logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hãy để sông Tô Lịch hồi sinh (11/7/2019)

“Sông Tô nước chảy quanh co/ Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya” hay “Nước sông Tô vừa trong vừa mát/ Em nghé thuyền đỗ sát thuyền anh” - Sông Tô Lịch đã đi vào ca dao xưa như bản thân sự tồn tại của nó trong tiềm thức của người Hà Nội. Nhưng đã có lúc, dòng sông trở thành nỗi ám ảnh của người dân về mức độ ô nhiễm. Trong phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa diễn ra, đã có đề xuất cống hóa sông Tô Lịch nhằm “giảm thiểu việc xả thải, góp phần tăng thêm không gian công cộng, cây xanh và hạ tầng giao thông”. Đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải những ý kiến trái chiều của dư luận bởi tư duy “bê tông hóa” trong bối cảnh Hà Nội đang quá tải về hạ tầng mà đang thiếu đi những sông hồ điều tiết hay là công viên cây xanh. Từ đề xuất này đặt ra vấn đề Hà Nội có nên cống hóa các dòng sông hay không? Bài toán quy hoạch xử lý nước thải và khắc phục ô nhiễm ở Hà Nội phải được giải quyết như thế nào?

Vì sao cháy rừng liên tục bùng phát? (10/7/2019)

Những ngày nắng nóng cao điểm này, đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng ở các tỉnh miền Trung. Đáng chú ý tại Hà Tĩnh, nhiều đám cháy vừa dập tắt xong lại bùng phát. Mới đây nhất là đám cháy ở khu vực rừng núi Nầm, xã Sơn Châu và Sơn Thủy, huyện Hương Sơn. Đến rạng sáng nay đám cháy mới khống chế được. Vì sao các đám cháy rừng liên tục bùng phát? Quy trình phòng chống cháy rừng hiện nay đã chặt chẽ hay chưa? Nếu chưa thì còn những tồn tại nào cần khắc phục? Trong tình hình thời tiết cực đoan ngày càng nhiều hơn như hiện nay thì công tác phòng chống cháy rừng cần được đổi mới ra sao?

Loạt bài "Ngăn họa phân lô, bán nền không phép". Bài 2: "Cần biện pháp mạnh dẹp nạn phân lô bán nền trái phép". (9/7/2019)

Tình trạng các dự án phân lô, bán nền không phép nhan nhản xảy ra ở nhiều quận, huyện vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Vậy cách nào mà các dự án phân lô, bán nền trái phép diễn ra nhiều đến vậy? Các cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc như thế nào?

Loạt bài: "Ngăn họa phân lô, bán nền không phép". Bài 1: "Dự án phân lô, bán nền không phép bủa vây vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh" (8/7/2019)

Cuối tháng 5 vừa qua, Ủy ban nhân dân Quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh phát đi cảnh báo về tình trạng phân lô trái phép hàng loạt công trình xây dựng trên địa bàn quận này. Trong đó, chỉ riêng ở phường Thạnh Xuân – Quận 12, đã có 10 lô đất bị các đối tượng tự ý san lấp mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và phân lô bán nền trái phép. Theo phản ánh của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đầu năm đến nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng phân lô trái phép diễn ra tràn lan. Những dự án kiểu này đang được công khai quảng cáo, rao bán trên thị trường bất động sản.

Nhà máy nghìn tỷ không phép gây chết người: Cố tình thi công khi đang bị đình chỉ? (5/7/2019)

Như Đài Tiếng nói Việt Nam đã thông tin, Nhà máy tinh luyện đường RE thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi, được xây dựng tại xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng nhưng chưa được cấp phép đã tiến hành thi công. Công trình đã bước vào giai đoạn cuối, nhưng chỉ được cơ quan chức năng địa phương vào cuộc xử lý, đình chỉ thi công khi xảy ra tai nạn lao động chết người. Tuy nhiên, ngành chức năng vừa phát hiện công trình tiếp tục được thi công. Phóng viên Công Bắc tại Tây Nguyên tiếp tục thông tin.

Nghịch lý thừa nguồn cung điện gió, điện mặt trời ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận (4/7/2019)

Trong khi cả nước đang thiếu điện, nhất là trong những ngày nắng nóng cao điểm, thì nhiều nhà máy điện gió, điện năng lượng mặt trời ở tỉnh Bình Thuận bị ép giảm công suất phát điện vì… quá tải lưới điện. Mới đây, Hiệp hội Điện gió tỉnh Bình Thuận đã phải gửi công văn đến Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam phản ứng thực trạng này, yêu cầu giải phóng nguồn điện cho các nhà máy, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, nếu không sẽ kiện lên cấp cao hơn. Vì sao lại xảy ra tình trạng dở khóc dở cười này? Việc các nhà máy điện tái tạo không được phát hết công suất, không chỉ gây lãng phí nguồn lực, thiệt hại cho nhà đầu tư mà còn tác động tiêu cực tới chủ trương khuyến khích phát triển điện tái tạo của nước ta.

Cần dẹp dự án "ma" của Alibaba (2/7/2019)

Bài 1: Bất động sản Alibaba tung hoành Đông Nam Bộ.

Liên tiếp cháy rừng nhiều nơi: Thiên tai hay nhân tai? (1/7/2019)

Một trong những sự quan tâm đặc biệt của người dân cuối tuần qua dồn về Hà Tĩnh, khi các vụ cháy rừng ở đây không thể dập tắt và đã lan tới khu dân cư. Hàng trăm ha rừng tại địa bàn các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Nghi Xuân, Hương Sơn, Can Lộc và Đức Thọ đã bị thiêu rụi. Thời tiết nắng nóng với nhiệt độ liên tục lên trên 40 độ lại càng khiến cho việc chữa cháy khó khăn hơn. Không chỉ ở Hà Tĩnh, tại các địa phương khác như: tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Đà Nẵng cũng liên tiếp xảy ra cháy rừng lớn. Lúc này, nhiều câu hỏi được đặt ra trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

Bài 2: Vì sao vụ buôn bán người ở Sìn Hồ vẫn chưa được làm sáng tỏ? (28/6/2019)

Ngay từ năm 2008, khi biết con mình là em Chẻo Mý Hin, sinh năm 1993, ở bản Phăng Xô Lin 1, xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu bị chính gia đình người bác ruột lừa bán sang bên kia biên giới, gia đình nạn nhân đã làm đơn cầu cứu các cơ quan chức năng ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Nhưng không hiểu sao vụ việc vẫn chưa đươc các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, người bác ruột và những đối tượng lừa bán nạn nhân vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Thấm thía nỗi đau, sự mất mát của gia đình, căm phẫn người bác ruột tàn nhẫn bán cháu, Chẻo Mý Hin quyết tâm về quê hương cùng gia đình một số nạn nhân khác lên tiếng, làm đơn tố cáo nhóm buôn người. Bài 2 trong loạt bài “Vì sao vụ buôn bán người ở Sìn Hồ vẫn chưa được làm sáng tỏ” của Chẻo Thu, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú Tây Bắc tiếp tục đề cập.

Nạn buôn bán người: Những ký ức kinh hoàng (27/6/2019)

Câu chuyện của nạn nhân Chẻo Mý Hin, cô bé người Dao 14 tuổi, ở bản Phăng Xô Lin 1, xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, 11 năm trước bị chính gia đình người bác ruột lừa bán sang Trung Quốc là một minh chứng. Mặc dù gia đình nạn nhân đã có đơn tố cáo, nhưng đến nay, nghi can là người bác ruột bán cháu vẫn sống ung dung ngoài vòng pháp luật, gây búc xúc trong nhân dân. Vì sao vụ buôn bán người ở Sìn Hồ vẫn chưa được làm sáng tỏ?

Loạt bài “Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm”.- Bài cuối: "Phát triển nghề cá bền vững” (26/6/2019)

Trong các chương trình trước, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát Bài 1 và Bài 2 trong loạt bài “Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm” của Nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại miền Trung. Qua đó, nêu những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo, không rõ nguồn gốc. Trong bối cảnh hội nhập, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp gỡ “Thẻ vàng” của EC, ngành thủy sản Việt Nam cũng tập trung thực hiện mục tiêu chuyển từ nghề cá tự phát sang nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững, cạnh tranh công bằng. Trong chương trình hôm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam phát bài cuối của loạt bài này nói về "Phát triển nghề cá bền vững”.

Loạt bài: Bất cập quy hoạch TP HCM và những hệ lụy. Phần 1 nhan đề: Vỡ trận quy hoạch vì dự báo thiếu chính xác. (25/6/2019)

Bài toán quy hoạch đô thị luôn là vấn đề nóng bỏng của Thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ đô thị hóa quá nhanh khiến thành phố phải hứng chịu những hậu quả nhãn tiền như là ùn tắc giao thông, ngập nước…. Tình trạng này năm sau nặng hơn năm trước. Bài viết đầu tiên trong loạt bài về "Bất cập quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh và những hệ lụy", nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhan đề “Vỡ trận quy hoạch vì dự báo thiếu chính xác”.

Loạt bài: Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm. Phần 2: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC (25/6/2019)

Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát Bài 1 trong Loạt bài “Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm” của Nhóm phóng viên thường trú tại miền Trung, nêu những khó khăn mà ngành thuỷ sản Việt Nam gặp phải khi Uỷ ban Châu Âu (EU) cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không rõ nguồn gốc. Trong đó, việc tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài đang là trở ngại lớn nhất trong việc khắc phục thẻ vàng của EC. Bởi vậy, việc ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng này đang là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với 28 tỉnh, thành phố ven biển. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi tiếp tục phát Bài 2: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC.

Loạt bài "Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm" Bài 1: Thẻ vàng EC làm dậy sóng nghề biển" (24/6/2019)

Gần 2 năm qua, việc Ủy ban Châu Âu (EC) áp dụng “Thẻ vàng” đối với thuỷ sản Việt Nam đã tác động tiêu cực đến hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đây là hệ quả đối với nghề cá mà ở đó ngư dân khai thác tự do, thiếu bền vững kéo dài nhiều năm qua của ngành thuỷ sản Việt Nam. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cảnh báo mạnh mẽ rằng: Nếu không gỡ được “thẻ vàng”, hoặc bị nâng lên “thẻ đỏ” thì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thuỷ sản, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân mà trước hết là ngư dân. Phó Thủ tướng đặt mục tiêu là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định đánh bắt cá của Việt Nam và quốc tế. Về lâu dài phải đảm bảo cho nghề cá Việt Nam phát triển bền vững, trách nhiệm. Đây cũng là những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam. Phải hành động như thế nào để đạt mục tiêu mà chính phủ đề ra? Nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung đề cập thực trạng: “Thẻ vàng của EC làm dậy sóng nghề biển”. Đây là bài đầu tiên trong loạt phóng sự: “Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: