logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:"Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” không phải là hô hào suông (18/10/2020)

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tối 17/10 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia tổ chức chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020. Tham dự chương trình có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình. Dự Chương trình còn có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương và các địa phương; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức. Phát biểu tại chương trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” không phải là lời hô hào suông, đó là sự đồng cảm, tình thương yêu đùm bọc và mệnh lệnh trong trái tim mỗi chúng ta. Phóng viên Lại Hoa phản ánh:

Liệt sỹ ở Rào Trăng 3 (16/10/2020)

Vậy là 13 cán bộ, chiến sỹ trên đường đi làm nhiệm vụ cứu nạn công nhân gặp sự cố sạt lở tại công trình thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 12/10 mãi mãi không về. Hàng triệu trái tim người Việt Nam quặn thắt khi thi thể các anh lần lượt được tìm thấy. Các anh ra đi để lại sự đau thương, mất mát cho bao gia đình, người thân. Những người lính khi đồng bào cần, họ sẵn sàng lên đường, chấp nhận hiểm nguy ở phía trước, đó là Mệnh lệnh của trái tim. PV Đình Thiệu và Lê Hiếu có bài viết nhan đề “Liệt sỹ ở Rào Trăng”.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH ĐẶC BIỆT “NHỮNG ĐÓA HOA NỞ GIỮA CUỘC ĐỜI”. Phần 3: “Tâm thế thích ứng” để phát triển đất nước (15/10/2020)

Văn hóa không chỉ là nền tảng của đời sống tinh thần mà là còn là động lực phát triển của đất nước, nằm ngay bên trong của sự phát triển, tồn tại ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị. Quay trở lại với bối cảnh dịch bệnh vừa qua trên thế giới và Việt Nam, đã có nhiều thói quen tích cực được hình thành, có những nét văn hóa quý giá của đất nước được phát huy, cho thấy bước đầu người dân đã thích ứng để sống chung với dịch. Đã có nhiều quan điểm đặt ra vấn đề đây là thời điểm tốt để xây dựng một văn hóa thích ứng trước các cú sốc lớn cấp độ quốc gia và toàn cầu như COVID-19. Đồng hành trong phần ba của chương trình với chủ đề Xây dựng “tâm thế thích ứng” để phát triển đất nước, xin trân trọng giới thiệu bà Vũ Thị Minh Hạnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế.

TP.HCM cần cơ chế riêng khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính? (12/10/2020)

Theo dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc TP.HCM giai đoạn 2019 – 2021, TP sẽ tiến hành sắp xếp đối với 19 đơn vị hành chính cấp phường thuộc các quận 2, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận và sáp nhập ba quận: 2, 9 và Thủ Đức để thành lập thành phố Thủ Đức. Đề án quan trọng này của TPHCM đã nhận được sự quan tâm, thảo luận, đề xuất và góp ý từ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học… nhằm hoàn thiện hơn về nội dung, đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học, tính pháp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân.

Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11: vượt khó, an toàn, hiệu quả - góp phần cải thiện quốc gia bằng sức mạnh kỹ năng lao động (10/10/2020)

-Vượt qua những trở ngại do yêu cầu phòng, chống dịch Covid 19, Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11, năm 2020 đã diễn ra an toàn, sôi nổi, gay cấn và hiệu quả.
Đây là năm Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia nâng cấp chất lượng để tiệm cận với các cuộc thi kĩ năng nghề thế giới. 34 đề thi năm nay có độ khó, độ phức tạp và khối lượng lớn hơn các kỳ thi trước đây, có nghề gấp 3 lần và tiệm cận với trình độ ASEAN và thế giới (trước đây thời gian thi từ 5-8 tiếng là tối đa, này tối thiểu là 12 tiếng và tối đa 15 tiếng).
Số lượng chuyên gia làm công tác giám khảo ở 34 nghề lên tới 300 người.
Năm nay có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), Thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và Công nghệ nước (nghề trình diễn).Đây là những nghề có nhu cầu lao động lớn, một số nghề phục vụ cho công nghiệp phụ trợ, việc tổ chức thành công các nghề mới này là động lực tốt cho việc phát triển đào tạo và kỹ năng nghề ở những nghề này tốt hơn trong thời kỳ mới.
Với 23 huy chương vàng, 7 HCB, 9 HCĐ, 5 giải khuyến khích, Hà Nội xếp nhất toàn đoàn tại Kỳ thi.

Tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc 2020: lan tỏa ý thức nâng cao kỹ năng lao động (09/10/2020)

Tối nay, 09/10, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp xuất sắc, tiêu biểu. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – cơ quan chủ quản hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức sự kiện này. Không chỉ nhằm tôn vinh những tấm gương sáng trong học tập và rèn luyện tại hệ thống trường nghề, sự kiện khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng nghề đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Chương trình lớp 1 mới: quá nặng. Điều chỉnh cách nào cho phù hợp? (7/10/2020)

Chương trình giáo dục phổ thông mới đang lộ ra nhiều vấn đề sau khi triển khai được 1 tháng, nhất là đối với học sinh lớp 1. Thay vì kỳ vọng được giảm tải, nhiều giáo viên đã bắt đầu than khổ, học sinh kêu học khó còn phụ huynh bắt đầu lo lắng khi ngày đêm phụ đạo con em mình mà vẫn lo không theo kịp chương trình.
Dù Bộ giáo dục và đào tạo cho biết, chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, song hôm qua Bộ cũng đã phải ban hành công văn yêu cầu các nhà trường thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng không gây quá tải, không giao thêm bài tập về nhà. Vậy chương trình lớp 1 có quá nặng với học sinh? Nếu có thì khắc phục theo cách nào? BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:

Đề án thu phí đối với ô tô sử dụng đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách nhà nước: Liệu có phải “phí chồng phí”? (6/10/2020)

Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc đối với ô tô thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư với mức thu dự tính từ 1.000 - 1.500 đồng/km/xe. Thời gian dự kiến áp dụng ngay trong năm nay. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 1 tháng qua, trong vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ phương án thu phí này. Đề xuất này đang nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp vận tải cho rằng nếu áp dụng sẽ gây ra hiện tượng phí chồng phí. Một số ý kiến khác lại cho rằng, thu phí là hợp lý nhưng thu ở mức nào mới là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Đợt 1 ĐH Đảng bộ trực thuộc Trung ương: Thành công nhìn từ Đại hội Đảng bộ Nam Định (05/10/2020)

Đến thời điểm này đã có 16 Đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức thành công, đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và các mục tiêu cụ thể cho nhiệm kỳ khóa mới. Điểm nổi bật trong đợt 1, đó chính là công tác bầu cử tại Đại hội được thực hiện bài bản, chặt chẽ. Đã có nhiều Bí thư tỉnh ủy đạt tín nhiệm cao tại Đại hội. Trong đó, 74,3% Bí thư tỉnh ủy không phải là người địa phương; 53% Bí thư bằng và dưới 50 tuổi; 26% đồng chí nữ là Bí thư tỉnh ủy

Góc nhìn chuyên gia về đề xuất xây dựng sân bay thứ 2 ở Hà Nội (5/10/2020)

Câu chuyện đầu tư hạ tầng sân bay tại Hà Nội lại tiếp tục nóng, khi mới đây, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đề xuất UBNDTP Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành liên quan và Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải xây dựng dự thảo văn bản của thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phương án bố trí sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội, và cân nhắc lựa chọn vị trí tại khu vực phía Nam Hà Nội, tại huyện Ứng Hòa. Trong bối cảnh sân bay Nội Bài nâng cấp với năng lực đón từ 25 đến 30 triệu khách thì có nhất thiết xây sân bay thứ hai hay không, và nếu có thì đặt sân bay thứ hai ở huyện Ứng Hòa có phù hợp không? Các chuyên gia về qui hoạch, kiến trúc hàng không phản hồi như thế nào về đề xuất này của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội?

Thông điệp từ Ngày kỹ năng lao động Việt Nam (04/10/2020)

Sau Quyết định 1486 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 04/10 hàng năm đã trở thành ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Tầm quan trọng của lao động có kỹ năng-trình độ cao với sự phát triển của đất nước một lần nữa được khẳng định – trở thành động lực to lớn đối với các bên liên quan trong hoạt động giúp nâng cao kỹ năng cho người lao động. Có một ngày lễ, một ngày kỷ niệm - để nhắc nhớ và tôn vinh - không khó. Vấn đề là sau động lực tinh thần này, các bên liên quan phối hợp triển khai những nhiệm vụ gì, hiệu quả thực chất tới đâu - vì mục tiêu, kỳ vọng Chính phủ đã đặt ra trong Quyết định quan trọng này? Bài viết của phóng viên Thu Trang:

Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi trước ý kiến về chương trình sách giáo khoa lớp 1 "quá nặng" (2/10/2020)

Sau 3 tuần dạy và học, những ngày qua, nhiều phụ huynh đã chia sẻ trên các diễn đàn cho rằng chương trình lớp 1 năm nay quá nặng với trẻ, các con phải tiếp nhận khối lượng kiến thức quá lớn. Thậm chí có những phụ huynh cho biết: con càng học càng sợ, còn cha mẹ thì bế tắc trong việc dạy. Trong khi đó, giáo viên cũng phản hồi là vất vả trong việc dạy học. Chỉ mới qua 3 tuần áp dụng theo chương trình mới liệu đã đủ thời gian để đánh giá? Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi thế nào về những ý kiến về chương trình SGK mới từ phía phụ huynh và giáo viên?

Không chủ quan dù Việt Nam đang là điểm sáng tăng trưởng hiếm hoi trong khu vực và thế giới (30/9/2020)

GDP 9 tháng qua của nước ta tăng hơn 2,1%, thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhưng Tổng cục Thống kê vẫn đánh giá đây vẫn là "thành công lớn", trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Quả thực như vậy. Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang rơi vào suy thoái và chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19. Trong bức tranh nhiều màu xám ấy, các tổ chức quốc tế cũng có những nhận định, dự báo đầy lạc quan về tín hiệu tăng trưởng và phát triển của nước ta.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Điều gì đã giúp VN nhận được những đánh giá tích cực như vậy, trong bối cảnh các nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn còn khá lao đao vì dịch bệnh? Cần có lộ trình mở cửa nền kinh tế ra sao? Phải tiếp tục xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế như thế nào khi đại dịch COVID-19 còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp trong thời gian tới?

Kênh Cẩm Văn 2 tại Hải Phòng ô nhiễm nghiêm trọng, nghi do xả thải trộm (29/9/2020)

Gần đây, kênh Cẩm Văn 2 (thuộc địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng) thường xuyên có màu nâu đỏ bất thường với những vệt váng dầu đóng dày đặc trên mặt nước. Đây là kênh thủy lợi cấp 1, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của địa phương, vừa thông với sông Đa Độ - con sông lớn, cung cấp nước sạch cho thành phố Hải Phòng. Người dân lo lắng, bức xúc, mong muốn các cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân và xử lý nghiêm các đối tượng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại kênh Cẩm Văn 2. Phóng viên Thanh Nga thường trú khu vực Đông Bắc đề cập:

Tạo liên kết trong chuỗi giá trị nông sản: Nối vòng tay đủ chặt để nắm bắt cơ hội lớn từ EVFTA (28/9/2020)

Một sự kiện thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là nông dân, đó là trong ngày hôm nay tại Đắc Lắc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp đối thoại với nông dân. Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh, liên tục những ngày qua nhiều chuyến hàng nông, thủy sản liên tục được xuất sang Liên minh châu Âu theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Trong đó, riêng khu vực Tây Nguyên đã xuất lô cà phê gần 300 tấn. Với mức thuế suất ưu đãi về 0%, rõ ràng, EVFTA mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Đây cũng là cơ hội giúp nông nghiệp Việt nam thịnh vượng, nông dân giàu có. Tuy nhiên thách thức không phải là ít. Trong mục Tiêu điểm ngay sau đây, Phóng viên Đình Tuấn, thường trú Đài TNVN tại khu vực Tây Nguyên đề cập nội dung này:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: