logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Khai thác thủy sản có trách nhiệm: Phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo (24/04/2022)

Thưa quý vị và các bạn! Việt Nam hiện được xếp vào những quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản nhất trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Sự có mặt của ngư dân khai thác trên các vùng biển, đảo cũng góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên để phát triển kinh tế biển bền vững, bảo vệ tài nguyên biển, việc khai thác thủy sản có trách nhiệm là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là một nội dung quan trọng nhằm thực hiện tốt Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền biển, đảo của tổ quốc. Diễn đàn chủ nhật hôm nay có chủ đề: “Khai thác thủy sản có trách nhiệm: Phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Khách mời tham gia chương trình xin trân trọng giới thiệu:
-PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, PCT Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam.
- Ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT

Liên kết bình ổn thị trường trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao (17/04/2022)

Theo Báo cáo sơ bộ Triển vọng kinh tế thế giới phát hành vào tháng 3/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định, cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na đang là một cú sốc kinh tế nghiêm trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Cuộc xung đột này cũng tạo ra một lực cản lớn đối với tăng trưởng toàn cầu trong ngắn hạn và tạo áp lực lạm phát mạnh hơn với nhiều nước trên thế giới. Theo ước tính của OECD, tăng trưởng toàn cầu năm 2022 có thể giảm hơn 1 điểm phần trăm, từ mức dự báo 4,5% đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Việt nam cũng không phải ngoại lệ. Chúng ta có thể nhìn thấy những tác động từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá xuất nhập khẩu, giá xăng dầu tăng khiến cho chi phí đầu vào của các ngành sản xuất trong nước và giá cả các mặt hàng bán trên thị trường tăng theo. Trước tình hình này, ngành Công Thương cần có những giải pháp như thế nào để duy trì chuỗi cung ứng hàng hoá, liên kết trong khâu phân phối để giảm chi phí trung gian, giữ ổn định giá cả thị trường trong nước, không gây xáo trộn cuộc sống của người dân. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề “Liên kết bình ổn thị trường trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao”. Khách mời là GS. TS Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân và ông Nguyễn Thái Dũng- Giám đốc Khối Kinh doanh thương mại và Bán lẻ- Tập đoàn BRG.

Đẩy mạnh tuyên truyền luật biển để ngư dân khai thác có trách nhiệm (10/04/2022)

Tháng 10/2017, ngành Thủy sản Việt Nam bị EC áp “thẻ vàng” IUU. Hơn 4 năm qua, những nỗ lực gỡ “thẻ vàng” của Việt Nam vẫn gặp nhiều trở ngại do nhiều người vì lợi ích cá nhân làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của đất nước. Ở một số địa phương, vẫn xảy ra tình trạng ngư dân còn xâm phạm vùng biển nước ngoài, thiếu lắp đặt thiết bị hành trình, ghi nhật ký khai thác… Nếu bà con ngư dân không nhanh chóng khắc phục tình trạng này, EC sẽ không gỡ thẻ vàng, thậm chí áp dụng thẻ đỏ, thì ngư dân chính là đối tượng chịu thiệt hại nhất khi thuỷ sản khai thác không thể bán được vào thị trường Châu Âu và nhiều thị trường khác. Công tác tuyên truyền là một trong những công tác trọng tâm trong quá trình thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU. Bên cạnh đó, sự hợp tác, ý thức tự nguyện tuân thủ pháp luật trên biển của ngư dân chính là chìa khóa để bà con tiếp cận gần hơn một nghề cá chuyên nghiệp, bền vững. Đây cũng là nội dung của Diễn đàn hôm nay với chủ đề “Đẩy mạnh tuyên truyền luật biển để ngư dân khai thác có trách nhiệm” với sự tham gia của 2 vị khách mời. Đại tá Trần Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Chính trị, BTL Cảnh sát biển Việt Nam Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Tổng cục thủy sản, Bộ NNPTNT.

“Nhìn lại kinh tế Quý I, triển vọng kinh tế thời gian tới” (03/04/2022)

Sau hơn 2 năm chịu tác động từ đại dịch, kinh tế đất nước đã và đang chuyển mình - dần phục hồi tăng trưởng. Số liệu kinh tế Quý I vừa được Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thể hiện thực tế này - khi hầu hết các chỉ số đều vượt, thậm chí là vượt trội so với cùng kỳ 2020,2021. Nhiều chuyên gia khẳng định, có kết quả này là nhờ nỗ lực từ mọi thành phần kinh tế, với những chủ trương-chính sách kịp thời, hợp lý. Tuy nhiên, bối cảnh mới, với những biến động khôn lường từ kinh tế quốc tế, cần những chủ trương, chính sách tinh tế-nhanh nhạy hơn vì mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 6,5% cả năm. Diễn đàn hôm nay hy vọng góp phần sáng tỏ nội dung này, với sự tham gia bàn luận của ông Nguyễn Văn Thân – Đại biểu Quốc hội Khoá XV, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; PGS.TS Vũ Thành Hưng – Giảng viên Cao cấp Đại học Quản trị Paris, Pháp; Nguyên Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân; Doanh nhân Nguyễn Hoàng Ly – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Komtek, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tư duy mới về nông nghiệp bền vững (27/03/2022)

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với xu thế chung của thế giới, quan điểm phát triển bền vững nói chung, phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng, ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được cụ thể hóa trong các nghị quyết và chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển nông nghiệp bền vững cần có hệ thống các giải pháp tổng thể, từ xây dựng chính sách điều hành vĩ mô, đến các biện pháp về kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra nhiều sản phẩm xanh đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Vậy cách làm nào để phát triển nông nghiệp bền vững sẽ phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay? Chính sách nào sẽ giúp tạo đột phá chiến lược trong thời gian tới?
Các vị khách mời tham gia chương trình:
1. Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

“Giờ trái đất” và ý nghĩa của việc “Tắt đèn trong 1 giờ”

Như đã thành thông lệ, sự kiện “Giờ trái đất” - với điểm nhấn là “Tắt đèn trong vòng 1 giờ” được lựa chọn vào thứ 7, tuần thứ 3 của tháng 3. Năm nay, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) thực hiện các hoạt động của Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam theo hướng đổi mới, sáng tạo, thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả tuyên truyền cao, rộng rãi.
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 26/3/2022.
Bộ Công Thương cũng đã xây dựng Bộ nhận diện Giờ trái đất 2022 với thông điệp “Kiến tạo tương lai: Bây giờ hoặc không bao giờ”.
Để hưởng ứng sự kiện này, Diễn đàn chủ nhật có chủ đề “Giờ trái đất” và ý nghĩa của việc “Tắt đèn trong 1 giờ”, với sự tham gia của ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các Hội KH và kỹ thuật Việt Nam và ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN):

Gỡ nút thắt từ sản xuất đến thị trường xuất khẩu nông sản (13/03//2022)

- Năm 2022, toàn ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 3,0%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 50 tỷ USD. Làm thế nào để tận dụng lợi thế, cơ hội, vượt qua được các khó khăn thách thức để nông sản Việt Nam tiếp cận được các thị trường tiềm năng, thị trường mới? Làm gì “Gỡ nút thắt từ sản xuất đến thị trường xuất khẩu nông sản”?
- Khách mời: PGS TS Phạm Anh Tuấn - Viện Trưởng Viện cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Ông Nguyễn Khắc Tiến - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần AMeii Việt Nam.

Thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng xanh, bền vững- xu hướng tất yếu trong hội nhập (06/03/2022)

2 năm qua, trong khi nhiều động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam suy giảm mạnh trước tác động bất lợi của đại dịch Covid-19 thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có bước phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng dương của GDP. Bước sang năm 2022 này, gần 5 tỷ USD là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt nam trong hai tháng đầu tiên của năm, gần tương đương so với cùng kỳ năm ngoái, và dự báo thu hút FDI sẽ tăng nhanh thời gian tới. Trong bối cảnh thế giới tiến vào kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Việt nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, rất cần những cơ chế, chính sách để Việt nam thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, phát triển xanh, bền vững. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề “Thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng xanh, bền vững- xu hướng tất yếu trong hội nhập”. Khách mời là ông Phan Hữu Thắng – nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và đầu tư và ông Nguyễn Văn Toàn- Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Tăng cường các biện pháp sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC (27/02/2022)

Sau hơn 4 năm kể từ khi thủy sản bị cảnh báo thẻ vàng, Việt Nam đã triển khai đồng bộ rất nhiều giải pháp. Phía EC đã đánh giá cao ghi nhận sự cam kết, quyết tâm chính trị, nỗ lực không ngừng và khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, đang đi đúng hướng; ghi nhận, đánh giá cao thiện chí, tinh thần hợp tác, sự minh bạch, trung thực của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin, trao đổi giữa hai bên. Tuy nhiên, EC vẫn chưa gỡ thẻ vàng cho Việt Nam bởi 1 số tỉnh thành còn để xảy ra tình trạng tàu cá của ngư dân Việt Nam vượt ranh giới đánh bắt trái phép. Nếu không tăng cường các giải pháp và hành động quyết liệt để tháo gỡ thẻ vàng thì thủy sản Việt Nam sẽ chịu nhiều thiệt hại và tổn thất không thể đo đếm. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật trực tiếp với chủ đề: “Tăng cường các giải pháp để sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC” với sự tham gia của 2 vị khách mời. 1. Ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục thủy sản, Bộ NNPTNT 2. Ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam

Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 02/2022 của Chính phủ.

Cải thiện môi trường kinh doanh không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia mà còn là yêu cầu thường trực, đòi hỏi của doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Trong khi đó, công tác này có dấu hiệu chững lại trong 2 năm Covid vừa qua. Giải pháp cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia - Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 02 năm 2022 của Chính phủ là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời là TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban - Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Nâng cao chất lượng chuỗi giá trị nông sản trong trạng thái bình thường mới (13/02/2022)

Nhiều nhà quản lý và các chuyên gia đều chung nhận định rằng, các hoạt động kinh tế - xã hội năm nay được dự báo sẽ phục hồi mạnh hơn khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và Việt Nam tiếp tục chiến lược sống chung an toàn với COVID-19. Tuy vậy, khi dịch COVID-19 được kiểm soát bên cạnh nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên, thì nhiều thách thức cũng cần vượt qua như giá nguyên, nhiên, vật liệu và giá cước vận chuyển tăng. Ngành nông nghiệp cũng không nằm ngoài những áp lực này với những dự báo khó khăn về tăng chi phí sản xuất, cước vận chuyển… Do vậy, xu hướng về chuỗi cung ứng đa dạng, linh hoạt đang được mở ra để thích nghi với điều kiện mới; Việc tổ chức sản xuất cũng cần được đổi mới để vừa bảo đảm an toàn phòng dịch, vừa phát triển kinh tế. Trong Chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay, chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này với hai vị khách mời là ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Bộ kế hoạch và Đầu tư; và ông Mai Đức Thịnh, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5, thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Ngành sản xuất rau quả - thành công và những thức thức trong năm 2022 (30/01/2022)

Vượt qua một năm với nhiều diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cùng những biến động của thị trường xuất khẩu, ngành nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan, đặc biệt giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục chưa từng có với trên 48,6 tỷ USD tăng 14,9 % so với năm 2020. Cùng với lúa gạo, kim ngạch xuất khẩu rau quả cũng vượt mốc 3 tỷ USD, tiếp tục là điểm sáng giúp ngành nông nghiệp bứt phá thành công. Mặc dù tăng trưởng tốt nhưng nhiều chuyên gia cho rằng ngành rau quả còn ẩn chứa nhiều rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, cũng như khả năng chế biến sâu còn hạn chế. Thách thức nào đang chờ đợi ngành sản xuất rau quả trong năm 2022? Giải pháp nào để xuất khẩu rau quả có thể tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia? Nội dung này sẽ được chúng tôi cùng 2 vị khách mời bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật trên Kênh thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm nay. Xin giới thiệu các vị khách mời tham gia diễn đàn: 1. Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục trồng trọt – Bộ NN&PTN 2. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản.

Tiềm năng phát triển thương mại điện tử Việt Nam

Thương mại điện tử đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, giúp người tiêu dùng mua sắm an toàn, thuận tiện và giúp cho doanh nghiệp duy trì kinh doanh dưới tác động của đại dịch COVID-19, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, phải thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, tiếp xúc.
Thời gian qua, thương mại điện tử cũng đã trở thành kênh kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản vốn trước đây phần lớn bán qua kênh trực tiếp. Nhờ đó, Thương mại điện tử đã ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số (với khoảng 18%) và trở thành một 'điểm sáng' trong bức tranh nền kinh tế năm 2021 vừa qua.
“Tiềm năng phát triển thương mại điện tử Việt Nam” - là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này - với sự tham gia bàn luận của hai vị khách mời là ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM); và ông Tình Nguyễn - Đồng sáng lập, Giám đốc Chiến lược Phát triển Quan hệ Đối tác của LadiPage Việt Nam.

Ngành Chăn nuôi - Cơ hội và thách thức năm 2022 (16/01/2022)

Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực sản xuất quan trọng, nguồn cung cấp thực phẩm cho 100 triệu người dân trong nước cũng như góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Với sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, sự đầu tư của doanh nghiệp, những năm gần đây, ngành chăn nuôi trong nước liên tục có sự phát triển về quy mô và giá trị kinh tế. Đối mặt với khó khăn do dịch bệnh Covid-19; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát nhưng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng trưởng trung bình khoảng 3% trong năm 2021. Năm vừa qua cũng chứng kiến ngành chăn nuôi nước ta đối mặt với áp lực giá đầu vào tăng liên tục, trong khi giá lợn, giá gia cầm lao dốc khiến người dân gặp nhiều khó khăn. Nhận diện thách thức, trên cơ sở đó tìm giải pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành chăn nuôi là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề “Ngành Chăn nuôi – Cơ hội và thách thức năm 2022”. Chương trình có sự tham gia của 2 vị khách mời: ông Phan Văn Lục - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam; ông Nguyễn Văn Trọng - Chuyên gia Chăn nuôi.

Bàn giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế năm 2022 (09/01/2022)

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên của năm mới 2022, Quốc hội khoá 15 đã tổ chức Kỳ họp bất thường nhằm đưa ra những quyết sách kịp thời để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ cũng đã tổ chức Hội nghị với các địa phương nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm 2021, triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Năm nay, Chính phủ lựa chọn chủ đề điều hành của năm là: "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”. “Bàn giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế năm 2022” – là nội dung của Diễn đàn chủ nhật – với sự tham gia bàn luận của hai vị khách mời, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM); ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: