- Làm gì để nâng cao hơn chỉ số tuân thủ pháp luật
- Cần xem xét lại các quy định đón người dân về quê ăn Tết.
- Quảng Bình-Vì sao một vụ án bị Toà án tuyên trả hồ sơ hai lần.
Tại Phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Có 436/466 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành "một luật sửa nhiều luật" nhằm tháo gỡ nút thắt, vướng mắc cho sự phát triển./.
Năm 2021, lần đầu tiên cả nước hoàn thành vượt mục tiêu tinh giản biên chế (10%) mà Bộ Chính trị đề ra. Tính đến hết năm 2021, biên chế công chức giảm 10,01%; biên chế sự nghiệp giảm 11,67%; cán bộ, công chức cấp xã giảm 8,94%; số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giảm 49,25% so với năm 2015./.
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Nghị quyết tạo nguồn lực cho thành phố đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây được coi là động lực giúp thành phố phát triển từ đó phát huy vai trò trung tâm, phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc làm thế nào để việc thực hiện Nghị quyết đạt được mục đích đặt ra là điều được đại biểu Quốc hội, lãnh đạo thành phố cũng như cử tri quan tâm. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này.
Tăng cường kiểm soát quyền lực.Hải Phòng tạo đột phá trong công tác cán bộ.Thượng tá Y Miên Ktul – cán bộ quân đội người Ê đê học và làm theo gương Bác.
Với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa 15 đã thông qua gói chính sách tài khoá, tiền tệ lớn nhất từ trước đến nay, lên tới gần 350.000 tỉ đồng từ các nguồn trong và ngoài nước để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện trong 2 năm 2022-2023. Nghị quyết này được người dân và doanh nghiệp kỳ vọng triển khai nhanh để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Công an thành phố Hải Phòng quyết tâm bảo đảm an ninh trật tự để nhân dân đón Tết bình yên.
-Vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong công tác trong phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật - Vì sao tình trạng xây dựng trái phép ở Vũng Tàu chưa giảm
- Hà Nội đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền pháp luật.
- Cần xử lý nghiêm hành vi bán chui cổ phiếu của Chủ tịch Tập đoàn FLC.
- Hệ luỵ của việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đất đấu giá ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá 15 đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025. Theo nhiều đại biểu Quốc hội, đây là quyết nghị có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cần khơi thông nguồn lực để phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc triển khai dự án cần đảm bảo quản lý, huy động, sử dụng các nguồn vốn hiệu quả, tiết kiệm, minh bạch và đảm bảo đúng tiến độ thực hiện.
Cuối năm ngoái Chính phủ ban hành Nghị định số 107 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đó, bổ sung việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính; số hóa hồ sơ, giấy tờ, với mục tiêu là giảm thời gian đi lại, giảm chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
4 nghị quyết được ban hành và 1 dự án luật được thông qua, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, đem lại niềm tin cho cử tri và doanh nghiệp, thêm động lực vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra.
Thanh lọc cán bộ-Những thành công và hạn chế
-Kiểm tra giám sát để ngăn ngừa đảng viên và tổ chức đảng vi phạm, Kinh nghiêm từ Bắc Giang.
-Yên Bái nâng cao chỉ số hanh phúc của người dân sau một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ tỉnh lần thứ 19- nhiệm kỳ 2020-2025
Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 tại Việt Nam với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm, buộc Chính phủ phải áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch chưa từng có tiền lệ để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân. Do nhiều địa phương trọng điểm phải giãn cách xã hội, nền kinh tế bị ảnh hưởng, tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2021 chỉ đạt 2,58%, mức tăng thấp nhất trong thập kỷ qua.
Với quan điểm nhất quán là đặt sức khỏe và tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết, Chính phủ đã ban hành một loạt quyết sách chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch như: Chiến lược vaccine; tiếp cận toàn dân, lấy xã phường làm pháo đài; điều động lực lượng quân đội, công an vào hỗ trợ các tỉnh phía nam; từ chính sách “không COVID-19” chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ, chia sẻ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế… từ đầu tháng 10/2021 chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, từng bước mở cửa trở lại. Nhờ đó, kinh tế đất nước từ mức tăng trưởng âm trong quý III (-6,02%) đã khởi sắc trong quý IV (+5,22%) với nhiều điểm sáng. Tăng trưởng năm 2021 ước chỉ đạt 2,58% nhưng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê thì đây vẫn là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.
- Lạng Sơn: Quyết liệt ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm thời điểm cuối năm.
- Không để buôn lậu gia tăng, hình thành điểm nóng tại địa bàn Hải quan quản lý.
- Báo cháy qua ứng dụng: Tận dụng thời gian vàng chữa cháy.