# Hoạt động kết nối mua bán, trao đổi, cung cấp tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa trong bối cảnh dịch covid 19 diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới đang đặt ra yêu cầu cấp bách. Từ thực tế hiện nay đòi hỏi hoạt động lưu thông hàng hóa phải vừa đảm bảo nhanh và hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Vì vậy, vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân trong các hoạt động kết nối hàng hóa trong nước của các doanh nghiệp, nhà bán lẻ rất quan trọng và đóng góp của người dân vào dòng chảy hàng hóa trong nước. Điều này cũng chính là những đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong bối cảnh mới”. Đây là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật của Đài TNVN hôm nay, với chủ đề: “Kết nối tiêu thụ hàng Việt trong bối cảnh dịch bệnh”. Khách mời của chương trình là bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; ông Nguyễn Thái Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH Bán lẻ BRG Retail.
Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, khai thác thủy sản được xác định là một trong 6 ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sự có mặt thường xuyên của hàng nghìn ngư dân trên những con tàu hàng ngày khai thác hải sản trên các vùng biển của đất nước vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, trước tình hình trên biển có nhiều diễn biến phức tạp như thời tiết, giông bão, sóng gió bất thường và đôi khi còn phải đối mặt với những thử thách, hiểm nguy khác khiến ngư dân gặp không ít khó khăn trong quá trình đánh bắt.
Làm thế nào để ngư dân vươn khơi an toàn, hiệu quả, đặc biệt khi mùa mưa bão đang đến gần? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo” nhằm giúp bà con cả nước hiểu rõ hơn hoạt động của các ngành, các lực lượng đối với việc hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển, đảo của đất nước. Do dịch bệnh Covid19 đang có diễn biến phức tạp nên chúng tôi kết nối điện thoại với các vị khách mời: Thượng tá Trần Mạnh Chiến, Chủ nhiệm Chính trị, Vùng 4 Hải quân và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam để cùng trao đổi về vấn đề này.
Xúc tiến thương mại thời nào cũng quan trọng, nhưng cách thức thực hiện mỗi thời mỗi khác, và trong thời đại số, không thể bỏ qua hoạt động này trên môi trường trực tuyến, đặc biệt là thông qua các sàn thương mại điện tử. “Đường đi” của những quả nhãn lồng, những trái vải thiều hay một số mặt hàng rau-củ trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 là ví dụ gần gũi – ví dụ điển hình, khẳng định quan điểm này, tới quý vị. Nói như vậy có đồng nghĩa trong nhiều hoạt động kinh doanh khác, nhiều doanh nhân-doanh nghiệp chưa tiếp cận được hoặc chưa chú trọng cách thức kinh doanh được khẳng định là hiệu quả thiết thực-tiềm năng này? Diễn đàn hôm nay, hãy cùng chúng tôi nhìn nhận thực này qua góc tiếp cận của các vị khách mời, đó là ông Nguyễn Ngọc Luận – Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn-ASEAN và bà Nguyễn Thị Thành Thực – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch Hội động quản trị Công ty Cổ phần Bagico
Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự phục hồi và cho những kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cả ở trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu khẩu đều tăng cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Đó là những thông tin rất tích cực được Chính phủ khẳng định tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng tư vừa qua.
Chính phủ cũng đã nhìn rõ những khó khăn thách thức đặt ra khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nếu không được kiểm soát sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân - từ việc phải chịu tác động tiêu cực, trực tiếp của dịch bệnh, đến những tác động tiêu cực từ các biện pháp phòng chống dịch. Đây là tinh thần rất mới của thủ tướng chính phủ.
Kiên định “mục tiêu kép” trong điều kiện mới là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này - với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời là ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương và chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong:
Thưa quý vị và các bạn, sự phát triển của ngành hàng lúa gạo trong hàng chục năm qua đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước, mà còn liên tục là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, có một bài toán mà lâu nay ngành nông nghiệp và các địa phương vẫn “miệt mài” đi tìm lời giải là làm thế nào để gia tăng giá trị cho lúa gạo khi vươn ra thị trường quốc tế? Bởi mặc dù là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng một số loại gạo Việt Nam vẫn có giá thấp hơn so với các quốc gia khác dù chất lượng không thua kém; các sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn vẫn chưa có nhiều; thu nhập của người trồng lúa dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, đa số chưa thể làm giàu với cây trồng này. Vậy cần làm gì để nâng cao giá trị và thương hiệu cho gạo Việt Nam. Đây sẽ là nội dung chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet và sử dụng thành thạo các tính năng trên một số trang mạng xã hội, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang dễ dàng mua-bán, trao đổi hàng hóa. Đó là thực tế thương trường một vài năm trở lại đây. Không phủ nhận thương mại điện tử đã và đang thúc đẩy kinh tế trên nhiều khía cạnh, nhưng điều đó có đồng nghĩa tất cả các thành phần kinh tế đã biết tận dụng lợi thế “thương trường ảo” để kinh doanh sinh lời bền vững hay không? Các hộ kinh doanh cá thể và những doanh nghiệp siêu nhỏ đã hiểu biết về pháp luật khi thực hiện hình thức này như thế nào, có thể nhận được hỗ trợ từ đâu để giao thương online hiệu quả? Diễn đàn Chủ nhật xin góp một góc tiếp cận với sự tham gia, bàn luận của ông Hoàng Hiệp – Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương và Tiến sĩ Nguyễn Tiến Minh - Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế,Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cùng với việc tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thì nhân dân tại các huyện đảo đặc biệt là ngư dân cần được trang bị các kiến thức về biển, đảo; pháp luật biển Việt Nam và các quy định của pháp luật quốc tế liên quan, vv… Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật biển cho mọi tầng lớp nhân dân là điều cần thiết và cần được tổ chức thường xuyên. Thực tiễn cho thấy, công tác tuyền truyền biển đảo chỉ đạt được hiệu quả khi được tổ chức phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch khoa học, triển khai đồng bộ các giải pháp. Vì thế địa phương cùng các lực lượng chức năng cần tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, làm cho đông đảo quần chúng và các tầng lớp nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển, đảo. Từ đó, phát huy mọi nguồn lực trong xây dựng và bảo vệ biển, đảo, giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Tăng cường phối hợp tuyên truyền biển đảo đến mọi tầng lớp nhân dân ven biển” với sự tham gia của Đại tá Lương Đình Hưng, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ pháp luật, BTL Cảnh sát biển VN và Ông Trần Quang Tường, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng.
Đi theo thông tin về quy hoạch đất đai, về các dự án sân bay, cao tốc được đầu tư xây dựng tại khu vực này, địa phương kia cũng là lúc các hoạt động đầu tư đất đai diễn ra mạnh mẽ. Kéo theo đó là thị trường bất động sản cũng sốt nóng, rồi trầm lắng, thậm chí đóng băng là những diễn biến diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua. Hệ lụy và bất ổn, nhất là tác động tiêu cực đối với người dân ở các địa phương sau khi cơn sốt đất qua đi là rất lớn. Nhìn lại những cơn sốt đất thời gian qua, nhận diện đặc điểm thị trường bất động sản, giải pháp phát triển thị trường bền vững. Khách mời của chương trình:
-GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
-TS. Nguyễn Văn Đính – Tổng thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam.
Mới đây, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020. Kết quả báo cáo cho thấy đã có nhiều cải cách nhưng vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp. Vậy: Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp - Giải pháp nào đột phá trong thời gian tới? Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:
- Ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty Tư vấn về quản lý kinh tế Economica Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, gánh vác vai trò an ninh lương thực và xuất khẩu gạo cao nhất, nhì thế giới. Tuy nhiên, vùng sản xuất nông nghiệp trù phú đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của “thiên tai” và cả “nhân tai”.
Trước những đe dọa của BĐKH và những vấn đề “nội sinh” trong quá trình phát triển, cần giải pháp gì để vùng đất “Cửu Long” phát huy lợi thế vốn có để phát triển bền vững? Đây cũng là nội dung chúng tôi cùng các vị khách mời bàn luận trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay. Chương trình có sự tham gia của: PGS - TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam), PGS.TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trường Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ).
“Ảnh hưởng của dịch Covid 19 đang đặt ra yêu cầu điều chỉnh chiến lược, mô hình, xu hướng sản xuất kinh doanh cả trong trước mắt và lâu dài – không chỉ ở doanh nghiệp mà cả ở tầm quốc gia”. Điều này có là thực tiễn hay không? Điều chỉnh mô hình kinh doanh khó khăn-thuân lợi như thế nào và quy mô kinh tế lớn hay vừa và nhỏ sẽ dễ dàng điều chuyển hơn, cần lưu ý những gì? Diễn đàn Chủ nhật mời quý vị cùng các doanh nhân, nhà nghiên cứu tìm hiểu-bàn luận những nội dung này, đó là PGS.TS. Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và bà Nguyễn Thị Thành Thực – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch Hội động quản trị Công ty Cổ phần Bagico - Một doanh nhân dày dặn thương trường !
Quí vị và các bạn thân mến!
Năm 2020 là một năm mưa bão cựu đoan. Những trận bão dồn dập kéo đến chỉ trong thời gian ngắn đặc biệt trong những tháng cuối năm đã khiến cho các vụ tai nạn, sự cố trên các vùng biển xảy ra với tần suất cao, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Đây là nội dung sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Nhìn lại công tác tìm kiếm cứu nạn tàu thuyền trong năm 2020 – thách thức trong mưa bão cực đoan” với sự tham gia của 3 vị khách mời.
1. Ông Vũ Việt Hùng, phó Tổng giám đốc TT phối hợp TKCN hàng hải VN - Cục hàng hải, Bộ giao thông vận tải
2. Ông Nguyễn Công Chiến- Phó Tổng Giám đốc Công ty– công ty TNHHMTV thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Vishipel) (kết nối điện thoại)
3. Ông Nguyễn Lại - Phó GĐ ban quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, TP Đà Nẵng (kết nối điện thoại)
Chính phủ vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%. Yêu cầu này của Chính phủ được đưa ra vào thời điểm Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 vừa được công bố trên cơ sở xếp hạng 50 quốc gia dựa trên các yếu tố khiến các quốc gia này trở nên hấp dẫn đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, giao nhận hàng hóa, hãng tàu, hãng hàng không và nhà phân phối. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, tăng 3 bậc so với xếp hạng năm trước, như một “dấu mốc” để Việt Nam “tăng tốc” thực hiện mục tiêu của kế hoạch hành động do Chính phủ ban hành.
Vậy cần tập trung những giải pháp, cách thức như thế nào, trên cơ sở đổi mới về mặt chính sách, với quy hoạch chiến lược và hình thức đầu tư phát triển ra sao để hiện thực hóa mục tiêu này?
Khách mời của chương trình:
- PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương.
- Ông Lê Quang Trung, Phó TGĐ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)
Mô hình tăng trưởng là cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo có sự tăng trưởng qua các năm, với một tốc độ hợp lí. Sau hơn 30 năm đổi mới, bên cạnh hàng loạt thành tựu to lớn, ngành nông nghiệp nước ta hiện đang đứng trước nhiều thách thức to lớn như tốc độ tăng trưởng chậm lại, môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, năng suất lao động giảm,... Sự phát triển thiếu bền vững cho thấy mô hình tăng trưởng hiện nay chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp lý. Các chuyên gia nông nghiệp đều nhận định, mô hình tăng trưởng cũ đã đến tới hạn. Vậy động lực nào giúp thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng cho ngành nông nghiệp.
Khách mời của chương trình là GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp.