logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Loạt bài: “Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm” - Bài 3: "Làm gì để vá lỗ hổng trong quản lý trật tự xây dựng?" (12/8/2020)

Như chúng tôi đã thông tin trong các chương trình Theo dòng Thời sự trước, việc hàng loạt công trình xây dựng sai phạm tại 2 đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang diễn ra từ nhiều năm nay. Việc xây dựng không phép, sai phép hoặc tự ý điều chỉnh quy hoạch dự án đang gây bức xúc trong nhân dân, phá nát quy hoạch và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của những đô thị này. Thậm chí, có những công trình xây dựng sai phép, đến mức Thủ tướng chỉ đạo xử lý nhiều lần nhưng vẫn không được giải quyết. Vấn đề đặt ra là: Những sai phạm đó là do lỗ hổng của pháp luật hay do lợi ích nhóm?. Bài 3 của loạt phóng sự “Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm” do các phóng viên Thành Trung và Hoàng Dương thực hiện sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi này.

Loạt bài: "Sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng – Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm?" Bài 2: "Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Ai chịu trách nhiệm?" (11/8/2020)

Trong bài 1 của loạt phóng sự: "Sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng - Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm?" phóng viên Đài TNVN đã phản ánh những sai phạm nghiêm trọng, kéo dài trong lĩnh vực xây dựng tại 2 đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Những sai phạm đó để lại hậu quả rất khó giải quyết, như “băm nát” quy hoạch, tắc đường, ngập nước, ô nhiễm môi trường. Hàng chục nghìn người mua nhà tại các dự án sai phạm không được cấp “sổ đỏ”, “sổ hồng”. Trong khi đó, chính quyền địa phương và các ngành chức năng lại đá “quả bóng” trách nhiệm cho người khác. Vậy, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước những sai phạm trong hoạt động xây dựng? Những chồng chéo, lỗ hổng nào đang bị lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm? Bài 2 trong loạt phóng sự “Sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng - Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm?” nhóm phóng viên Thành Trung và Hoàng Dương sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Đà Nẵng: Tăng tốc xét nghiệm góp phần dập dịch Covid-19 (10/8/2020)

Sáng 10/8, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Huỳnh Đức Thơ đi kiểm tra, chỉ đạo công tác tổ chức lấy mẫu xét nghiệm gộp, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng. PV Thành Long tại miền Trung phản ánh.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ: Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật cần rõ tính dẫn đường (10/8/2020)

Tối 12/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương sẽ tổ chức Lễ trao thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, xuất bản năm vừa qua. Tặng thưởng nhằm khẳng định và cổ vũ những tác phẩm lý luận, phê bình phục vụ trực tiếp cho định hướng lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Trước thềm Lễ trao thưởng, phóng viên Lê Thơm - Ban Văn học nghệ thuật (VOV6) có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình, Văn học Nghệ thuật Trung ương. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Loạt bài: "Sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng - Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm?" Bài 1: "Vi phạm trong lĩnh vực xây dựng: Con voi chui lọt lỗ kim" (10/8/2020)

Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hàng loạt công trình xây dựng sai phép, không phép đã và đang mọc lên, thể hiện sự coi thường pháp luật và sự yếu kém trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Thậm chí, có những công trình xây dựng sai phép, đến mức Thủ tướng chỉ đạo xử lý nhiều lần, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề đặt ra là: Những sai phạm đó là do lỗ hổng của pháp luật hay do lợi ích nhóm?. Loạt phóng sự do nhóm phóng viên Thành Trung và Hoàng Dương thực hiện sẽ làm rõ vấn đề này. Bài 1: “Vi phạm trong lĩnh vực xây dựng: Con voi chui lọt lỗ kim”.

Người dân làng Rồng (Thuận An, Thừa Thiên Huế) thương tiếc nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (8/8/2020)

Nghe tin cụ Lê Khả Phiêu từ trần, người dân làng Rồng, thị trấn Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế vô cùng thương tiếc. Người dân nơi đây nhớ lại những hình ảnh giản dị, gần gũi khi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về thăm bà con làng Rồng. Bài viết của PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung.

Loạt bài “Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ”, bài 3: "Đi tìm lời giải cho bài toán xử lý rác thải" (7/8/2020)

Rác thải chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại từ nguồn và sử dụng công nghệ xử lý phù hợp. Chính vì vậy, cần tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của phân loại rác và xây dựng hạ tầng thu gom rác tiện lợi, phù hợp là những giải pháp được kỳ vọng có thể giải được bài toán khó này. Bài cuối trong Loạt bài “Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ” có nhan đề: "Đi tìm lời giải cho bài toán xử lý rác thải".

Loạt bài: “Vỡ trận rác thải và bài toán quy hoạch, công nghệ”. Bài 2 nhan đề: "Gỡ nút thắt quy hoạch, xử lý rác thải" (6/8/2020)

Trong chương trình ngày 5/8, Đài TNVN phát sóng phần đầu của Loạt bài: "Vỡ trận rác thải và bài toán quy hoạch, công nghệ", trong đó đề cập thực trạng cũng như nguy cơ “vỡ trận” rác thải cả ở đô thị và nông thôn. Mặc dù trong Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt từ tháng 10/2016, đã tính đến sự phối hợp vùng trong xử lý rác thải một số tỉnh chung quanh Thủ đô, nhưng ở từng địa phương vấn đề quy hoạch các khu xử lý rác thải lại không sát với thực tế, dẫn đến việc người dân khiếu kiện, phản đối xây dựng các khu chôn lấp cũng như xây dựng nhà máy xử lý rác thải. Đây là nội dung trong bài 2 của loạt bài: “Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ” với nhan đề: "Gỡ nút thắt quy hoạch, xử lý rác thải".

Giải pháp nào để bệnh viện không trở thành ổ dịch COVID-19? (5/8/2020)

Chỉ trong hơn 1 tuần qua đã ghi nhận hàng trăm ca mắc mới COVID-19 tại Đà Nẵng và 1 số tỉnh thành phố khác. Điều đáng nói là phần lớn các ca bệnh được phát hiện đều liên quan đến bệnh viện, trong đó ổ dịch lớn nhất là tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Vì sao cơ sở khám chữa bệnh lại dễ “thất thủ” khi có COVID-19? Giải pháp nào để bệnh viện không trở thành tâm dịch? Phóng viên Văn Hải có bài đề cập vấn đề này.

Loạt bài: "Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ".- Bài 1: "Nỗi lo “vỡ trận” rác thải" (5/8/2020)

Xử lý rác thải là vấn đề nhức nhối của nhiều địa phương từ nhiều năm nay. Không chỉ là bị động, lạc hậu trước nhu cầu phát triển, ở không ít địa phương, dù đã chủ động xây dựng được quy hoạch thì lại gặp vướng mắc trong việc triển khai mô hình xử lý rác thải, nhất là rác thải sinh hoạt. Trong khi, các bãi chôn lấp đã kín, nhà máy quá tải, tạo nên áp lực ngày càng lớn ở nhiều địa phương. Từ câu chuyện cụ thể của Hà Nội cho thấy, nếu không quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, rác thải sẽ tiếp tục là một nguy cơ lớn đe dọa môi trường và cả sự phát triển bền vững của đô thị. Phóng viên Quang Huy có loạt bài: "Vỡ trận rác thải và Bài toán quy hoạch, công nghệ" . Bài 1 có nhan đề: "Nỗi lo “vỡ trận” rác thải".

Loạt bài "Vi phạm bầu cử - Nhìn từ đại hội đảng bộ cấp cơ sở" - Bài 3: "Những bài học cho Đại hội Đảng các cấp" (4/8/2020)

Vi phạm, những sai sót, khuyết điểm trong bầu cử tại Đại hội đảng bộ xã Chu Phan, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; xã An Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, và phường Thủy Biều, tỉnh Thừa Thiên -Huế mà chúng tôi đã nêu trong phần 1 và phần 2 của phóng sự “Vi phạm bầu cử-Nhìn từ đại hội cấp cơ sở”đã được phát hiện và khắc phục kịp thời.
Thực tế cho thấy không ít đảng bộ, chi bộ cơ sở có đặc thù, khó khăn nhất định, nhưng kết quả đại hội vẫn thành công. Từ những vụ việc vi phạm đã nêu, đâu là bài học kinh nghiệm cho đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công trọn vẹn. Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong phần cuối của phóng sự này.

Loạt bài "Vi phạm bầu cử - Nhìn từ đại hội đảng bộ cấp cơ sở" - Bài 2: "Vì sao xảy ra vi phạm"? (3/8/2020)

Trong phần đầu của phóng sự “Vi phạm bầu cử - nhìn từ đại hội đảng bộ cấp cơ sở”, chúng tôi đã đề cập tình trạng vi phạm bầu cử tại đại hội đảng bộ một số địa phương như ở xã An Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; xã Chu Phan, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; phường Thủy Biều, thành phố Huế…
Việc làm của những cá nhân, đảng viên tại đại hội đảng bộ cấp cơ sở vừa nêu đã vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử trong Đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm sai lệch kết quả bầu cử. Vấn đề được dư luận quan tâm là trong khi hơn 52000 tổ chức cơ sở đảng trên cả nước tổ chức đại hội thành công, với sự tín nhiệm cao, lại xảy ra hiện tượng Chu Phan, An Bình, Thủy Biều?. Nội dung này sẽ được chúng tôi làm rõ trong phần 2 của loạt phóng sự, với nhan đề: “Vì sao xảy ra vi phạm?”.

Loạt phóng sự: “Vi phạm bầu cử - Nhìn từ đại hội cấp cơ sở”. Phần 1 nhan đề “Từ xúi giục lôi kéo, đến gian lận phiếu bầu…” (2/8/2020)

Đến thời điểm này, có thể khẳng định Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đã thành công, dù diễn ra trong thời điểm vô cùng đặc biệt - ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhất là việc thực hiện giãn cách xã hội trong gần một tháng. Thành công đó xuất phát từ việc chuẩn bị báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm công phu, kỹ lưỡng; quy trình nhân sự được tiến hành dân chủ, khách quan, đúng quy định… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả có tính toàn diện, thực tế cho thấy, đại hội đảng bộ cấp cơ sở vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, nhất là trong công tác bầu cử, cần được thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm để đại hội Đảng các cấp được thành công trọn vẹn. Đây cũng chính là nội dung được nhóm phóng viên Đài TNVN đề cập trong loạt phóng sự: “Vi phạm bầu cử - Nhìn từ đại hội cấp cơ sở”. Phần 1 nhan đề “Từ xúi giục lôi kéo, đến gian lận phiếu bầu…”.

CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẦN VƯƠN TỚI TẦM CAO TƯ TƯỞNG VÀ CHIỀU SÂU CỦA LÒNG NGƯỜI (31/7/2020)

Chỉ sáu tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân ngày Quốc tế đỏ, ngày 1-8-l930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng phát hành tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ mồng 1 tháng 8”, lên án chiến tranh đế quốc, kêu gọi giai cấp công nhân và các tầng lớp khác trong xã hội vùng lên chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức, bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình.
Từ ngày 1 tháng 8 hào hùng đó, sau này được Đảng ta quyết định là Ngày truyền thống của ngành Tuyên giáo. Đây là lực lượng làm công tác tuyên truyền, cổ động, cùng toàn Đảng, toàn dân lấy vũ khí tư tưởng kết hợp với các hình thức, các lực lượng để đấu tranh cách mạng, chống đế quốc, phong kiến, đòi dân chủ, dân sinh, dân quyền, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; phối hợp, kết hợp đấu tranh chính trị tư tưởng với đấu tranh quân sự, đấu tranh ngoại giao…
Kỷ niệm 90 năm ngày Truyền thống ngành Tuyên giáo, mời quý vị và các bạn nghe bài viết của PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, TGĐ Đài TNVN - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương với nhan đề: “ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẦN VƯƠN TỚI TẦM CAO TƯ TƯỞNG VÀ CHIỀU SÂU CỦA LÒNG NGƯỜI”. Bài viết sẽ được phát sóng trong Chương trình Thời sự 18H00 ngày 31/7/ 2020 và Chương trình Theo dòng Thời sự lúc 07H00 sáng ngày 1/8/2020 – Trên Kênh Thời sự VOV1.

Loạt bài: "Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính của quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN", bài 3: "Hợp tác- phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Cụ thể hóa Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực" (29/7/2020)

Kỷ niệm 25 năm ngày Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (28/7/1995- 28/7/2020), trong hai chương trình Theo dòng thời sự trước, chúng tôi phát sóng 2 phần của loạt bài “Hợp tác kinh tế: Một trong 3 trụ cột chính trong quan hệ hợp tác Việt Nam - ASEAN”. Trong đó, khẳng định sự trưởng thành của Việt Nam ngay từ khi trở thành thành viên của ASEAN, tham gia vào Khối mậu dịch thương mại tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA) - từ việc tuân thủ những cam kết khu vực đến hội nhập trong sân chơi thương mại toàn cầu - với hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA), với các FTA thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu ÂU (EVFTA); Đồng thời nêu dẫn chứng khẳng định tiềm năng phát triển nền kinh tế số Việt Nam cũng như tiềm năng số hóa kinh tế nội khối Đông Nam Á, mà ở đó, việc thực hiện các cam kết quốc tế, cam kết nội khối cần đặc biệt coi trọng. Vấn đề còn lại, cần hiện thực hóa “Tuyên bố chung” như thế nào cho hiệu quả? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi trong phần 3, cũng là phần cuối của loạt bài với nhan đề “Hợp tác- phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Cụ thể hóa Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: