Cơ sở cho niềm tin vững chắc xây dựng một Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường.
-Thực trạng tự phê bình và phê bình trong Đảng hiện nay và những giải pháp nâng cao công tác tự phê bình và phê bình.
Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội hằng năm và 5 năm 2021-2025.
Để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung và dài hạn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 ngày 30-1-2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Nghị quyết này được đánh giá là phù hợp với bối cảnh hiện nay của Việt Nam và cả quốc tế, là quyết sách chiến lược quan trọng, toàn diện nhất để cụ thể hóa chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.
Khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới liên tục tăng, nhiều đối tượng lợi dụng tình hình này để kinh doanh thuốc điều trị không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhằm trục lợi. Hành vi này bị xã hội lên án và có thể bị khởi tố hình sự.
Luật Trách nhiệm Bồi thường Nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều quy định rất rõ về thời gian phải thực hiện chi trả tiền bồi thường cho người bị oan do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Vậy nhưng, thực tế rất ít vụ việc nguời bị khởi tố, truy tố, xét xử oan sai nhận được khoản bồi thường đúng thời gian quy đinh. Việc chậm trễ giải quyết và chi trả tiền bồi thường cho nguời bị oan do bất cập của quy định pháp luật hay sự tắc trách vô cảm của cơ quan chiụ trách nhiệm bồi thường?
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ ở riêng nước ta mà trên bình diện toàn thế giới, nhất là trong bối cảnh đối diện với “thách thức kép”, vừa chống đại dịch COVID-19, vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Với nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, hoạt động chuyển đổi số thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực ở cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Vậy nhưng, để thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Sau 20 năm thực hiện, mặc dù qua 2 lần sửa đổi (năm 2010 và 2019) nhưng nhiều quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Đặc biệt, trong khi thị trường đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, nhưng các quy định vẫn chưa theo kịp thực tế; không còn thống nhất, đồng bộ với những quy định đã được sửa đổi, bổ sung tại một số Luật khác, như Bộ Luật dân sự, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.
Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi là cần thiết. Vấn đề đặt ra sửa đổi như thế nào để vừa đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm; vừa kiến tạo, phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch?
Vừa qua tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “ Thời gian tới sẽ thực hiện thí điểm một số chủ trương như người đứng đầu được lựa chọn giới thiệu và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của mình...”. Việc này nếu được thực hiện một cách bài bản, khoa học sẽ là bước đột phá trong công tác cán bộ và cũng là một trong những giải pháp kiểm soát quyền lực có hiệu quả.
Năm nay, Chính phủ triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng chống dịch COVID-19 và chương trình phục hồi, phát triển KTXH, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%. Đồng thời, triển khai nhất quán từ Trung ương đến địa phương quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sau dịch bệnh.
Năm nay, Chính phủ triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng chống dịch COVID-19 và chương trình phục hồi, phát triển KTXH, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%. Đồng thời, triển khai nhất quán từ Trung ương đến địa phương quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sau dịch bệnh.
-Tội phạm ma túy vùng biên xứ Lạng diễn biến khó lường.
- Vụ phá rừng Vườn Quốc gia làm đường: Gỗ đã đi về đâu?
- Đổi mới và đa dạng hoá hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luât.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo là nhiệm vụ cấp bách trong tình hình mới.
- An toàn giao thông và trách nhiệm của các cấp, các ngành.
Chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, thực hiện Đề án được xác định là một trong những nội dung quan trọng, có tính đột phá của Chương trình chuyển đổi số của Chính phủ trong năm nay và những năm tiếp theo.
Vậy làm thế nào để hoàn thiện và khai thác hiệu quả từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư? Chúng tôi đề cập nội dung này trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
Từ sự đổi mới, đẩy mạnh và chủ động tấn công vào tham nhũng, tiêu cực, suy thoái trong cán bộ, đảng viên, năm 2021 năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng đã được nâng lên tầm cao mới, nhận đựơc sự đồng tình hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Tuy nhiên Nhân dân cũng luôn mong muốn và đòi hỏi Đảng cần làm quyết liệt và hiệu quả hơn và mỗi cán bộ đảng viên nắm giữ cương vị lãnh đạo cần gương mẫu hơn trong đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.
Chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, nhưng với Chính phủ, các thành viên Chính phủ và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy công quyền càng phải xác định đây là “nhiệm vụ then chốt”. Mục tiêu của văn hóa liêm chính trong Chính phủ là phải làm cho cán bộ, công chức, viên chức từ chỗ “không dám tham nhũng” đến chỗ “không cần”, “không muốn” tham nhũng. Đây là công việc khó và không thể trong một sớm, một chiều mà đòi hỏi phải vừa kiên quyết, vừa kiên trì, bằng sức mạnh tổng hợp của của cả hệ thống chính trị và toàn dân.