logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Liệu Mỹ - Trung có hàn gắn quan hệ sau cuộc gặp ở Alaska? (18/03/2021)

Hôm nay (18/3), các quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ gặp trực tiếp đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden, tại bang Alaska. Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan sẽ hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì. Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào đối đầu địa chính trị căng thẳng, với mâu thuẫn tồn tại trong rất nhiều vấn đề, từ Hong Kong, cuộc chiến thương mại, vấn đề sở hữu trí tuệ, hay tình hình Đài Loan, nhân quyền tại Tân Cương, cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc là sự kiện quan trọng, là cơ hội để hai bên tăng cường sự hiểu biết, kiểm soát bất đồng, thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung quay trở lại quỹ đạo đúng đắn.

Lo thăm dò, quan hệ Mỹ - Triều lại nóng (17/3/2021)

Sau chuỗi ngày im lặng, Triều Tiên vừa có tuyên bố đầu tiên gửi đến chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 16/3 dẫn tuyên bố của em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong- un chỉ trích các cuộc tập trận quân sự đang diễn ra ở Hàn Quốc, đồng thời cảnh báo chính quyền Mỹ không nên gây rắc rối nếu Wasington muốn hòa bình. Tuyên bố đưa ra chỉ ít giờ sau khi Nhà Trắng cho hay, các nỗ lực ngoại giao của nước này với Bình Nhưỡng thời gian qua không nhận được hồi đáp.
Thận trọng thăm dò nhau hay cả Mỹ và Triều Tiên đều đang có những toan tính riêng khi nước Mỹ có chính quyền mới? Cuộc trao đổi của BTV Phương Hoa với TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thông tin cụ thể cùng quí vị.

10 năm nội chiến Syria: Hòa bình vẫn còn xa vời (16/03/2021)

Cách đây 10 năm, ngày 15/3/2011 được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria, khi nổ ra các cuộc biểu tình dẫn tới bạo lực nhiều nơi trên toàn quốc. 10 năm sau, chính phủ của Tổng thống Bashar Hafez al-Assad đã trụ vững qua làn sóng “Mùa xuân Arab”, nhưng không thể xóa đi những vết hằn của một cuộc nội chiến đẫm máu hiển hiện trên khắp đất nước: Gần 400.000 người thiệt mạng, hàng triệu người di tản vẫn chưa thể trở về quê hương.

Mỹ tăng cường hợp tác với đồng minh ở khu vực châu Á-TBD(15/3/2021)

Hôm nay (15/3), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản, kéo dài trong ba ngày. Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của các quan chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu này trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Bên cạnh cuộc họp chung theo hình thức "2+2", Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cũng có những cuộc gặp song phương riêng rẽ với những người đồng cấp phía Nhật Bản. Kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, bộ đôi quyền lực của Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ tới Hàn Quốc. Các chuyến thăm này của Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhằm tái khẳng định cam kết của Mỹ về củng cố các liên minh và nhấn mạnh sự hợp tác để thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như trên toàn thế giới. Để có thêm thông tin về chuyến thăm quan trọng này, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm “Bộ tứ Kim Cương” mang thông điệp gì? (12/3/2021)

Một sự kiện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên gia, các nhà quan sát quốc tế, đó là cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến của lãnh đạo 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia vào ngày hôm nay (theo giờ Mỹ). Được biết đến với tên gọi “Đối thoại tứ giác an ninh”, đây là diễn đàn chiến lược không chính thức giữa 4 nước, được duy trì bằng các cuộc họp, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự chung kể từ khi thành lập vào năm 2007. Tuy nhiên, đây sẽ là lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ tứ kim cương” được tổ chức, đánh dấu khuôn khổ hợp tác Bộ Tứ được nâng lên cấp người đứng đầu chính phủ.
Điều này không chỉ mang ý nghĩa thắt chặt mối liên kết giữa 4 nước mà còn thể hiện cam kết chính trị của nhóm được nâng lên mức cao hơn, tác động tới bức tranh địa chính trị khu vực, trong đó có việc tạo ra sự cân bằng quyền lực với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền với TS Đỗ Sơn Hải – Học viện Ngoại giao sẽ bình luận sâu hơn nội dung này.

Một năm WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu: Từ lúng túng, chia rẽ đến quyết tâm toàn cầu chống dịch (11/3/2021)

Đã tròn 1 năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố, sự lây lan của chủng virus SARS CoV-2 là đại dịch toàn cầu - ngày 11/3/2020. Sau một thời gian chần chừ về việc “định danh” và đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh thế nào cho đúng, thậm chí vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích về việc chủ quan, chậm trễ và thiếu chính xác, cuối cùng, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã “chỉ đúng mặt, gọi đúng tên” về COVID-19: nỗi ám ảnh của toàn thế giới.Việc COVID-19 được WHO tuyên bố là đại dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi mở ra cơ chế phản ứng rộng khắp với cấp độ quốc tế trong việc ứng phó, chứ không co cụm ở một quốc gia hay khu vực nào. Nhìn lại 1 năm qua, từ tuyên bố của WHO, cuộc chiến chống đại dịch đã huy động sự vào cuộc của cả thế giới, vắc-xin đã được điều chế một cách thần tốc, việc kiểm soát dịch bệnh đã có những tiến triển.... Nhưng mặt khác, vẫn còn rất nhiều việc phải làm!

Triển vọng đột phá quan hệ Mỹ - Hàn dưới thời Tổng thống Joe Biden (09/03/2021)

Mỹ và Hàn Quốc vừa đạt được thỏa thuận nguyên tắc về chia sẻ chi phí quốc phòng cho lực lượng Mỹ đồn trú trên Bán đảo Triều Tiên - vấn đề vốn đã rơi vào bế tắc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Liệu bước tiến mới này có mở ra một giai đoạn hợp tác nhiều đột phá giữa hai đồng minh Mỹ - Hàn dưới thời Tổng thống Joe Biden? Khách mời của chương trình là TS. Bùi Nguyên Bảo - nghiên cứu chuyên sâu về các chính sách của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ phân tích cụ thể nội dung này.

Hộ chiếu vaccine bộc lộ “hố sâu” chia rẽ nước giàu, nước nghèo (08/03/2021)

Thời gian gần đây, khái niệm “hộ chiếu vaccine” đang dần trở nên quen thuộc với thế giới. Trong bối cảnh dịch COVID19 vẫn tiếp tục hoành hành, kinh tế nhiều quốc gia suy giảm mạnh, câu chuyện hộ chiếu vaccine càng nóng hơn bao giờ hết, thậm chí đẩy quan hệ giữa các quốc gia vào tình thế căng thẳng cũng như nới rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, các châu lục.

Coi Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất thế kỷ, Mỹ sẵn sàng đối đầu! (5/3/2021)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa có bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Joe Biden. Đáng chú ý nhất, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã mô tả Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất thế kỷ, và Mỹ sẵn sàng đối đầu nếu cần thiết.
Ngoài nhấn mạnh quan điểm với Trung Quốc, với tên gọi “Chính sách đối ngoại vì người dân Mỹ”, bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ cũng đã gợi mở những bước đi ngoại giao sắp tới của Wasington với các đồng minh, đối tác và đối thủ trên toàn cầu. Để có những thông tin rõ hơn, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.

“Vòng xoáy” căng thẳng mới giữa phương Tây với Nga lại bắt đầu (4/3/2021)

“Vòng xoáy” căng thẳng mới giữa các nước phương Tây và Nga lại bắt đầu với việc Mỹ cùng các đồng minh châu Âu đang phối hợp đưa ra các lệnh trừng phạt nhằm vào các quan chức Nga liên quan tới vụ thủ lĩnh đối lập Nga A-lếch-xây Na-va-ny bị bắt giữ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu cho một cuộc đánh giá lại toàn diện của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong mối quan hệ với Nga. Nhiều quan chức Mỹ cho biết “không sớm thì muộn” Tổng thống Biden sẽ tiếp tục xem xét các hành động cụ thể nhằm vào Mát-xcơ-va đối với những vấn đề mà Mỹ cho là Nga đã vi phạm chuẩn mực. Vậy bức tranh tổng thể quan hệ Mỹ – Nga sau những “cú đòn” trừng phạt đầu tiên của Washington là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung này qua cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền với nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập tạp chí Bạch Dương:

Nga – Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại Afganistan (03/03/2021)

Đặc phái viên của Mỹ về Afganistan Zalmay Khalizad vừa có chuyến thăm Afganistan để thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa đại diện của Chính phủ Afganistan và lực lượng Taliban. Nhưng giới phân tích cho rằng, nhiệm vụ của ông Zalmay Khalizad sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh Taliban gia tăng các cuộc tấn công sau khi có thông tin Mỹ chưa rút quân trước thời điểm 1/5 như cam kết mà chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đạt được với Taliban hồi năm ngoái.

“Bắt tay” với đồng minh, Mỹ phát triển chuỗi cung ứng “không có Trung Quốc” (2/3/2021)

Một trong những bước đi đầu tiên trong nỗ lực giải quyết bài toán “lỗ hổng” về chuỗi cung ứng, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đẩy nhanh việc hợp tác với các đồng minh để xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các sản phẩm quan trọng. Sắc lệnh hành pháp này không nhằm mục tiêu vào hàng hóa nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia cụ thể nào nhưng giới quan sát quốc tế cho rằng đây là nỗ lực của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, giúp bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi tình trạng thiếu hụt các nguyên vật liệu nhập khẩu quan trọng trong tương lai. Bước đi này của chính quyền Tổng thống Joe Biden được đánh giá ra sao, kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ liệu có khả thi? Những nội dung này sẽ được đề cập trong cuộc trao đổi sau đây giữa BTV Thanh Huyền và PV Huy Hoàng – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:

Thông điệp của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trước phe bảo thủ (1/3/2021)

Đêm qua theo giờ Việt Nam, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị của phe bảo thủ tại Mỹ. Đây là lần đầu tiên ông Donald Trump xuất hiện tại một sự kiện chính trị kể từ sau khi ông rời Nhà Trắng. Vì vậy, dư luận rất quan tâm xem thông điệp của ông Donald Trumplà gì? Và nó có tác động như thế nào tới đường hướng của Đảng Cộng hòa khi mà ông Donald Trump được cho rằng vẫn nắm giữ vai trò quan trọng trong Đảng này, dù nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc. Để giải mã câu chuyện này, ngay sau đây, BTV Thu Hà sẽ có cuộc trao đổi với chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế, Tiến sĩ Tạ Minh Tuấn, thuộc Học viện Ngoại giao. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Iran tiếp tục cứng rắn: Thỏa thuận hạt nhân đi về đâu? (25/2/2021)

Những động thái tích cực trong vấn đề hạt nhân Iran vừa nhen nhóm đã vội vụt tắt. Không lâu sau khi Iran và Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đạt được một giải pháp tạm thời kéo dài 3 tháng, nhằm cho phép cơ quan này thanh sát hạt nhân tại nước Cộng hòa hồi giáo, Iran tuyên bố đã tạm dừng thực thi Nghị định thư Bổ sung đối với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Cùng với tuyên bố đó, Iran cũng bắt đầu hạn chế các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng quốc tế, đối với các cơ sở hạt nhân của nước này, dựa theo đạo luật “Kế hoạch hành động chiến lược chống trừng phạt” đã được Quốc hội Iran thông qua hồi tháng 12/2020. Đạo luật được kích hoạt trong trường hợp Mỹ không gỡ bỏ trừng phạt đối với Iran. Về phần mình, Mỹ vẫn duy trì quan điểm cứng rắn là giữ nguyên các lệnh trừng phạt cho tới khi Iran tuân thủ mọi cam kết. Những động thái này đang khiến việc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran đứng trước những nguy cơ khó lường. Để phân tích rõ hơn về nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông:

Cơ hội cải thiện quan hệ Mỹ - Trung sau lời kêu gọi Mỹ mở lại đối thoại, khôi phục hợp tác của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (24/02/2021)

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vừa lên tiếng kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hợp tác với Trung Quốc nhằm mở lại các kênh đối thoại giữa hai nước, khôi phục lại mối quan hệ đã bị tổn hại nặng nề dưới thời của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Vương Nghị cũng nhắc lại cuộc điện đàm gần đây giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với ông Joe Biden, coi đó là bước đi tích cực, tạo nền tảng cho khả năng “cài đặt lại” quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng dù phía Trung Quốc tỏ ra sốt sắng, phía Mỹ lại tỏ ra khá thận trọng, thậm chí thờ ơ với đề xuất đối thoại để giải quyết các khúc mắc trong quan hệ song phương từ phía Trung Quốc.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: