logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tiếng nói Việt Nam – 75 năm thu trước, vang vọng thu này (7/9/2020)

Hôm nay Đài TNVN kỷ niệm lần thứ 75 thành lập, trải qua chặng đường 75 năm, đến nay Đài TNVN trở thành đơn vị báo chí quốc gia duy nhất phát triển mô hình truyền thông đa phương tiện, bao gồm đầy đủ cả 4 loại hình báo chí, gồm báo nói, báo hình, báo điện tử và báo in. Với một đội ngũ hùng hậu, hoạt động chuyên nghiệp hiện đại, hệ thống trang thiết bị tiên tiến, với gần 2.700 cán bộ, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, nghệ sĩ và nhân viên, Đài TNVN là cơ quan truyền thông hàng đầu tại nước ta. Và nhân ngày thành lập Đài 7/9 hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài viết “Tiếng nói VN – 75 năm thu trước, vang vọng thu này” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng lí luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

Nơi lưu giữ lịch sử bằng âm thanh (7/9/2020)

Ra đời ngày 7/9/1945, chỉ 5 ngày sau khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc, trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khó và cả những giai đoạn đổi mới về sau. Trong những năm tháng đó, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài đã lặng lẽ “chép sử” bằng âm thanh, ghi lại nhiều sự kiện trọng đại của đất nước từ năm 1945 đến nay bằng những âm thanh quý giá. Đó cũng là nền tảng của phòng Công nghệ và Lưu trữ, Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình bây giờ. Chúng ta cùng tìm hiểu “Nơi chép sử bằng âm thanh” qua phóng sự sau đây của phóng viên Văn Hải.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ: Tự hào truyền thống 75 năm Tiếng nói Việt Nam (5/9/2020)

Suốt 75 năm qua, Tiếng nói Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, kết nối triệu triệu con tim người Việt trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hôm nay. Trong suốt hành trình đó, Đài Tiếng nói Việt Nam thực sự lớn mạnh về tầm vóc, là cơ quan ngôn luận chính thống, có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN về những thành tựu trong 75 năm qua và chiến lược xây dựng Đài Tiếng nói Việt Nam trở thành cơ quan truyền thông đa loại hình, đa phương tiện hiện đại, vững mạnh toàn diện.

TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới"(31/8/2020)

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới". Đài Tiếng nói Việt Nam trân trọng giới thiệu những nội dung chính của bài viết quan trọng này.

Lá quốc kỳ - niềm tự hào và trách nhiệm (31/8/2020)

Vào ngày 2/9 của 75 năm trước, tại Quảng trường Ba Đình, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên lễ đài, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc, chính thức đưa nước ta trở thành nước độc lập tự do. Bởi lẽ ấy mà lá cờ quốc kỳ đỏ thắm với hình sao vàng lấp lánh không chỉ là biểu tượng của lòng yêu nước, niềm tự hào mà còn thôi thúc mỗi người thêm nỗ lực phấn đấu để xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Chuyện kể của những người bảo vệ Lễ đài ngày độc lập (30/8/2020)

Trong các thước phim, bức ảnh ghi lại thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945, dễ dàng nhận thấy có gần 20 chiến sĩ tham gia bảo vệ lễ đài. Đây chính là lực lượng vũ trang, với vũ khí chỉnh tề, bảo vệ an toàn cho Bác và các đồng chí lãnh đạo cách mạng nước ta trên khán đài khi đó.
Trong không khí kỷ niệm ngày Quốc khánh, phóng viên Nguyên Nhung ghi chép lại câu chuyện của những cán bộ lão thành cách mạng, kể về nhiệm vụ cao cả thiêng liêng của 75 năm trước... Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Phước Long từ huyện nghèo vươn lên Nông thôn mới kiểu mẫu (27/8/2020)

Phước Long là huyện nghèo, vùng sâu của tỉnh Bạc Liêu. Sau khi được Trung ương chọn là huyện duy nhất ở ĐBSCL; là 1 trong 5 huyện chỉ đạo điểm của cả nước về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015, theo Quyết định 491 của Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây đã kề vai , sát cánh cùng nhau thực hiện phong trào này. Cách nay 3 năm, Phước Long đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới và hiện huyện đang phấn đấu vươn tới Nông thôn mới kiểu mẫu. Nông thôn mới đã thực sự làm thay da, đổi thịt vùng quê nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân nơi đây. Ghi nhận của Tấn Phong- Phóng viên Đài TNVN tại ĐBSCL.

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”. Bài 3: "Chìa khóa mở cửa tương lai cho người vùng cao" (26/8/2020)

Để bà con thay đổi nhận thức, chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ đói nghèo, vươn tới cuộc sống ấm no, huyện Sốp Cộp xác định trước hết mọi người dân đều phải biết chữ. Từ đó, ngoài huy động trẻ ra lớp và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, huyện đã tích cực mở các lớp xóa mù chữ cho người chưa biết chữ, với lực lượng nòng cốt là các đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn.

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”, Bài 2: "Hành trình vươn tới giấc mơ" (26/8/2020)

"Con chữ, học hành giúp hiểu biết để hòa nhập, phát triển". Xác định điều này, nhiều người dân ở Sốp Cộp đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi hủ tục, rào cản để quyết tâm theo học cái chữ. Nhờ sự nỗ lực ấy và nhờ con chữ, mà nhiều người con của bản làng đã có chỗ đứng trong xã hội, trở thành cán bộ xã, cán bộ huyện. Và chính họ đã, đang trở thành những nòng cốt trong tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp và ấm no.

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”, Bài 1: "Học trò là bà, là mẹ, thầy là con" (26/8/2020)

Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, chủ yếu đồng bào dân tộc Thái, Mông, Lào… sinh sống. Do điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống tự cấp, tự túc, nên trước đây, đồng bào không mấy ai mặn mà với việc học chữ. Một xã ở Sốp Cộp có tới 1/3 số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 không biết chữ. Mù chữ đồng nghĩa với mù kiến thức, khiến đời sống của bà con đã nghèo, càng nghèo thêm; Sốp Cộp nhiều năm vẫn thuộc danh sách các huyện nghèo nhất cả nước. Với quyết tâm bứt phá để bà con thay đổi nhận thức, nâng cao đời sống, từng bước thoát khỏi đói nghèo, Đảng bộ Sốp Cộp xác định xóa mù chữ cho đồng bào là một trong những giải pháp trọng tâm, vì vậy, đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Các lớp học xóa mù chữ được mở ra ban đầu chỉ 5 đến 7 người, giờ đây, có tới hàng chục người đến học. Lớp học không khoảng cách về lứa tuổi, người tuổi 40, 50, có người gần 60 mới đi học cái chữ, nhưng ai cũng háo hức, phấn khởi, như thể giờ đây có chữ, mình mới “sáng mắt, sáng lòng”. Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng” của nhóm phóng viên Tuyết Lan, Thu Thùy và Đức Anh, Đài TNVN Khu vực Tây Bắc cho thấy thực tế này ở Sốp Cộp – vùng đất “Mây ngàn gió núi” phía Tây Nam của tỉnh Sơn La.

Loạt bài: ""Vững vàng một dải biên cương Tây Bắc" - Bài 1 nhan đề: "Anh Bộ đội về bản cùng dân chuyển đổi nếp nghĩ cách làm" (22/8/2020)

“3 bám, 4 cùng” (3 bám là Bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương, chính sách; 4 cùng là Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc với đồng bào) để cùng bà con chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm là phương châm công tác dân vận của Đảng được cán bộ, đảng viên, chiến sỹ thuộc Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 326-Quân khu II thực hiện tại cơ sở. Theo đó, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực đã được các anh triển khai giúp nhân dân không còn nghe theo kẻ xấu, yên tâm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự, giữ yên cột mốc biên giới. Loạt bài “Vững vàng một dải biên cương Tây Bắc”, của nhóm phóng viên Bích Thuỷ - Tòng Anh – Thào Ly cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc nhân kỷ niệm 75 năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2-9 đề cập vấn đề này tại huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Bài 1 với nhan đề “Anh Bộ đội về bản cùng dân chuyển đổi nếp nghĩ cách làm”:

Bí quyết nào giúp Bệnh viện Hải Hậu (Nam Định) dẫn đầu tuyến huyện cả nước? (21/8/2020)

Là cơ sở y tế tuyến huyện nhưng Bệnh viện đa khoa Hải Hậu được công nhận bệnh viện hạng 2, tương đương với nhiều bệnh viện tuyến tỉnh. Đây cũng là đơn vị nhiều năm qua được Bộ Y tế chấm điểm tuyệt đối vì có môi trường xanh sạch đẹp, thực hiện tốt các tiêu chí về chất lượng chuyên môn và y đức, đáp ứng sự hài lòng người bệnh. Bài viết của phóng viên Văn Hải đề cập vấn đề này.

Không khí cách mạng sục sôi và tiếng reo vui của quần chúng trong ký ức của các nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi và Xuân Oanh (19/8/2020)

Mùa thu Tháng Tám năm 1945 và khí thế cách mạng sôi sục của toàn dân tộc ta lúc bấy giờ đem đến cho giới trí thức, đặc biệt là các nhà thơ, nhà văn một luồng không khí sáng tạo mới. Nhiều tác phẩm văn học- nghệ thuật được các nghệ sĩ sáng tác trong thời điểm đó sống mãi với thời gian và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người. Bây giờ, chúng ta cùng PV Mai Hồng cảm nhận không khí Cách mạng sục sôi và tiếng reo vui của quần chúng- trong ký ức của cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi và Xuân Oanh:

Nam Định giảm gần 23% số vụ tai nạn giao thông đường sắt (16/8/2020)

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm 2 người chết và 2 người bị thương. Nguyên nhân một phần do sự chủ quan của người điều khiển phương tiện qua đường sắt, một phần do tồn tại nhiều lối đi tự mở trái phép qua đường sắt, ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu.

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trong lòng đồng chí, đồng đội (13/8/2020)

Trước khi đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Lê Khả Phiêu là một chiến sỹ, cán bộ trưởng thành từ công tác chiến đấu ở các chiến trường, từ miền bắc, miền Trung, miền Nam và ở chiến trường Cam-pu-chia. Sau đó lại đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nên trong lòng nhiều quân nhân, khi nghĩ về đồng chí Lê Khả Phiêu, luôn đầy ắp tình cảm với người đồng đội, vị chỉ huy tài đức, sáng suốt, giản dị, chân thành mà sâu sát. Ghi chép của phóng viên Nguyên Nhung:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: