Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU (gọi tắt là EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020. Hiệp định được đánh giá là cú huých lớn đối với ngành thủy sản, vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường Châu Âu. Song song với đó, ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, nhất là trong bối cảnh các sản phẩm hải sản của nước ta vẫn đang chịu cảnh báo thẻ vàng của ủy ban Châu Âu EC. “Minh bạch nguồn gốc hải sản, tận dụng thời cơ từ EVFTA” cũng là vấn đề được chúng tôi bàn sâu trong chương trình "Diễn đàn Chủ nhật" 06/09/2020.
- Khách mời chương trình: Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Chịu tác động nhiều chiều từ đại dịch Covid-19, hơn 7 tháng qua, đã có nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ cuộc đua nơi thương trường, nhưng rất nhiều doanh nhân-doanh nghiệp khác đã-đang nỗ lực trên nhiều khía cạnh. Không chỉ nhằm trụ được hoặc mong phục hồi năng lực vốn có, nhiều doanh nghiệp biết thích nghi với thời cuộc – có khả năng vươn lên mạnh mẽ, trong giai đoạn mới. Bàn về nội dung này, khách mời là ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh cho các nước ASEAN và bà Đặng Thúy Hà – Giám đốc khu vực miền Bắc, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam.
Trong những năm qua, ngành khai thác hải ở nước ta có những bước phát triển đáng ghi nhận với sự gia tăng về công suất, kích cỡ của tàu cá và sản lượng khai thác. Cùng với đó, hệ thống cảng cá ở các địa phương cũng được quan tâm đầu tư với nhiều quy định mới, giúp công tác quản lý cảng cá có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, từ khi Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam với khuyến cáo về truy xuất nguồn gốc hải sản tại cảng, rồi những quy định mới của Luật thủy sản 2017 về cảng cá nhằm gỡ thẻ vàng cho thủy sản nước ta đã đặt ra nhiều vấn đề về quản lý và vận hành cảng cá trong giai đoạn hiện nay. Vậy thực tế hiện nay các cảng cá đang hoạt động như thế nào? Những khó khăn, vướng mắc như thế nào trong vận hành cảng? Cần những giải pháp gì để giải quyết vấn đề này? Cùng bàn luận với hai vị khách mời: Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Chi nhánh Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu - Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông.
Khách mời: Bà Trịnh Thị Thanh Thủy – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương; Ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
Đóng góp vào kỳ tích của việc xuất khẩu thành công quả vải sang một thị trường khó tính như Nhật Bản là việc chúng ta đã đáp ứng rất nhanh yêu cầu của đối tác, từ xây dựng vùng nguyên liệu an toàn, đến việc xử lý quả vải sau thu hoạch đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này một lần nữa nói lên vai trò rất quan trọng của việc sản xuất an toàn, chú trọng đến chế biến bảo quản, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của nông sản. Khách mời là ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, gọi tắt là EVFTA, đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để thực thi hiệp định này có hiệu quả nhất cho nền kinh tế, và cụ thể là cách thức nào để giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua thách thức – tận dụng cơ hội từ EVFTA? Đây cũng là chủ đề được bàn luận với sự tham gia của các vị khách mời là bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia nghiên cứu và tư vấn về chính sách hội nhập cho doanh nghiệp.
Theo quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/5/2018, Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP triển khai hơn 2 năm qua đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng hóa đa dạng ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Tuy vậy, nhiều sản phẩm OCOP dù có chất lượng nhưng vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi trong nước, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của du khách quốc tế. Vậy giải pháp nào phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP? Đây là nội dung được bàn luận với khách mời là ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Quản lý Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng Ban Các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Khách mời: Ông Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2; Ông Bạch Hưng Trường – Trưởng hợp tác phần hỗ trợ các trung tâm xuất sắc về Giáo dục nghề nghiệp, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ).
- Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
- Bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Thanh tra pháp chế, Tổng cục thủy sản.
- Ông Nguyễn Văn Buội, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
6 tháng đầu năm nay, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (gọi tắt là Covid-19) bùng phát mạnh trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay. Đối với Việt nam, tăng trưởng sản phẩm quốc nội GDP trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.Tiêu dùng chỉ tăng 0,69% so với cùng kỳ năm ngoái; tích lũy tài sản tăng 1,93%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,31%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%...Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm.
Trong cuộc họp của Chính phủ với các địa phương vào giữa tuần, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện phương châm quyết liệt phục hồi tăng trưởng, tận dụng tốt cơ hội do kiểm soát sớm dịch bệnh, kiên quyết không để dịch Covid-19 quay lại nước ta nhưng đồng thời phải tiến công mạnh mẽ để phát triển kinh tế phục hồi tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đây cũng là nội dung chính được bàn luận với các khách mời là ông Nguyễn Đình Cung- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
Hàng năm, nước ta luôn phải hứng chịu nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của ngư dân trên biển. Mặc dù năng lực phòng chống thiên tai ngày càng được nâng cao, nhưng trước tình hình biến đổi khí hậu khó lường, vấn đề đảm bảo an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên biển luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng và các địa phương ven biển, đòi hỏi công tác chủ động phòng chống thiên tai ngày càng phải được tăng cường và điều chỉnh cho đúng và sát với thực tế, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Đây là nội dung của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia bàn luận của các khách mời là ông Vũ Việt Hùng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng hải, Bộ Giao thông vận tải; ông Bùi Minh Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam và khách mời tham gia qua điện thoại là ông Nguyễn Lại, Phó Trưởng ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng.
Sau 10 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã đạt và vượt các mục tiêu đề ra trước gần 2 năm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, thời gian qua, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tới tiến trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trên cả nước. Trong lúc khó khăn, đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo từ chính các địa phương, giúp bền vững và nâng cao thành quả nông thôn mới. Và những giải pháp nào sẽ giúp xây dựng nông thôn mới bền vững trước những ảnh hưởng do đại dịch Covid -19 gây ra ? Đây là nội dung bàn luận và phân tích với khách mời là ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sơn Lôi là địa phương đầu tiên trong cả nước phải khoanh vùng cách ly vì có nhiều người nhiễm bệnh Covid - 19.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA).
Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Trong điều kiện đặc thù của nghề biển và những diễn biến phức tạp trên biển Đông gần đây, nhất là khi Ủy ban Châu Âu EC chưa gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển, đảo cho ngư dân đang là vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị.
Cùng với việc tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thì ngư dân cũng cần được trang bị các kiến thức về nguyên tắc phát triển kinh tế biển; các ngành kinh tế biển; pháp luật biển Việt Nam và các quy định của pháp luật quốc tế liên quan, vv… Để ngư dân hiểu và thực thi tốt các quy định thì công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho ngư dân cần được tổ chức thường xuyên, có hiệu quả. Bàn về nội dung này, Khách mời là Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư Lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Thanh tra pháp chế, Tổng Cục thuỷ sản, Bộ NN&PTNT