Trợ giúp cho người khuyết tật là một trong những Đề án quan trọng giai đoạn 2012 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1019 ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án này mở ra cơ hội cho người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, tiếp cận giáo dục, trợ giúp học nghề, việc làm, phát hiện, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp người khuyết tật.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng người khuyết tật sống nghèo khổ, bị kỳ thị, coi thường... đó là do họ tạm thời hoặc vĩnh viễn không có việc làm, nên không có nguồn thu nhập cần thiết để trang trải cuộc sống hàng ngày cho bản thân. Do đó, việc làm cho người khuyết tật đã được Nhà nước bảo hộ, quy định rất cụ thể trong Bộ Luật lao động, Luật Người khuyết tật và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai các chính sách này, đặc biệt là Luật người khuyết tật đang nảy sinh nhiều vấn đề cần được xem xét, tháo gỡ. Chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay chúng tôi bàn về nội dung này. Khách mời trong chương trình là Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn luật sư thành phố Hà nội, người đã có hơn 10 năm công tác trong lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật và ông Trần Quốc Nam, Quản trị Diễn đàn Tiếng nói người khuyết tật Việt Nam.
Nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thời gian qua, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương có nhiều biện pháp tăng cường phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, những kiến thức cơ bản, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta và Luật Biển Quốc tế; những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, thềm lục địa và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong nhân dân, đặc biệt là những ngư dân đang ngày đêm kiên cường bám biển phát triển kinh tế.
Mặc dù đã có nhiều kết quả đối với tuyên truyền biển, đảo và pháp luật biển đến cộng đồng ngư dân song vẫn còn một bộ phận ngư dân vì lợi ích trước mắt nên cố tình tổ chức, tham gia các hoạt động khai thác hải sản trái phép, đánh bắt sai tuyến, vi phạm vùng biển nước ngoài v.v… Cần đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo và pháp luật biển như thế nào để ngư dân bám biển khai thác hải sản đúng quy định pháp luật góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề: “Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về biển đảo và pháp luật biển đến cộng đồng ngư dân”. Các vị khách mời tham gia chương trình là Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục thủy sản, Bộ NNPTNT ( Do ông Quốc đang có chuyến công tác tại Hà Tĩnh nên chúng tôi kết nối qua điện thoại).
Trong những năm gần đây, với sự đồng sức đồng lòng của các bộ, ngành, bức tranh thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có nhiều khởi sắc, về mức tăng trưởng hàng năm, về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của từng địa phương. Tại nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ đã tạo thêm thu nhập cho người dân nơi đây. Cũng chính từ nơi này, các mặt hàng Việt nam được đưa đến nhiều địa phương khác trong cả nước và xuất khẩu. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Giải pháp kích cầu thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo".
- Khách mời tham dự Diễn đàn là ông Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
Giai đoạn tiếp theo của chương trình xây dựng NTM (sau năm 2020) sẽ là một chặng đường chông gai đối với các địa phương trên con đường cán đích NTM. Vì thế chúng ta cần nhận diện rõ các mặt hạn chế để tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm để cho chương trình xây dựng NTM sẽ thực chất và bền vững hơn. Đây cũng là nội dung mà chúng tôi cùng các vị khách mời sẽ bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật trực tiếp trên Kênh thời sự (VOV1) của Đài Tiếng nói Việt Nam hôm nay.
Khách mời:
- Ông Đỗ Hải Triều – phó Chánh Văn Phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc
- Ông Hoàng Trọng Thủy – chuyên gia nông nghiệp
Khách mời: Bà Hồ Thị Tố Uyên – Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; Ông Nguyễn Bình Minh – Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cùng bàn về thương mại điện tử 2020 – Tiềm năng phát triển và những vấn đề đặt ra trong quản lý.
Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản của nước ta luôn tăng trưởng ở mức hai con số. Để Việt Nam đón được làn sóng chuyển dịch đầu tư và sớm trở thành công xưởng của ngành chế biến gỗ thế giới thì những năm tới, ngành Lâm nghiệp và các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cần tập trung vào các giải pháp nào? Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ nhật với chủ đề “Vượt khó, ngành xuất khẩu gỗ đạt tăng trưởng kỷ lục năm 2020”. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời:
- Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).
- Ông Cao Chí Công, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Việt Nam.
Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo đột phá phát triển hạ tầng đang là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đặc biệt, việc thu hút nguồn vốn xã hội, phát triển hạ tầng chính là hiện thực hóa chủ trương, chính sách lớn Đảng và Nhà nước, khi xác định đây chính là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 tới, kỳ vọng tạo hành lang pháp lý để thu hút được nguồn vốn từ xã hội vào phát triển hạ tầng.
