logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Triển vọng hòa bình tại Trung Đông sau chuyến thăm lịch sử các nước Arab của Tổng thống Israel (07/12/2022)

Tổng thống Israel vừa có chuyến thăm đáng chú ý đến 2 quốc gia Arab ở khu vực Trung Đông là Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ vào năm 2020. Cần nhắc lại, 2 năm trước, Bahrain, UAE và Morocco đã trở thành những quốc gia Arab đầu tiên trong nhiều thập kỷ bình thường hóa quan hệ với Israel sau các cuộc đàm phán do chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trum dẫn đầu, tiến tới đạt được Hiệp định Bahrain. Trong thông điệp gửi đi trong chuyến thăm, Tổng thống Israel nhấn mạnh, xu hướng hòa bình tại Trung Đông là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh khu vực đang đối diện nhiều nguy cơ bất ổn. Thông điệp này đã được các đối tác Arab đón nhận ra sao, liệu có mở ra những giai đoạn hợp tác phát triển mới cho khu vực?

Áp trần giá năng lượng Nga – đòn “gậy ông đập lưng ông” đối với EU? (5/12/2022)

Việc áp giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga do nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Australia và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, dự kiến có hiệu lực. Đây là biện pháp trừng phạt mới nhất của các nước phương Tây nhằm hạn chế nguồn thu lớn của Nga. Theo kế hoạch của châu Âu, phối hợp với Mỹ, G7 và các đồng minh phương Tây khác, nếu giá thị trường của dầu Nga giảm xuống dưới 60 đôla một thùng, giá trần sẽ được hạ xuống tới khi thấp hơn 5% so với giá thị trường.
Trong khi đó, trong một phản ứng trước đề xuất áp giá trần khí đốt của châu Âu, Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Hạ viện Nga nói rằng EU đang gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng của chính họ. Vậy, lệnh trừng phạt này có mang ý nghĩa tượng trưng? Và việc châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt này liệu sẽ tạo ra sự khác biệt trong thời gian tới? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích vấn đề này.

Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch hội đồng Châu Âu trong bối cảnh môi trường kinh tế và địa chính trị căng thẳng (02/12/2022)

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel vừa có chuyến thăm Trung Quốc trong nỗ lực thuyết phục Bắc Kinh gây ảnh hưởng với Nga để dừng cuộc xung đột tại Ukraine. Chuyến thăm diễn ra chỉ trong 1 ngày cũng nhằm giảm mức thâm hụt thương mại của Liên minh châu Âu (EU) trong quan hệ với Trung Quốc, cùng nhiều mục tiêu chiến lược khác. Trong bối cảnh quan hệ EU - Trung Quốc vẫn đang khúc mắc về nhiều vấn đề, liệu chuyến thăm lần này có mở ra cơ hội hàn gắn, hợp tác phát triển giữa hai bên?

NATO tăng cường hiện diện ở Baltic và Biển Đen khiến gia tăng căng thẳng Nga - phương Tây (01/12/2022)

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg vừa cho biết, liên minh này sẽ mở rộng hiện diện trên khắp Đông Âu, từ biển Đen đến khu vực Baltic. Động thái này của NATO nhằm gửi thông điệp rõ ràng tới Nga, trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự ở Ukraine đã kéo dài hơn 9 tháng. Bất chấp các báo cáo rằng phần lớn các quốc gia NATO đang cạn kiệt kho vũ khí và đạn dược, Mỹ và các đối tác đã cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Những động thái cứng rắn này của các nước thành viên NATO đang đẩy thế đối đầu Nga-phương Tây sang giai đoạn quyết liệt hơn. Để có cái nhìn rõ hơn về những động thái cứng rắn này của NATO.

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Pháp: Đưa quan hệ song phương trở lại đúng hướng (30/11/2022)

Tổng thống Pháp đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ trong nỗ lực đưa quan hệ song phương “trở lại đúng hướng”. Quan hệ giữa Mỹ và Pháp đã rơi vào khủng hoảng sâu sắc khi năm ngoái, Mỹ thành lập liên minh an ninh AUKUS với Anh và Australia mà không tham vấn các đồng minh châu Âu, dẫn tới việc Australia hủy bỏ hợp đồng mua tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD với Pháp. Ngoài ra, hai bên còn không ít vấn đề bất đồng liên quan tới các lĩnh vực thương mại và năng lượng. Vậy tầm quan trọng của chuyến công du này được nhìn nhận ra sao?

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Canada (29/11/2022)

Canada vừa lần đầu tiên công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – chiến lược có vai trò quan trọng với tương lai phát triển của quốc gia này. Chiến lược dựa trên 5 trụ cột chính gồm: thúc đẩy hòa bình và an ninh bằng việc cử một tàu quân sự đến khu vực; thúc đẩy đầu tư, thương mại; tăng cường hỗ trợ quốc tế về nữ quyền để giải quyết những thách thức liên quan đến phát triển trong khu vực; tài trợ phát triển hạ tầng bền vững; tăng cường hiện diện ngoại giao.
Việc Canada công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phù hợp với xu thế điều chỉnh chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia với khu vực này thời gian gần đây. Điều mà dư luận quan tâm là Canada sẽ có những bước đi như thế nào về hiện thực hóa mục tiêu tăng cường sự hiện diện của Canada tại khu vực, từ đó mang lại lợi ích cho Canada cũng như cho các đối tác. Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ, theo dõi khu vực châu Mỹ phân tích rõ hơn những vấn đề này.

EU vẫn mâu thuẫn về áp trần giá khí đốt Nga và những tác động (28/11/2022)

Do có quá nhiều mâu thuẫn và tranh cãi, cuối cùng, cuộc họp các Bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) vào tuần trước vẫn “dậm chân tại chỗ”, khi không thể nhất trí được về mức trần giá khí đốt nhằm giảm thiểu cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Bất chấp trước đó, một mức giá trần đã được đề xuất ở mức 275 Euro cho mỗi MWh. Nhiều nước dù ủng hộ việc áp giá trần khí đốt nhưng cũng cho rằng, đây là một mức giá trần quá cao, “không thực tế, có cũng như không” và đi kèm quá nhiều điều kiện.

Chiến sự Ukraine phức tạp: Các nước Trung và Đông Âu “tái quân sự hóa" (25/11/2022)

Trong lúc chiến sự ở Ukraine được nhận định có thể kéo dài, nhiều quốc gia khu vực Trung và Đông Âu dường như đang hướng tới triển khai việc nâng cấp năng lực quân sự, nhất là sau vụ một tên lửa rơi xuống Ba Lan hồi tuần trước khiến 2 người thiệt mạng. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tăng cường phòng không ở Đông Âu kể từ khi xung đột Nga- Ukraine nổ ra vào tháng 2. Hồi tháng 10, các quốc gia thành viên NATO do Đức dẫn đầu khởi động sáng kiến cùng mua sắm các hệ thống phòng không, trong đó có cả hệ thống tên lửa Patriot. Những bước đi này cho thấy, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tạo ra sự thay đổi lớn ở châu Âu. Là lục địa mà nhiều quốc gia vốn cắt giảm chi tiêu quân sự sau Chiến tranh Lạnh, các chính phủ châu Âu lại đang tìm cách tái quân sự hóa.

Liên minh châu Âu công bố mức giá trần khí đốt, - đề xuất liệu có khả thi? (24/11/2022)

Sau nhiều tháng căng thẳng và tranh cãi về câu chuyện áp giá trần lên khí đốt và dầu của Nga nhằm phản ứng với chiến dịch quân sự đặc biệt mà nước này phát động tại Ucraina, mới đây, Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng cũng đã đưa ra được một đề xuất cụ thể. Theo đó, khối này vừa đề xuất áp giá trần khí đốt ở mức 275 euro (tương đương 283 đô-la Mỹ) mỗi MWh.
Phía EU khẳng định đây là một công cụ mạnh đồng thời là giải pháp cuối cùng để ngăn chặn tình trạng giá khí đốt tăng cao, kiểm soát nhu cầu hướng tới đảm bảo cung cấp đủ khí đốt cho châu Âu. Liệu đề xuất này có khả thi và liệu các nước EU có đạt được đồng thuận trong cuộc họp các Bộ trưởng Năng lượng diễn ra ngày hôm nay (24/11) hay không? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.

Động lực mới nào cho định dạng Astana về bảo trợ hòa bình cho Syria? (23/11/2022)

Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, đại diện 3 nước Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ nhóm họp tại thành phố Astana của Ca-dắc-stan để thảo luận về vấn đề hòa bình của Syria. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai các đợt không kích tại khu vực biên giới phía Bắc Syria nhằm vào lực lượng người Cuốc mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là “khủng bố”, đồng thời cảnh báo có thể triển khai tiếp chiến dịch trên bộ.
Định dạng Astana là cơ chế do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bảo trợ nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria sau cuộc xung đột kéo dài tại quốc gia này. Nhưng sau 18 vòng họp, vấn đề thống nhất lãnh thổ Syria, đặc biệt là bất ổn tại khu vực biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đi đến hồi kết, thể hiện rõ rất qua nhiều chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tại khu vực này. Trong khi đó, nước được cho là có tiếng nói trọng lượng nhất trong định dạng Astana là Nga lại đang vướng vào cuộc xung đột kéo dài với Ucraina. Chính điều này làm nảy sinh những ý kiến cho rằng định dạng Astana đang thiếu những động lực mới. Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.

Chuyến thăm Philippines của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (22/11/2022)

Tiếp nối chuỗi hoạt động ngoại giao của giới chức Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris đang có chuyến thăm Philippines. Đây là chuyến đi thứ hai của bà Harris đến châu Á trong 3 tháng và diễn ra chỉ sau chuyến đi kéo dài một tuần của Tổng thống Joe Biden tới khu vực này. Cả hai chuyến đi đều được thực hiện nhằm củng cố khả năng phòng thủ và liên minh của Mỹ.
Sau 5 năm rơi vào tình trạng “lạnh nhạt”, quan hệ Mỹ - Philippines đang có dấu hiệu nồng ấm trở lại. Với chính quyền mới ở Philippines, việc nước này quay lại “quỹ đạo” đồng minh với Mỹ ra sao đang là vấn đề được dư luận quan tâm. PV Phạm Huân – thường trú tại Mỹ và PV Phạm Hà – tại Indonesia, theo dõi khu vực Đông Nam Á phân tích rõ hơn vấn đề này.

Những thách thức đang đặt ra để hiện thực hóa các cam kết mang tính lịch sử vừa đạt được tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) (21/11/2022)

Sau 2 ngày làm việc kéo dài, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã đạt được Thỏa thuận mang tính “lịch sử” về việc thành lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động nghiêm trọng của tình trạng thời tiết cực đoan. Đây được coi là một bước tiến sau nhiều năm đem lại “sự công bằng” cho những đối tượng bị tổn thương do thiệt hại về môi trường. Mặc dù vậy, đây mới chỉ là Thỏa thuận mang tính ban đầu, những nội dung cụ thể như nguồn tài trợ, quy chế hoạt động của Quỹ sẽ được các bên tiếp tục thảo luận tại Hội nghị COP28 vào năm 2023 thông qua một “Ủy ban chuyển tiếp”. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc thành lập Quỹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước nhỏ kém phát triển.

Triển vọng các giải pháp phục hồi kinh tế tại hội nghị cấp cao APEC (18/11/2022)

Trong 2 ngày hôm nay và ngày mai (18-19/11), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Thái Lan. Trong bối cảnh toàn cầu đang đối diện với những xung đột và khủng hoảng chưa từng có, như căng thẳng Nga-phương Tây liên quan Ucraina, bất ổn gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, lạm phát, mất an ninh lương thực, biến đổi khí hậu…, sự kiện đang được kỳ vọng sẽ mang đến những làn gió mới để các nền kinh tế có thể phục hồi và phát triển ổn định giai đoạn hậu Covid-19. Là kỳ APEC đầu tiên được tổ chức trực tiếp trở lại kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019, chủ nhà Thái Lan đã lựa chọn chủ đề “Mở - Kết nối - Cân bằng” với nhiều nội dung trọng tâm nhằm thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Chủ tịch, cũng như đóng góp những xung lực mới cho phát triển khu vực và toàn cầu.

Cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố tái tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024: Mở màn cuộc đua gay cấn? (17/11/2022)

Dù còn hai năm nữa mới tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, tuy nhiên, viễn cảnh về cuộc đua gay cấn đã được hình dung ngay từ lúc này, khi cựu tổng thống Donald Trump chính thức tuyên bố tái tranh cử tổng thống năm 2024, sau khi nộp hồ sơ cho Ủy ban Bầu cử Liên bang. Ông Donald Trump là một tỷ phú, doanh nhân nổi tiếng, là thành viên Đảng Cộng hòa và từng giữ cương vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ trong một nhiệm kỳ kéo dài từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2021. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Donald Trump nổi tiếng với khẩu hiệu tranh cử “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” và theo đuổi quan điểm chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Sự trở lại chính trường của cựu Tổng thống Donald Trump được cho sẽ khiến các cuộc đua bầu cử Mỹ thời gian tới thêm gay cấn. PV Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích vấn đề này.

Những thách thức tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Indonesia (15/11/2022)

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hôm nay bắt đầu diễn ra tại Indonesia. Được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng nhất của năm, hội nghị diễn ra trong hai ngày và sẽ tập trung thảo luận các vấn đề ưu tiên là an ninh lương thực và năng lượng, cấu trúc y tế toàn cầu và chuyển đổi kỹ thuật số. Có thể thấy những vấn đề mà nước Chủ tịch G20 Indonesia đưa vào chương trình nghị sự đều cấp thiết và gai góc, trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới đang có nhiều biến động. Vì vậy, dư luận thế giới đang rất chờ đợi Indonesia sẽ phát huy vai trò của nước Chủ tịch G20 trong năm nay như thế nào để có thể dung hòa quan điểm, lợi ích rất khác biệt của các quốc gia trong G20, để Hội nghị thượng đỉnh lần này có thể đạt được những kết quả thiết thực. Cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Hà, thường trú Đài TNVN tại Indonesia sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: