Những ngày qua, dư luận xôn xao về một sự kiện mang tên là Gala chung kết Du lịch & tài năng kỷ lục châu Á – Doanh nghiệp thương hiệu vàng Đất Việt – Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam” được tổ chức tại Quảng Ninh. Hình ảnh gây chú ý ở sự kiện là lúc chương trình tôn vinh bà Tống Thu Ngân. trên sân khấu hiện lên hàng loạt danh xưng, trong đó có “nhà thơ thế giới”. Đáng nói, ngay trên sân khấu hiện lên nhiều logo của các tổ chức, cơ quan nhà nước uy tín như: VOV, VTC, ANTV… Sự kiện này còn bị phát hiện là chưa được cấp phép theo quy định. Trong khi các cơ quan báo chí bức xúc khi bị tự ý sử dụng thương hiệu để tổ chức sự kiện “chui”, thì dư luận dậy sóng còn bởi bà Tống Thu Ngân vốn không phải tên tuổi nổi bật của làng văn chương.
Từ vụ “nhà thơ thế giới”, cần dẹp sự háo danh, loạn danh xưng
- Fashion X AI: Lần đầu tiên trí tuệ nhân tạo tham gia thiết kế thời trang
- Xe cứu thương 0 đồng vùng cao nguyên
Năm nay, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán gần nhau nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng và tập trung trong một giai đoạn ngắn. Dự trữ hàng hóa dịp này sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến...
Những tháng cuối năm cũng là thời điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng được đẩy mạnh nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng vi phạm trong lưu thông, kinh doanh hàng hóa…Vấn đề là làm sao phải thực sự đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hoá, khuyến mãi, từ đó thúc đẩy sức mua của thị trường nội địa trong dịp cuối năm. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội và đại diện một doanh nghiệp phân phối bán lẻ, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG (BRG Retaill).
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
- Giao thông tê liệt, số người chết gia tăng - bão tuyết đang gây ra sự hỗn loạn đối với cuộc sống người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Doanh nghiệp có trách nhiệm như thế nào?
- Thành phố Ai Cập cổ đại qua chuyến hành trình xuyên thời gian và không gian trên vũ trụ
ảo.
- Một lớp học đặc biệt - đón gió trùng khơi giữa biển trời Đông Bắc.
Phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp là chính sách nhân văn, giúp người nghèo ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc. Tuy nhiên, hàng loạt vướng mắc về quỹ đất, vốn, trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua bán nhà ở xã hội còn phức tạp và kéo dài đã khiến việc phát triển nhà ở xã hội không đạt được được mục tiêu đề ra. Việc phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến thiếu nguồn cung nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những lỗ hổng về mặt pháp lý đã kéo theo hàng loạt tiêu cực trong việc xét duyệt hồ sơ, mua bán nhà không đúng đối tượng. Làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
Làm gì để ngăn chặn tình trạng mua bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng?
- Làng nghề Bình Dương chế tác linh vật năm Quý Mão
- Trung tâm dạy nhạc ở Trung Quốc giúp người mắc chứng tự kỉ tự tin hơn
Trò chuyện với NSND Tống Toàn Thắng – “Chàng Thạch Sanh” của nghệ thuật Xiếc.
-Anh đẩy mạnh mô hình bữa ăn miễn phí cho trẻ em nghèo tại trường học
- Điểm lại những thông tin nổi bật diễn ra trong nước.
Chat với NSƯT Thanh Quý.
- Không khí đón Giáng sinh với giáo dân ở Lâm Đồng.
Ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đáng nhớ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Thế nhưng, dịp 22/12 năm nay lại liên quan tới hai câu chuyện không vui, đó là một trường đại học treo pano in cờ Trung Quốc, một trường ĐH có pano in hình lính Mỹ. Các trường đại học giải trình lỗi sai và cho rằng đây là những lỗi rất nghiêm trọng.
Đây không phải là những sự việc hy hữu và cũng không phải lần đầu xảy ra. Tại sao cứ vào các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn thì lại có những vụ việc in ấn phông bạt chào mừng sai sót, thậm chí là phản cảm? Nguyên nhân của những sai sót này, liệu có phải chỉ là sự cẩu thả hay phai nhạt ý thức công dân? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Trần Trung Hiếu.
Từ câu chuyện Trường ĐH in pano có hình cờ Trung Quốc, in banner tìm hiểu về 22/12 có hình lính nước ngoài: Phai nhạt ý thức công dân, cẩu thả trong vai trò trí thức.
- Quảng Ngãi: Bảo tồn văn hoá Hre.
- Christmas 2022: Ông già Noel Santa Clau và thông điệp đồng cảm giữa khó khăn
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các trường không được soạn đề cương, bài mẫu, đồng thời xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong thông báo hướng dẫn công tác tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I đối với cấp tiểu học, năm học 2022-2023 của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh. Thông tin này đang là chủ đề thảo luận sôi nổi của phụ huynh, giáo viên, đặc biệt “chạm” vào trăn trở của rất nhiều người - chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu. Bởi hầu như ai cũng nhận ra “tác dụng phụ” của cách dạy theo văn mẫu, bài mẫu, về lâu dài ảnh hưởng đến tư duy của học sinh, dẫn tới triệt tiêu sáng tạo của thầy và trò. Câu chuyện này từng được chính Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ra với quan điểm “chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới sự triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò”; nạn học theo văn mẫu, bài mẫu cũng được các đại biểu quốc hội chất vấn người đứng đầu ngành giáo dục.
Dạy và học theo văn mẫu: Cần làm gì để thay đổi
- Cuộc diễu hành đầy màu sắc của những chú hề tới Vương cung thánh đường Guadalupe
- Bộ đội Sơn La ươm “mầm xanh” trên phố núi
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, có đến 96,9% trẻ em ở các thành phố lớn có sử dụng mạng internet. Cứ 3 trẻ em thì có 2 trẻ có thể kết nối trực tuyến, trẻ có thể tiếp cận internet qua các thiết bị như điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán internet.
Các con số này cho thấy, số lượng thanh thiếu niên sử dụng mạng internet ở Việt Nam khá cao với nhiều mục đích. Bên cạnh đó, Báo cáo của Tổ chức Giám sát mạng Internet cho thấy, trong năm 2021 Việt Nam là một trong những nước nhận được nhiều phản ánh nhất về hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng trong Khu vực Đông Nam Á. Vậy trẻ cần được trang bị những gì để bảo đảm an toàn khi đang có rất nhiều rủi ro rình rập trên mạng? Những giải pháp nào từ phía các ngành chức năng, đơn vị để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng? Có những giải pháp nào về công nghệ để bảo vệ các em? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam, Giám đốc Điều hành Công ty An ninh mạng thông minh SCS (Smart Cyber Security).