- Bắc Giang đổi mới trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Lợi dụng tục bắt vợ để xâm phạm quyền tự do thân thế của người khác là vi phạm pháp luật.
- Doanh nghiệp xin không triển khai dự án lô đất ở Thủ Thiêm có phải là bỏ cọc?
Luật Bảo vệ Môi trường 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đã thể hiện quan điểm nhất quán là không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường không chỉ là phòng ngừa, kiểm soát, xử lý chất thải mà các hoạt động sản xuất, phát triển phải hài hòa, trong đó, khuyến khích bảo vệ và phát triển tự nhiên. Các quy định mới nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo mọi người dân được sống trong môi trường trong lành.
Hiện, cả nước có 70 bộ, ngành, địa phương đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4. Chính phủ đặt mục tiêu, năm nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương sẽ hoàn thành mục tiêu này.
Vậy dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 sẽ tác động như thế nào đến việc thực hiện thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp? Giải pháp nào để nâng cao mức độ cũng như hiệu quả của các dịch vụ công này?
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và dẫn dắt dân tộc ta phá tan xiềng xích nô lệ giành độc lập tự do. 92 năm qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn và tiếp tục vững bước dưới ngọn cờ của Đảng để xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
Thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017- 2021”, những năm qua, Đồn Biên phòng Bắc Sơn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã triển khai bằng những cách làm thiết thức, hiệu quả. Từ đó, nâng cao nhận thức cho người dân khu vực biên giới, vùng biển, làm giảm các vụ việc vi phạm pháp luật; góp phần xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh biên giới ngày càng vững chắc.
Năm qua là một năm nhiều khó khăn, thử thách. Thiên tai, dịch bệnh, gây thiệt hại rất nặng nề; đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến mọi mặt đời sống xã hội; sản xuất kinh doanh đình trệ; hàng triệu lao động thiếu, mất việc làm, giảm sâu thu nhập; hoạt động văn hóa, xã hội và đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức đó, với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ đã chủ động thích ứng, thực thi những hành động kịp thời, phù hợp, vững vàng chèo lái nền kinh tế đất nước, đạt được thành tựu rất có ý nghĩa.
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm 2022, Chính phủ xác định phương châm hành động“Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, theo đó đề cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, không lơ là, chủ quan trước đại dịch; tranh thủ thời cơ, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong “trạng thái bình thường mới”./.
Thưa quý vị và các bạn! Một năm bắt đầu bằng mùa Xuân. Và chương mới của lịch sử đất nước ta bắt đầu từ khi có Đảng. Cách đây 92 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Kể từ đó Đảng đã khẳng định được vị trí vai trò trong lịch sử là chính đảng cầm quyền duy nhất đủ khả năng lãnh đạo đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, để đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày nay.
Xuân này, cũng là mùa Xuân thứ 92 của Đảng, cùng với niềm vui đón Tết cổ truyền của dân tộc, mỗi người trong chúng ta lại càng thêm tự hào, tin yêu hơn bao giờ hết vào vai trò của Đảng lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi khó khăn, sóng gió, đặc biệt là trong hai năm qua khi dịch Covid 19 bùng phát, để bước vào năm Nhâm Dần 2022 với khí thế và khát vọng mới về một đất nước hùng cường, thịnh vượng với những dấu mốc cụ thể như đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Những ngày này, trong dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chương trình Xây dựng Đảng hôm nay dành thời lượng đề cập niềm tin yêu, tin tưởng của nhân dân đối với Đảng, phát huy vai trò tiên phong của đảng viên cũng như tổ chức cơ sở đảng trong phát triển kinh tế xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân, phòng chống dịch Covid 19 trong bối cảnh mới.
Câu chuyện đầu năm chúng ta hay nói với nhau về những dự định trong năm mới. Bởi lẽ mùa xuân là mùa của niềm tin và khát vọng. Trong Chương trình mừng xuân mới Nhâm Dần hôm nay vói chủ đề “Đoàn kết kỷ cương – Vững tay chèo lái”, chúng ta sẽ cùng nhau nhìn lại một năm tuy đất nước gặp nhiều sóng gió, nhưng với bàn tay chèo lái vững vàng của Đảng, Nhà nước, sự đồng lòng, đồng tâm của người dân đã tạo nên những dấu ấn đặc biệt. Những dấu ấn đó là tiền đề để dân tộc ta bước vào xuân mới mới 2022 với những khát vọng mới về chiến thắng dịch bệnh Covid19, về sự phát triển bền vững của đất nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tất cả đại biểu Quốc hội hứa với đồng bào là được cử vào Quốc hội để làm ĐBQH, không phải để làm quan, không phải để ăn trên ngồi trốc, mà làm người đày tớ tuyệt đối trung thành của đồng bào”. Lời hứa và thực hiện lời hứa của đại biểu Quốc hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước, Quốc hội. Lời hứa ấy là một trọng trách to lớn mà mỗi ĐBQH cần phải thực hiện trong suốt nhiệm kỳ Quốc hội.
“Lời hứa trước cử tri” là chủ đề của chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, sẽ là những câu chuyện của các đại biểu Quốc hội- những đại diện dân cử không ngừng phát huy bản lĩnh chính trị, đổi mới tư duy, đổi mới phương thức hoạt động, phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng với sự kỳ vọng của cử tri.
- Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu trên biển.
- Cảnh giác trước nguy cơ cháy nổ dịp Tết Nguyên đán.
- Biên phòng Đắk Nông vững tay súng bảo vệ biên cương.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 theo các nghị quyết của Quốc hội, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh dịch COVID-19, Chính phủ ban hành Nghị quyết tiếp nối các Nghị quyết số 02, Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19; tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân.
Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành ngày 17/1.
Mục tiêu, chỉ tiêu, nguồn vốn được quy định rõ ràng, điều quan trọng theo đại biểu quốc hội và các chuyên gia, doanh nghiệp là làm sao để gói hỗ trợ phục hồi kinh tế được hướng dẫn và giám sát “đúng, trúng”.
- Luân chuyển cán bộ để rèn luyện trưởng thành, tránh tình trạng "tráng men" trong công tác luân chuyển.
- Quảng Nam: Khuyến khích cán bộ có chức, có quyền uy tín thấp, chủ động “rời ghế ".
- Cách làm và kết quả tốt trong thực hiện Chỉ thị 05 ở Hải Đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh
Năm 2021, nước ta xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam xếp hạng 59/100 quốc gia. Đáng chú ý hệ sinh thái TP.HCM tăng 46 bậc, xếp vị trí 179; Hà Nội tăng 5 bậc lên vị trí 19. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore.
Để đạt được những thành quả này, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện quyết tâm trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và vươn ra quốc tế.