Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ. Để hoàn thành mục tiêu khi các thị trường trên thế giới mở cửa trở lại, cơ hội nào cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, tạo đòn bẩy vững chắc, biến rủi thành may, hoàn thành mục tiêu đề ra từ nay đến cuối năm, đòi hỏi sự quyết liệt của các bộ ngành, người dân, cũng như doanh nghiệp. Bàn về chủ đề "Làm gì để xuất khẩu nông sản tiếp tục đà tăng trưởng", khác mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản ( Bộ NN&PTNT) và ông Trương Văn Năm – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Sau giãn cách xã hội, nước ta đang khôi phục trở lại các hoạt động đời sống xã hội. Điều này đang mang đến niềm hứng khởi, niềm tin và hy vọng trong cộng đồng, dù mọi người đều không quên, còn rất xa nữa cuộc sống mới hoàn toàn trở lại bình thường. Thay vào đó, chúng ta sẽ trở lại với một "cuộc sống bình thường mới". Vậy cuộc sống bình thường mới hậu Covid-19 trong lĩnh vực đời sống xã hội được hiểu như thế nào? Liệu chúng ta còn nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng? Những giải pháp nào để người dân vừa đảm bảo đời sống, vừa đảm bảo phòng chống dịch, đó là nội dung sẽ được PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 và PGS.TS Đặng Thanh Huyền, Giảng viên cao cấp Học viện Quản lý giáo dục, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục, Học viện quản lý giáo dục cùng bàn luận trong chương trình.
Hiện nay cả nước đã có gần 24.000 HTX, riêng khu vực nông nghiệp có 15.600 HTX, chiếm đến 65% tổng số HTX cả nước. Ngày 09/03/2020 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 70-KL/TW đã đánh giá: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới...
Tuy nhiên, liên tiếp thời gian gần đây, thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết 32-NQ/QH13 của Quốc hội và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Khách mời là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, H. Gia Lộc, T. Hải Dương cùng bàn về nội dung này với chủ đề: “Để HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
Ngày 22/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức dừng cách ly xã hội và nới lỏng giãn cách, xác định tâm thế là Việt Nam từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới". Đó là tái khởi động sản xuất và sinh hoạt trong bối cảnh sống chung với nguy cơ có người nhiễm Covid-19, nhưng không để bùng phát thành dịch. Các doanh nghiệp cũng phải thích nghi việc sản xuất trong bối cảnh nới lỏng giãn cách xã hội và phòng trường hợp xấu nhất là dịch có thể quay trở lại.
Ô nhiễm môi trường, rủi ro cháy nổ, quá tải hạ tầng, bộ mặt đô thị nhếch nhác đang là hàng loạt các vấn đề gây bức xúc, ảnh hướng tới cuộc sống hàng ngày của người dân. Một trong những nguyên nhân là do các nhà máy, cơ sở sản xuất chậm được di dời ra khỏi nội đô. Thực trạng này diễn ra từ nhiều năm nay, và ngày càng gây ra nhiều hệ lụy. Nhưng giải pháp và quá trình tổ chức thực hiện còn rất chậm, đặc biệt là đối với những nhà máy, cơ sở sản xuất đang nằm trên những khu đất vàng. Khách mời là ông Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam và bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13.
Chính phủ đã phê duyệt gói tài chính gần 62 nghìn tỉ đồng - hỗ trợ kép cho người lao động yếu thế đảm bảo đời sống và nhóm doanh nghiệp bị “tổn thương” do Covid-19. “Bao giờ tiền sẽ đến tay?” là băn khoăn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp sau khi chủ động tìm hiểu, cho rằng mình đủ tiêu chí được hỗ trợ. Đáng chú ý, nhiều chuyên gia kinh tế cùng chuyên gia an sinh xã hội còn lên tiếng cho rằng, cần thêm một gói cứu trợ trực diện cho lực lượng “nòng cốt” - doanh nghiệp. Nếu có, Chính phủ nên lưu ý những gì để quá trình triển khai hiệu quả thực chất? Diễn đàn Chủ nhật tuần này, mời quý vị và các bạn cùng phân tích, bàn luận với hai vị khách mời, đó là ông Nguyễn Quang Huân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Halcom, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân tư nhân và bà Phạm Nguyên Cường – Chuyên gia độc lập các vấn đề an sinh xã hội, lao động, việc làm.
Hiện nhiều địa phương ở ĐBSCL phải ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp, nhiều giải pháp cấp bách được đưa ra. Tuy nhiên, vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn là một bài toán khó cần có lời giải. Giải pháp nào phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL thích ứng với hạn mặn nói riêng, cũng như trong biến đổi khí hậu nói chung? Nội dung này sẽ được ông Cao Văn Trọng, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu cùng bàn luận trong chương trình.
Đầu tháng 3 này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị 11 về các giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhằm thực hiện nhiệm vụ "kép", là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tinh thần của Chính phủ qua chỉ thị 11, cùng nhiều quyết định trước đó, đã được các Bộ ngành và địa phương nghiêm túc triển khai để nền kinh tế có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng do dịch COVID 19 gây nên, ổn định đời sống an sinh xã hội. Bàn về nội dung này, khách mời là Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Giáo sư Hoàng Đức Thân - nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
ĐBSCL bị bủa vây bởi xậm nhập mặn. Tính đến thời điểm này, mức độ xâm mặn đã vượt mốc lịch sử được thiết lập năm 2016. Sinh hoạt đảo lộn, canh tác khó khăn, cả người dân và cây trồng của vùng đất 9 rồng đang đối mặt với cơn khát “nước ngọt”. Nhiều địa phương đã phải ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp, nhiều giải pháp cấp bách đã được đưa ra. Tuy nhiên, vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn là một bài toán khó cần có lời giải. Giải pháp nào phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL thích ứng với hạn mặn nói riêng cũng như trong BĐKH nói chung? Đây là nội dung bàn luận cùng các vị khách mời là ông Cao Văn Trọng, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre và TS Đào Trọng Tứ, giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường, Phó trưởng Phòng Phát triển hệ thống điện - Viện Năng lượng và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Hồi - Giảng viên cao cấp Bộ môn kinh tế Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Biến đổi khí hậu và thiên tai cực đoan đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Các giải pháp canh tác bền vững thích ứng biến đổi khí hậu đang là trọng điểm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm giải quyết bằng các giải pháp và hành động mạnh mẽ. Vậy làm thế nào để triển khai hiệu quả các mô hình hỗ trợ cải thiện sinh kế, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho nông dân, góp phần tăng cường khả năng phục hồi và phát triển bền vững sau những rủi ro của thiên tai.
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Đến nay, dự thảo Nghị quyết này đã hoàn thành và trình Chính phủ xem xét thông qua trong một ngày gần đây. Những điểm mới trong dự thảo Nghị quyết ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như thế nào? Và cần làm gì để việc thực thi Nghị quyết đạt kết quả cao nhất? Khách mời là ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp và ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bàn luận về nội dung này.
EVFTA đem lại cơ hội lớn khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm về 0%. Song ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thách thức không nhỏ về quy tắc xuất xứ và áp lực cạnh tranh. Khách mời: Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng, Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương và ông Lưu Đức Khải, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Việt Nam với đường biên giới dài và giao thương lớn với Trung Quốc, ảnh hưởng của dịch là rất lớn và chúng ta cần thấy toàn bộ tình hình để có giải pháp “vượt khó” hiệu quả. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay và cần có kịch bản theo tình hình dịch để chủ động ứng phó. Bàn về nội dung này, khách mời: ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương - và ông Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại.