logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Những thách thức lớn chưa từng có với chính phủ mới của Anh (25/10/2022)

Như vậy là chỉ chưa đầy 2 tháng, nước Anh đã có thủ tướng thứ 3. Cựu Bộ trưởng tài chính Rishi Sunak đã nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ đảng Bảo thủ để trở thành tân Thủ tướng Anh, thay thế bà Lít Trút đã quyết định từ chức hôm 20-10 do những sai lầm trong chương trình kinh tế gây xáo trộn thị trường tài chính. Ông Rishi Sunak, 42 tuổi là cựu Bộ trưởng Tài chính Anh và từng là đối thủ chính của bà Liz Truss trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ hồi tháng 8 vừa qua. Là chính trị gia có quan điểm kinh tế và chính trị khác biệt so với 2 người tiền nhiệm là Liz Truss và ông Boris Johnson, ông Rishi Sunak sẽ dành những ưu tiên gì trong chương trình nghị sự để đưa nước Anh thoát khỏi những bất ổn về kinh tế và chính trị hiện nay?

Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 tại Mỹ vào chặng nước rút (24/10/2022)

Chính trường Mỹ đang nóng lên khi chỉ còn hai tuần nữa là tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay. Ngoài cuộc đua vào lưỡng viện Quốc hội khóa 118, cuộc bầu cử còn bầu lại hàng loạt vị trí thống đốc tiểu bang và chính quyền địa phương. Trong tuần này, cử tri tại một số bang ở Mỹ có thể được bỏ phiếu sớm.
- Dù tên của Tổng thống Joe Biden không có trên bất kỳ lá phiếu nào, song cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được coi như một cuộc trưng cầu ý dân toàn liên bang đối với kết quả điều hành chính phủ của ông Biden nói riêng, đảng Dân chủ nói chung, trong gần 2 năm qua. Kết quả bầu cử cũng sẽ phát đi tín hiệu về đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ trong ít nhất 2 năm tới. Vậy cử tri Mỹ chờ đợi gì ở cuộc đua gay cấn này và những kịch bản nào có thể xảy ra trên chính trường Mỹ? Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích vấn đề này.

Sóng gió trên chính trường Anh sau khi Thủ tướng Liz Truss tuyên bố từ chức (21/10/2022)

Sau nhiều ngày căng thẳng trên chính trường với nhiều áp lực, Thủ tướng Anh Liz Truss đã tuyên bố từ chức, chỉ sau 45 ngày đảm nhiệm chức vụ, trở thành vị Thủ tướng tại vị trong thời gian ngắn nhất trong lịch sử vương quốc Anh. Bà thừa nhận không thể thực hiện những lời hứa khi tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ và đã đánh mất sự tín nhiệm của đảng dành cho bà.
Chỉ trong sáu tuần, các chính sách kinh tế của bà Liz Truss đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính, khiến Ngân hàng Trung ương Anh phải lập tức can thiệp. Bên cạnh đó, nhiều kế hoạch trong chính sách này cũng đã bị đảo ngược. Chính trường Anh trong những ngày tới sẽ ra sao? Những ứng cử viên nào có thể được lựa chọn? PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.

Ngỏ ý muốn gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, Saudi Arabia muốn gửi thông điệp gì đến Mỹ (20/10/2022)

Vừa trở về sau chuyến thăm Saudi Arabia, Tổng thống Nam Phi Ra-ma-phô-sa cho biết, Saudi Arabia bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (gọi tắt là BRICS) gồm 5 nước: Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây được cho là nằm trong lộ trình mở rộng liên minh kinh tế vốn thành lập từ năm 2009. Tuy nhiên, là đồng minh thân thiết của Mỹ, Saudi Arabia muốn gửi thông điệp gì khi ngỏ ý tham gia một cơ chế vốn là “sân chơi” của Nga và Trung Quốc? Động thái này liệu có khiến mối quan hệ Mỹ - Saudi Arabia rơi vào khủng hoảng, sau khi nước này và nhóm OPEC+ mới đây bất chấp lời kêu gọi của Mỹ đã cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu.

Phương Tây cứng rắn với Iran - Tương lai nào cho thỏa thuận hạt nhân Iran? (19/10/2022)

Liên minh châu Âu (EU) vừa áp đặt lệnh trừng phạt mới với 11 cá nhân và 4 thực thể Iran. Đáng chú ý trong số những thực thể thuộc diện trừng phạt có Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và đơn vị an ninh mạng.
Trong khi đó, phía Iran cho rằng, đây là hành động “thiếu tính xây dựng và phi lý” của EU và nước này sẽ có phản ứng “ngay lập tức” đối với những quyết định và hành động của EU. Vậy những động thái cứng rắn của phương Tây đối với Iran thời gian qua, có ảnh hưởng ra sao tới cục diện đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận Iran mà dư luận đang mong chờ? Đại sứ Nguyễn Quang Khai, chuyên gia phân tích vấn đề quốc tế làm rõ hơn câu chuyện này.

Những đề xuất chiến lược mới tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 (17/10/2022)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khai mạc với sự tham dự của gần 2.300 đại biểu đại diện cho hơn 96 triệu đảng viên. Đây là sự kiện rất quan trọng nhằm xác định nhiệm vụ chiến lược của Trung Quốc trong 5 năm tới và xa hơn nữa, hướng tới mục tiêu “xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và phục hưng dân tộc”.
Giới phân tích cho rằng, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ nhắc lại triết lý quản lý lấy người dân làm trung tâm và sự cần thiết phải kiên định với chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Trung Quốc, đồng thời nêu bật sự cần thiết phải phối hợp giữa hai yếu tố phát triển và an ninh trong bối cảnh mới, cải cách và mở cửa Trung Quốc trước những rủi ro và thách thức từ bên ngoài. Đại hội Đảng CS Trung Quốc cũng có thể chứng kiến sự thay đổi về giới lãnh đạo chủ chốt trong cơ cấu quyền lực của Trung Quốc với việc bổ nhiệm những nhân vật có tác động đến chính sách kinh tế, ngoại giao, an ninh và xã hội trong ít nhất 5 năm tiếp theo. Phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài TNVN tại Bắc Kinh (Trung Quốc) phân tích nội dung này.

Nga, Trung Quốc được xác định như thế nào trong Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ? (14/10/2022)

Nhà Trắng (Mỹ) mới công bố Chiến lược an ninh quốc gia mới – tài liệu được cho là cung cấp cái nhìn sâu sắc nhất về thế giới quan của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho đến nay. Bản chiến lược 48 trang này xác định một loạt thách thức mà nước Mỹ phải đối mặt cũng như hướng giải quyết các thách thức đó. Thông thường chiến lược an ninh quốc gia Mỹ là sự kết hợp của sự định hướng, báo hiệu ý định cho các đồng minh và đối thủ về chính sách của Mỹ. Một trong những nội dung nổi bật của Chiến lược an ninh vừa công bố nêu rõ rằng, “Mỹ sẽ cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc, đối thủ duy nhất có ý định và khả năng tái định hình trật tự quốc tế, đồng thời kiềm chế Nga”.

Vai trò trung gian hòa giải giữa Nga-Ucraina của Thổ Nhĩ Kỳ (13/10/2022)

Trong tuyên bố mới nhất, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục phát huy vai trò trung gian hòa giải trong xung đột Nga-Ucraina tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Pu-tin, dự kiến diễn ra ngày hôm nay (13/10) tại A-xta-na, Kazakhstan. Và rằng, Tổng thống Tayyip Erdogann là nhà lãnh đạo duy nhất hiện nay có thể đưa ông Putin và Tổng thống Ucraina Zelensky ngồi vào bàn đàm phán.
Không phải đến bây giờ, Thổ Nhĩ Kỳ mới thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ucraina. Thực tế, An-ka-ra cùng Liên hợp quốc đã kết nối thành công giúp Nga và Ucraina đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ucraina qua biển Đen, góp phần giải quyết mối đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Với mối quan hệ tốt và cách tiếp cận khéo léo, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục phát huy vai trò trung gian hòa giải, hướng tới “mục tiêu lớn hòa bình” khi tình hình thực địa vẫn chưa hạ nhiệt?

Biên giới Ucraina – Bê-la-rút leo thang căng thẳng, chiến sự ở Ucraina ngày càng phức tạp (12/10/2022)

Khu vực biên giới Ucraina-Belarut những ngày qua chứng kiến nhiều hoạt động quân sự làm gia tăng căng thẳng. Phía Belarut cáo buộc Ucraina lên kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công trên lãnh thổ của nước này khi hầu hết các cây cầu biên giới đã bị phá huỷ, các tuyến đường sắt và đường ô tô bị cài mìn hoàn toàn.
Mặc dù Đại sứ Ucraina tại Bê-la-rút đã bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao Bê-la-rút nhận công hàm phản đối chính thức, nhưng phía Ucraina cho biết, họ kiên quyết bác bỏ cáo buộc, đồng thời cho rằng, đây có thể là một phần trong kế hoạch của Nga nhằm khiêu khích và đổ lỗi cho Ucraina. Vậy đâu là nguyên nhân khiến khu vực biên giới giữa Ucraina và Bê-la-rút lại gia tăng căng thẳng như vậy? Những diễn biến này tác động ra sao tới xung đột Nga-Ucraina đang ngày càng phức tạp? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn vấn đề này.

Mỹ - Taliban bất đồng về chống khủng bố (11/10/2022)

Các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ vừa có cuộc gặp với phái đoàn Taliban tại thủ đô Doha, Cata. Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai bên sau hơn 2 tháng xảy ra vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ, tiêu diệt thủ lĩnh Anqueda trên lãnh thổ Afghanistan. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ và Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), còn dẫn đầu phái đoàn Taliban là người đứng đầu Cơ quan tình báo. Sự xuất hiện của các quan chức tình báo cấp cao của cả hai bên cho thấy mức độ quan trọng của vấn đề chống khủng bố - mối quan tâm chung nhưng lại có nhiều bất đồng giữa Mỹ và Taliban kể từ khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

Hố sâu ngăn cách từ đòn trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Iran (10/10/2022)

Những ngày vừa qua, Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu liên tục có các động thái tăng cường trừng phạt nhằm vào Iran, nhằm phản ứng việc Iran trấn áp biểu tình, sau cái chết “gây tranh cãi” của một cô gái Iran 22 tuổi bị cảnh sát đạo Hồi giam giữ, vì lý do trang phục không đúng chuẩn mực. Các động thái này sẽ khiến mối quan hệ giữa Iran và phương Tây bị đẩy căng tới mức nào và ảnh hưởng ra sao tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015? PV Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi tình hình Trung Đông - Châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.

Solomon nỗ lực hàn gắn quan hệ với Australia (7/10/2022)

Trong bối cảnh quan hệ với Australia đang căng thẳng kể từ sau khi ký thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare vừa có cuộc hội đàm với Thủ tướng Australia Anthony Albanese. Cuộc gặp này nằm trong chuyến thăm đầy bất ngờ của Thủ tướng Manasseh tới Australia.
Sau những động thái làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Australia thời gian gần đây, của chính quyền Solomon liên quan đến thoả thuận an ninh giữa Solomon với Trung Quốc cũng như việc chính quyền Sô-lô-môn công khai chỉ trích Australia can thiệp vào công việc nội bộ, lòng tin giữa hai nước đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Việc hai nhà lãnh đạo gặp nhau trong bối cảnh như vậy đang gửi đi tín hiệu lạc quan về khả năng quan hệ giữa hai nước có thể sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến thăm bất ngờ của Thủ tướng Quần đảo Solomon tới Australia lần này, phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Australia phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

Định hình khuôn khổ hợp tác mới ở châu Âu (06/10/2022)

Hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên của Cộng đồng Chính trị châu Âu sẽ diễn ra tại Praha, Cộng hòa Séc. Cộng đồng Chính trị châu Âu được thành lập từ ý tưởng của Tổng thống Pháp Macron hồi tháng 5 với 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và 17 quốc gia láng giềng, trong đó có những cái tên đang “xếp hàng” để được gia nhập EU như Bắc Macedonia, Moldova… Cộng đồng Chính trị châu Âu được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng cho đối thoại và hợp tác chính trị về các vấn đề chiến lược, về lợi ích chung của châu Âu, nơi EU có thể thể hiện vai trò và trách nhiệm lớn hơn trong khu vực lân cận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dấu hỏi về sự hình thành của Cộng đồng Chính trị châu Âu: cơ chế hoạt động của khuôn khổ hợp tác này sẽ như thế này, liệu Cộng đồng Chính trị châu Âu có ảnh hưởng đến tiến trình gia nhập EU của các quốc gia láng giềng…

Tính toán của nhóm OPEC+ khi dự định cắt giảm mạnh sản lượng dầu trong cuộc họp tại Vienna, Áo (5/10/2022)

Hôm nay (5/10), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (gọi tắt là OPEC+) triệu tập cuộc họp trực tiếp đầu tiên tại Viên (Áo), kể từ khi các biện pháp hạn chế về Covid-19 được áp đặt hồi năm 2020. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều thông tin cho rằng, OPEC+ sẽ cắt giảm mạnh sản lượng dầu, do lo ngại tình trạng suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.
Dự kiến, OPEC+ sẽ xem xét cắt giảm sản lượng dầu ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày - mức cắt giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Ngay khi thông tin mới chỉ là đồn đoán, giá dầu thô đã tăng hơn 3% tại thị trường châu Á. Vậy yếu tố nào sẽ tác động đến quyết định của OPEC+ lần này và sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường toàn cầu? Phóng viên Ngọc Thạch - Thường trú tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.

Cánh cửa nào cho Ukraine gia nhập NATO (04/10/2022)

Ukraine đã chính thức nộp đơn gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ngay sau khi Nga tuyên bố sáp nhập 4 khu vực miền Đông Ukraine vào Nga. Lá đơn của Ukraine có thể coi là sự phản ứng mạnh mẽ, kiên quyết với Mát-xcơ-va, đồng thời đánh dấu một bước tiến quan trọng của Ukraine trong nỗ lực “Tây tiến”. Gia nhập NATO vốn là nguyện vọng của Ukraine và được ghi trong Hiến pháp nước này kể từ năm 2019. Tuy nhiên, nỗ lực đó từ lâu đã trở thành nguồn gốc của mọi căng thẳng với Nga - quốc gia vốn coi sự mở rộng về phía đông của NATO là một trong những mối đe dọa an ninh lớn nhất. Liệu Ukraine quyết định xin gia nhập NATO có đúng thời điểm? Quyết định này tác động ra sao đến diễn biến mối quan hệ Nga- Ukraine?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: