20/11 hàng năm là dịp tri ân những thầy giáo-cô- giáo. Đây cũng là thời điểm đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ nhà giáo dục nghề nghiệp nói riêng nhìn lại, để nỗ lực hơn nữa trong vai trò truyền lửa đam mê cho các thế hệ học viên - trên bước đường nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Trong đó, với đặc thù 70% thực hành, 30% lý thuyết cùng yêu cầu kỹ năng số - nhà giáo số, các nhà giáo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đang và sẽ cần nỗ lực đổi mới sáng tạo rất nhiều.
Đâu là thuận lợi, thách thức với các thầy-cô trong xu thế này? Đam mê thôi, liệu đã đủ hay chưa? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp: Nỗ lực giữ lửa nghề - đổi mới sáng tạo không ngừng.
- Người đàn ông 30 năm đi tìm lại màu xanh cho trái đất.
Thời gian qua, không ít các ứng dụng, diễn đàn, mạng xã hội, kênh video... trên internet xuất hiện các bài viết, clip, hình ảnh “gắn mác” dành cho trẻ em, nhưng mang nội dung không có tính giáo dục, phản cảm. Nhiều video vì mục đích câu view, kiếm tiền có nội dung thử thách quái gở nguy hiểm đến tính mạng, clip bạo lực, ngôn từ phản cảm… nhưng lại được chia sẻ rất tích cực đã xâm nhập vào tâm trí, hành động, thói quen của giới trẻ, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em học các hành vi ứng xử qua việc bắt chước trong khi ý thức chưa đủ phát triển để phân biệt được lời nói đùa, không thể hiểu theo cách nói ẩn ý của người lớn". Theo khảo sát của Bộ LĐ-TBXH, trẻ em sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều, thời gian lên đến 5-7 tiếng/ngày. Do đó, trẻ rất dễ rơi vào "bẫy" của người lạ trên môi trường mạng. Vậy đâu là giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn những nguy hại khi trẻ học cách ứng xử từ bắt chước thói xấu trên mạng xã hội?
Nguy hại khi trẻ học cách ứng xử bắt chước thói xấu trên mạng xã hội, cần ngăn chặn phòng ngừa
- Rapper Đen lần đầu kết hợp Rap với Giao hưởng trong album đầu tay
- Bảo tàng sân khấu Broadway đầu tiên tại New York
Những ngày gần đây, Việc Hội đồng Anh tạm hoãn thi IELTS và nhiều chứng chỉ quốc tế khác nhận được sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý, không chỉ Hội đồng Anh mà trước đó cũng đã có nhiều đơn vị khác thông báo tạm dừng tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài. Việc tạm dừng thi không chỉ diễn ra với các chứng chỉ tiếng Anh mà còn ở chứng chỉ tiếng
Trung và tiếng Nhật...
Câu chuyện này xảy ra ít ngày sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Công
văn số 5871 về việc tăng cường quản lý liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng
lực ngoại ngữ nước ngoài, vì thời gian qua, hoạt động này tại Việt nam chưa được
quản lý chặt chẽ khiến tiềm ẩn những nguy cơ. Việc Bộ GD&ĐT chấn chỉnh,
thanh kiểm tra các kỳ thi ngoại ngữ vì nền giáo dục thực chất, đem lại công bằng,
minh bạch cho người học. Thế nhưng việc siết thi chứng chỉ ngoại ngữ, liệu có
giám sát được chất lượng? Đây cũng là nội dung chúng tôi bàn luận trong Dòng
chảy sự kiện hôm nay, với sự tham gia của chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền –
Hệ thống giáo dục Học mãi.
Việc siết thi chứng chỉ ngoại ngữ, liệu có giám sát được chất lượng?
- Người Trung Quốc “ngại” sinh con - Ấn Độ sắp soán ngôi quốc gia đông dân nhất thế giới.
- Người tổ trưởng dân phố hết lòng vì cộng đồng.
Thời điểm này, nước ta ghi nhận 3 ca mắc bệnh Whitmore (1 ca ở Đắc Lắc, 2 ca ở Thanh Hóa), trong đó, 1 bệnh nhi quê Thanh Hóa đã tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước có hàng chục ca mắc Whitmore tại các địa phương. Dù là căn bệnh không thường gặp và không lây lan thành dịch nhưng với biểu hiện đa dạng, khó chẩn đoán, trong khi nguy cơ diễn biến nặng và tử vong cao, đây là căn bệnh gây không ít lo lắng cho người dân. Vậy Withmore nguy hiểm ở mức độ nào? Người dân cần làm gì để phòng ngừa, nhận biết căn bệnh này? Để tìm hiểu nội dung này, trong dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu trực tiếp TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Vi khuẩn Wittmore (ăn thịt người): Nguy hiểm mức độ nào?
- Câu chuyện người nghệ sĩ Australia 20 năm nhặt rác: Khi nghệ thuật “lên tiếng” vì môi trường
- Thắp sáng ước mơ đến trường cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Những ngày gần đây, liên tục có thông tin hàng nghìn lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc có nguy cơ mất việc tại khu vực phía Nam. Chỉ trong tháng 10, thành phố HCM đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho hơn 11.000 người. Hơn 30 nghìn lao động tỉnh Bình Dương cũng rơi vào cảnh khó khăn vì doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.
Dự kiến “làn sóng” cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng cuối năm sẽ tiếp tục trầm trọng hơn vào quý 4 năm nay và quý 1 năm sau. Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của hàng chục nghìn lao động bị mất việc, giảm việc cuối năm? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Thanh Hà, Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Bảo vệ người lao động thế nào trước làn sóng cắt giảm nhân sự cuối năm?
- Người sáng tạo ra bút màu từ rau củ an toàn với trẻ nhỏ ở Nhật Bản.
- Thầy giáo mang đến nụ cười cho những trẻ khuyết tật.
Trò chuyện với nghệ sỹ ưu tú Tố Nga về đêm nhạc kỷ niệm 30 năm ca hát sắp diễn ra tại Hà Nội
-Ghé thăm Làng văn hóa Katara ở Đôha – Cata
-Điểm một số sự kiện đời sống xã hội trong nước đáng chú ý trong tuần.
Trò chuyện với nữ ca sỹ Hồ Ngọc Hà về chuỗi liveshow “Love Songs - Love Vietnam”.
-Thăm Cao nguyên Mộc Châu - bốn mùa hoa trái.
-Những sự kiện văn hóa thể thao giải trí quốc tế nổi bật trong tuần
Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, tuổi già, nhà văn Lê Lựu đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông là tác giả của những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam như “Mở rừng”, “Đại tá không biết đùa”, “Sóng ở đáy sông”, “Chuyện làng Cuội”, “Một thời lầm lạc”, “Thời xa vắng”… Đặc biệt, với tác phẩm “Thời xa vắng”, nhà văn Lê Lựu đã làm thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước. Tư tưởng của “Thời xa vắng” đã bẻ một bước ngoặt của văn học Việt Nam. Lê Lựu được đánh giá là một nhà văn đặc biệt có tầm ảnh hưởng lớn trong quan hệ ngoại giao, sứ giả hoà bình Việt Nam đầu tiên, người phá băng đầu tiên trong quan hệ Việt - Mỹ để cùng các nhà văn cựu binh Việt Nam và Mỹ kêu gọi Chính phủ Mỹ phá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Lê Lựu đã sáng tạo ra những nhân vật còn sống mãi với người đọc Việt Nam như Giang Minh Sài, Núi và ông cũng là một nhân vật đặc biệt của nền văn học Việt Nam. Chúng ta tưởng nhớ về nhà văn Lê Lựu – nhân vật đặc biệt của văn học Việt Nam, với sự tham gia của nhà thơ – nhà phê bình văn học Vũ Quần Phương.
Nhà văn Lê Lựu – Nhân vật đặc biệt của văn học Việt Nam
- Người dân ở ngôi làng nhỏ của Ấn Độ hiện thực hóa giấc mơ điện ảnh Bollywood thông qua Youtube
- Người đàn ông tật nguyền ở Cần Thơ chuyên đi vá lành những ổ “gà”