Khai thác thủy hải sản là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế biển của nước ta. Tuy nhiên trong suốt một thời gian dài, nguồn lợi thủy sản ở nước ta đối mặt với nguy cơ cạn kiệt. Thực hiện các quy định của Luật thủy sản 2017, ngành khai thác thủy hải sản nước ta đang có sự chuyển mình. Cụ thể việc quản lý ngành thủy sản đang theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với hội nhập quốc tế. Vậy vấn đề quản lý khai thác hải sản hiện nay ra sao? Cần có những giải pháp gì để khắc phục những tồn tại, thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu đưa ngành phát triển theo hướng bền vững. Đây cũng là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Diễn đàn Chủ nhật với chủ đề “Quản lý khai thác thủy sản để phát triển bền vững”. với sự tham gia của ông Nguyễn Viết Nghĩa, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu hải sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT và ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PT NT.
Từ một nước xuất khẩu năng lượng, Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu về năng lượng. Khả năng thiếu hụt nguồn điện trong giai đoạn sau năm 2020 đã được cảnh báo. Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị (ban hành ngày 11/02/ 2020) về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội”.
Tại Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 (ban hành ngày 07/5/2020) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm ít nhất 2,0% tổng điện năng tiêu thụ. Rất nhiều giải pháp đã được cụ thể hóa tại Chỉ thị này, trong đó phải kể đến việc “ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng…”.
45 phút của Diễn đàn chủ nhật tuần này chúng tôi bàn về chủ đề: “Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - thực tế từ hoạt động dán nhãn năng lượng cho thiết bị tiêu thụ điện”. Tham gia bàn luận cùng chương trình là Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng, Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững - Bộ Công Thương và bà Lý Thị Phương Trang - TGĐ Công ty Dai-kin Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, hình thành xây dựng mối liên kết bền chặt giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp là con đường tất yếu, vừa là giải pháp vừa là động lực để phát triển nông nghiệp hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Đứng trước những thách thức của nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng yêu cầu mối liên kết này phải được đẩy mạnh hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa, bền vững hơn nữa mới mang lại giá trị hàng hóa cao cho người nông dân, doanh nghiệp. Bàn về chủ đề “Đẩy mạnh liên kết sản xuất, phát triển HTX nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập” chương trình Diễn đàn chủ nhật có sự tham gia của hai khách mời: GS-TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thời gian qua, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương có nhiều biện pháp tăng cường phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, những kiến thức cơ bản, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta và Luật Biển Quốc tế; những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, thềm lục địa và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong nhân dân, đặc biệt là những ngư dân đang ngày đêm kiên cường bám biển phát triển kinh tế.
Mặc dù đã có nhiều kết quả đối với tuyên truyền biển, đảo và pháp luật biển đến cộng đồng ngư dân song vẫn còn một bộ phận ngư dân vì lợi ích trước mắt nên cố tình tổ chức, tham gia các hoạt động khai thác hải sản trái phép, đánh bắt sai tuyến, vi phạm vùng biển nước ngoài v.v… Cần đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo và pháp luật biển như thế nào để ngư dân bám biển khai thác hải sản đúng quy định pháp luật góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề: “Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về biển đảo và pháp luật biển đến cộng đồng ngư dân”. Các vị khách mời tham gia chương trình là Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục thủy sản, Bộ NNPTNT
Chịu tác động nhiều chiều từ đại dịch, 9 tháng qua, đã có nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ cuộc đua nơi thương trường, nhưng rất nhiều doanh nhân-doanh nghiệp khác đã-đang nỗ lực trên nhiều khía cạnh. Không chỉ nhằm trụ được hoặc mong phục hồi năng lực vốn có, họ biết thích nghi với thời cuộc – có khả năng vươn lên mạnh mẽ, trong giai đoạn mới. Họ đang góp phần khẳng định bản lĩnh doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là chủ đề chúng tôi bàn tới trong diễn đàn hôm nay - hướng tới ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Hy vọng những câu chuyện sẽ sinh động, ý nghĩa hơn qua chia sẻ của hai khách mời là ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam; và ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần viễn thông FPT.
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 11 tháng 02 năm 2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra các định hướng lớn cho phát triển ngành năng lượng Việt Nam trong giai đoạn tới, trong đó, việc cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng được đặc biệt quan tâm. Nghị quyết khẳng định: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường phải được xem là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội”... Diễn đàn chủ nhật tuần này có chủ đề: “Vai trò của doanh nghiệp và các địa phương trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Tham gia bàn luận cùng chương trình là ông Dương Trung Kiên - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực và ông Hoàng Minh Lâm - Trưởng phòng khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội - Sở Công Thương Hà Nội...
Cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành như thế nào (?!) để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế. Đây là chủ đề của diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của các vị khách mời:
- Ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bà Bùi Kim Thùy, Thành viên Hội đồng cố vấn Harvard khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam.