với nội dung lan man, thiếu tập trung, các kỳ họp Quốc hội gần đây đã thể hiện sự cải tiến, linh hoạt và sôi nổi hơn với chất lượng được nâng lên. Tuy vậy, để giải quyết một khối lượng công việc lớn trong một thời gian họp gói gọn, đặc biệt thích ứng nhanh, kịp thời với những biến đổi và yêu cầu thực tiễn khách quan, việc tiếp tục đổi mới kỳ họp Quốc hội là nội dung quan trọng được đặt ra trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá 15.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Chính phủ và các bộ, ngành đã tập trung kết nối, chia sẻ dữ liệu; hoàn thiện thể chế liên quan đến dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử. Trong đó, từ cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp định danh điện tử cho công dân để thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng.
- Những kết quả và giải pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra giám sát, kỷ luật đảng.
- Hải Phòng tăng cường kiểm tra giám sát góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Phó Bí thư Đảng ủy xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên: Người lính biên phòng hết lòng vì dân.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, có những chính sách hỗ trợ, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần tới lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế. Vậy nhưng thực tế, những chế độ đãi ngộ đó vẫn còn những điều cần bàn và đặt ra vấn đề cần xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ, đặc thù cho lực lượng y tế ở tất cả các tuyến, các lĩnh vực, như bước chuẩn bị căn cơ để có thể ứng phó hiệu quả, kịp thời với các đại dịch có thể xuất hiện trong tương lai.
Lãng phí, kém chất lượng, thiếu đồng bộ, nhiều bất cập… là những cụm từ để nói về hệ thống quy hoạch hiện nay. Hệ lụy của nó đang từng ngày tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, của xã hội. Những vấn đề này được thẳng thắn nhìn nhận, phân tích dưới nhiều góc độ để tìm giải pháp căn cơ trong buổi làm việc của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” với các Bộ, ngành.
Từ khi dịch bệnh Covd-19 bùng phát, cán bộ, chiến sĩ biên phòng tỉnh Đắk Lắk luôn nỗ lực vượt lên những khó khăn, gác lại niềm riêng thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”: Vừa bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia vừa phòng chống dịch bệnh. Điều này càng tô thắm hình ảnh người lính biên phòng trên tuyến biên giới Đắk Lắk.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở gồm: bảo vệ dân phố, lực lượng dân phòng, lực lượng công an xã bán chuyên trách. Các lực lượng này đã có những đóng góp tích cực trong bảo vệ an ninh trật tự, đặc biệt là hỗ trợ đắc lực trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Vậy nhưng, từ tổ chức hoạt động đến địa vị pháp lý của họ lại được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp quy khác nhau, nên phần nào hạn chế hiệu quả, hiệu lực hoạt động của lực lượng này. Thực tế đó đòi hỏi cần sớm chính thức hóa địa vị pháp lý và tổ chức hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bằng một đạo luật.
Trong 3 năm, từ 2019 - 2021, cả nước đã thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã, giảm được hơn 10 nghìn cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước hơn 2 nghìn tỷ đồng...