logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Làm gì để Lịch sử là môn học hấp dẫn và thiết thực? (20/6/2022)

Câu chuyện về môn Lịch sử trong Chương trình phổ thông mới 2018 vẫn luôn “nóng” suốt thời gian qua. Theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, kết quả tổng hợp kiến nghị của cử tri, nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo cho thấy, đa số các ý kiến không đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử cấp THPT thành môn tự chọn. Mới đây, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cũng đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia giáo dục, các nhà Sử học thì những tranh luận trong thời gian qua là tín hiệu vui, để chúng ta rốt ráo tìm ra những hướng đi tích cực cho môn Lịch sử. Hơn hết là làm cách nào để Lịch sử trở thành môn học hấp dẫn và thiết thực. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Nguyễn Phương Thanh – Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Nhà báo ở vùng cao - Những người âm thầm đóng góp cho sự phát triển quê hương bằng sự nhiệt huyết và tận tâm với nghề (20/6/2022)

Làm gì để Lịch sử là môn học hấp dẫn và thiết thực?
- Lần đầu tiên bún chả Việt Nam được đưa vào cuốn sách nấu ăn của Nữ hoàng Anh.
- Nhà báo ở vùng cao - Những người âm thầm đóng góp cho sự phát triển quê hương bằng sự nhiệt huyết và tận tâm với nghề

Cuộc sống 365: Thông tin đáng chú ý (18/6/2022)

Ngày 23/6, ca sỹ Anh Thơ tổ chức liveshow thứ 5 mang tên “Thơ”
Muôn màu cuộc sống: City tour – Xu hướng du lịch “hot” tại Hải Phòng
Tin tức thời sự đáng chú ý

Đề xuất lương khởi điểm của bác sĩ cao hơn ngành khác liệu có giữ chân bác sĩ? (17/6/2022)

Trước thực tế thu nhập và đời sống của nhiều cán bộ, nhân viên y tế còn thấp, trong khi áp lực công việc đang ngày càng tăng như hiện nay, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tập hợp các kiến nghị của cán bộ, công nhân viên chức ngành y tế về chế độ, chính sách đối với nhân viên y tế, trong đó có đề xuất mức lương khởi điểm của bác sỹ cao hơn ngành khác. Đối với bác sĩ, thời gian đào tạo kéo dài 6 năm so với các ngành khác chỉ 4 năm, họ phải mất thêm 18 tháng thực hành mới được hưởng lương bậc 1. Điều này được cho là chưa công bằng. Vì vậy, Công đoàn Y tế đề nghị lương của bác sĩ được áp dụng mức khởi điểm tương đương bậc 2 là 2,67. Bên cạnh đó, các chế độ phụ cấp cũng được đề xuất tương đương một số ngành đặc thù khác. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là: Nâng lương khởi điểm có đủ “lực” để giữ chân thầy thuốc các cơ sở y tế công lập, nhất là những người giỏi? Để tìm hiểu về những nội dung xoay quanh đề xuất này cũng những biện pháp quan tâm, hỗ trợ đời sống thầy thuốc, trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cùng bàn luận vấn đề này.

Chiến dịch “Đạp xe không tuổi” mang đến niềm vui cho những người cao tuổi tại Đan Mạch (17/6/2022)

Đề xuất lương khởi điểm của bác sĩ cao hơn ngành khác liệu có giữ chân bác sĩ?
- Hà Nội: Hàng trăm sĩ tử đến Văn Miếu “cầu may” trước kì thi vào lớp 10
- Chiến dịch “Đạp xe không tuổi” mang đến niềm vui cho những người cao tuổi tại Đan Mạch

Làm thế nào để thanh toán online đi vào đời sống của tất cả người dân (16/6/2022)

Bắt đầu từ năm 2019, ngày 16/06 là ngày phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích sử dụng khi mua sắm, giao dịch thanh toán và người tiêu dùng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán và các nhà bán lẻ, nhà cung cấp. Mục tiêu quan trọng của chương trình là hưởng ứng chủ trương chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đề ra, khởi đầu từ những thay đổi trong lĩnh vực thanh toán.
Tuy nhiên, thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta vẫn chưa thực sự phát triển như kỳ vọng do còn khá nhiều lỗ hổng bảo mật thông tin, mất an toàn thanh toán và hơn hết là thói quen của người dân, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của khách mời là chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu với hy vọng mang đến một góc nhìn mới cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt trong tương lai.

Gặp gỡ cô giáo vùng cao Phạm Thị Tuyết, người mang con chữ đến huyện khó khăn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa (16/6/2022)

Làm thế nào để thanh toán không dùng tiền mặt đi vào đời sống của tất cả người dân.
- Nông trại hy vọng ở Manguinhos , Brazil

Tăng lương tối thiểu vùng - Động lực tăng năng suất, chất lượng lao động (15/6/2022)

Lương tối thiểu vùng chính thức tăng thêm 6% - kể từ 1/7 năm nay. Lần đầu tiên sẽ có lương tối thiểu theo giờ. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu cũng có nhiều thay đổi… Chuyện tăng lương tối thiểu vùng năm nào cũng “nóng” về mức tăng. Mức tăng là quan trọng – là cần thiết, để đảm bảo một mức sống tối thiểu. Nhưng quan trọng hơn, đó cần là động lực để tăng năng suất, chất lượng lao động – vì những mục tiêu lâu dài. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của ông Phạm Minh Huân – Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Cụ ông Đoàn Minh Tuấn - 74 tuổi ở Cà Mau sở hữu 9 bằng đại học (15/6/2022)

Tăng lương tối thiểu vùng - Động lực tăng năng suất, chất lượng lao động.
- Vùng bắc Kavkaz - điểm đến đang hấp dẫn du khách quốc tế.

Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2022: Còn nhiều băn khoăn về chính sách cộng điểm ưu tiên (14/6/2022)

Bộ GD-ĐT vừa thông tin về Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2022 điều chỉnh một số nội dung nhằm tạo sự công bằng giữa các thí sinh, giữa các cơ sở đào tạo, cũng như tạo sự minh bạch. Trong đó, đáng lưu ý nhất là việc thay đổi cách tính điểm cộng ưu tiên, dự kiến áp dụng từ năm 2023. Theo đó, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0). Như vậy sẽ không còn trường hợp điểm chuẩn vượt quá 30 và hiện tượng 27-28 điểm vẫn trượt đại học đã từng xảy ra ở một số kỳ thi trước, gâybức xúc dư luận...Thông tin được công bố đã thu hút sự quan tâm của công luận với nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề cộng điểm ưu tiên. TS Lê Đông Phương – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Người trẻ làm đàn tính ở thung lũng vàng Bắc Sơn (14/6/2022)

Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2022: Còn nhiều băn khoăn về chính sách cộng điểm ưu tiên.
- Người trẻ làm đàn tính ở thung lũng vàng Bắc Sơn.
- Bỉ quyết tận dụng bã cà phê để hạn chế rác thải đô thị.

Học sinh tốt nghiệp THCS hệ song bằng: biết 'đi đâu, về đâu? (13/6/2022)

Theo lộ trình của đề án thì năm 2021-2022, “lứa” học sinh học chương trình song bằng đầu tiên đã tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, khi chỉ còn chưa đến 10 ngày nữa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội sẽ diễn ra thì Sở GD-ĐT Hà Nội mới thông báo dự kiến tuyển sinh lớp 10 hệ này. Theo đó: “Học sinh tốt nghiệp THCS và hoàn thành chương trình đào tạo song bằng tú tài năm học 2021-2022 hoàn toàn yên tâm bởi chương trình này vẫn tiếp tục được triển khai ở cấp THPT trong năm học 2022-2023”. Có hàng trăm học sinh ‘lứa’ đầu tiên tốt nghiệp hệ song bằng ở 7 trường THCS công lập của Hà Nội có nhu cầu học tiếp. Nhưng chỉ có 2 trường THPT tuyển học sinh song bằng. Liệu có bao nhiêu học sinh “lách” qua “cánh cửa hẹp” để tiếp tục học tiếp hệ song bằng?

Tiệm Giặt là chia sẻ - Nơi sẻ chia yêu thương (13/6/2022)

Học sinh tốt nghiệp THCS hệ song bằng: biết 'đi đâu, về đâu?
- Hồ Ba Bể - Viên ngọc xanh vùng Đông Bắc
- Tiệm Giặt là chia sẻ - Nơi sẻ chia yêu thương

“Bệnh viện” dành cho gấu bông tại Anh (12/6/2022)

Với nhiều người trong chúng ta, hình ảnh những chú gấu bông đã trở nên vô cùng quen thuộc và thân thương. Gấu bông có thể gợi lại những kỷ niệm đang nhớ, cảm giác ấm áp và mang đến niềm vui trong cuộc sống. Đó cũng là suy nghĩ của bà Tina Rush, sinh sống tại Yorkshire (Yoóc sia), Anh, khi lưu giữ tới hàng nghìn chú gấu bông tại nhà để sửa chữa, rồi bán lại để gây quỹ hoặc dành tặng cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Trò chuyện với ca sỹ Phương Thanh về đêm nhạc “Cuộc đời mới” sắp diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. (12/6/2022)

Chát với người nổi tiếng: Trò chuyện với ca sỹ Phương Thanh về đêm nhạc “Cuộc đời mới” sắp diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
-Muôn màu cuộc sống: Câu chuyện cảm động về “bệnh viện” dành cho gấu bông tại Anh
- Một số sự kiện đời sống xã hội trong nước nổi bật trong tuần.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: