logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thách thức với tân thủ tướng nước Anh Boris Johnson (24/7/2019)

Ông Boris Johnson đã trở thành tân thủ tướng nước Anh, nhưng đang đứng trước thách thức bởi những di sản mà người tiền nhiệm để lại như một mớ bòng bong cả về đối nội và đối ngoại.

Liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông trên đường Quốc lộ: ý thức người dân hay bất cập tổ chức giao thông (24/7/2019)

Chỉ trong 2 giờ đồng hồ sáng qua, ngay trên tuyến quốc lộ 5, đoạn qua huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương liên tiếp xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 7 người chết và 2 người bị thương. Câu hỏi đặt ra ở đây là, khu vực xảy ra tai nạn có đông dân cư, có nhà máy nhưng lại chưa có cầu vượt bắc qua. Vậy nên người dân phải đi bằng lối mở cắt qua mặt quốc lộ 5 và tai nạn là điều khó tránh khỏi. Những bất cập này không chỉ xảy ra trên tuyến Quốc lộ 5. Cần phải làm gì để giải quyết tình trạng này?

Loạt bài “Điều chỉnh quy hoạch tùy tiện: Ai chịu trách nhiệm?” bài 1 “Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch vì lợi ích của ai?” (22/7/2019)

Tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có tình trạng “bùng nổ” xây dựng các tổ hợp cao tầng hỗn hợp tại khu vực trung tâm. Đây là loại hình công trình có mức độ tập trung người và là một trong những nguyên nhân làm gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng. Đó là hậu quả của việc điều chỉnh quy hoạch thiếu khoa học, cùng với sự quản lý yếu kém trong công tác xây dựng tại 2 thành phố này. Điều đáng nói là hàng loạt dự án điều chỉnh quy hoạch không vì lợi ích chung, gây bức xúc trong nhân dân, thậm chí có nơi khiếu kiện đông người. Đây cũng là nội dung của loạt bài “Điều chỉnh quy hoạch tùy tiện: Ai chịu trách nhiệm?” do phóng viên Thành Trung thực hiện. Đài Tiếng nói Việt Nam giới thiệu bài 1 của loạt bài này với nhan đề “Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch vì lợi ích của ai?”.

Vành đai thu phí có giải quyết gốc rễ tình trạng kẹt xe của thành phố Hồ Chí Minh? (19/7/2019)

34 trạm thu phí không dừng có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng sẽ thu phí ô tô đi vào khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, quận 10. Đây là đề xuất của Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh nhằm giảm áp lực giao thông cho khu vực nội đô. Tuy vậy, từ khi đề án được lấy ý kiến phản biện đến nay, đề xuất này đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Câu hỏi đặt ra lúc này là 34 trạm thu phí liệu có giải quyết triệt để tình trạng kẹt xe hay chỉ làm tăng thêm áp lực ùn ứ cho giao thông thành phố và liệu có xảy ra chuyện phí chồng phí?

Sáp nhập văn phòng Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội: Làm sao để vẹn cả đôi đường? (18/7/2019)

Theo các đại biểu Quốc hội, trong quá trình thực hiện thí điểm hợp nhất 3 văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở một số địa phương đã nảy sinh bất cập cần được nghiên cứu thấu đáo trước khi triển khai diện rộng. Vậy những bất cập đó là gì, liệu có khắc phục được không? Phương án nào để đảm bảo sự hợp lý trong cơ cấu bộ máy, hiệu quả hoạt động và cả ở khía cạnh tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích cho nhân dân.

Loạt bài “Dịch tả lợn Châu Phi: Dân thiệt đơn, Nhà nước thiệt kép!”. Bài cuối: "Bất cập trong chính sách hỗ trợ" (17/7/2019)

Trong mục "Tiêu điểm" phát sóng sáng qua, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề cập tình trạng chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Trước tình hình dịch bệnh mất kiểm soát, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, ngày 27/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định ban hành cơ chế, chính sách, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch 25.000 đồng/kg đối với lợn thịt, lợn con các loại và 30.000 đồng/kg đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác. Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 42 về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi với nhiều cơ chế thông thoáng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, do không kiểm soát được tình hình dịch bệnh, số lượng lợn tiêu hủy quá nhiều khiến một số địa phương “vỡ trận” trong việc cân đối ngân sách hỗ trợ. Kết thúc loạt bài “Dịch tả lợn Châu Phi: Dân thiệt đơn, Nhà nước thiệt kép!”, trong chương trình hôm nay, Nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung mời quý vị và các bạn nghe bài cuối với những "Bất cập trong chính sách hỗ trợ".

Loạt bài: Dịch tả lợn Châu Phi: Dân thiệt đơn, Nhà nước thiệt kép. Bài 2 với nhan đề: Chôn lợn sống, chạy chính sách hỗ trợ (16/7/2019)

Trong chương trình phát sóng ngày 15/7/2019, nhóm Phóng viên Đài TNVN tại miền Trung đã phản ánh, ngay từ những ngày đầu xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cấp, các ngành vào cuộc ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Cán bộ thú y và chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu tại các lò mổ và chợ truyền thống, nếu phát hiện sản phẩm có biểu hiện bệnh thì đề nghị tiêu hủy và dừng bán. Đồng thời, Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán cho các hộ dân có lợn bị tiêu hủy. Thế nhưng, không ít địa phương khoán trắng công tác này cho lực lượng thú y, trong khi đội ngũ thú y cơ sở năng lực chuyên môn có hạn, không mặn mà với công tác chống dịch.

Loạt bài: Dịch tả lợn Châu Phi: Người dân thiệt đơn, Nhà nước thiệt kép. Bài 1: "Đi qua vùng dịch" (15/7/2019)

Tính đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã phủ 62 trong tổng số 63 tỉnh thành, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước ta. Cả nước hiện có hơn 2,4 triệu hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Người chăn nuôi đối mặt với muôn vàn khó khăn trong việc duy trì đàn lợn, cũng như tái đàn. Trong khi đó, Nhà nước phải chi ra một khoản tiền lớn để chống dịch, hỗ trợ người dân bị thiệt hại. Từ thực tế tại các tỉnh miền Trung, nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú khu vực miền Trung thực hiện loạt phóng sự: Dịch tả lợn châu Phi: Dân thiệt đơn, Nhà nước thiệt kép!.

Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Phương án nào để tránh lãng phí và thất bại? (12/7/2019)

Dư luận những ngày qua dậy sóng sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra con số 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h. Một con số quá cách biệt, tới 32 tỷ USD so với 58,7 tỷ USD cho tốc độ 350 km/h của Bộ Giao thông Vận tải. Đã có nhiều ý kiến chuyên gia phân tích về phương án của hai Bộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều dự án giao thông đang bị đội vốn, đất nước càng thêm nặng gánh nợ nước ngoài, thì làm đường sắt tốc độ cao lúc này cần xem xét và tính toán thế nào để tránh lãng phí. Nếu không, không chỉ lợi ích quốc gia mất đi mà quan trọng hơn là làm giảm lòng tin của nhân dân.

Hãy để sông Tô Lịch hồi sinh (11/7/2019)

“Sông Tô nước chảy quanh co/ Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya” hay “Nước sông Tô vừa trong vừa mát/ Em nghé thuyền đỗ sát thuyền anh” - Sông Tô Lịch đã đi vào ca dao xưa như bản thân sự tồn tại của nó trong tiềm thức của người Hà Nội. Nhưng đã có lúc, dòng sông trở thành nỗi ám ảnh của người dân về mức độ ô nhiễm. Trong phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa diễn ra, đã có đề xuất cống hóa sông Tô Lịch nhằm “giảm thiểu việc xả thải, góp phần tăng thêm không gian công cộng, cây xanh và hạ tầng giao thông”. Đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải những ý kiến trái chiều của dư luận bởi tư duy “bê tông hóa” trong bối cảnh Hà Nội đang quá tải về hạ tầng mà đang thiếu đi những sông hồ điều tiết hay là công viên cây xanh. Từ đề xuất này đặt ra vấn đề Hà Nội có nên cống hóa các dòng sông hay không? Bài toán quy hoạch xử lý nước thải và khắc phục ô nhiễm ở Hà Nội phải được giải quyết như thế nào?

Vì sao cháy rừng liên tục bùng phát? (10/7/2019)

Những ngày nắng nóng cao điểm này, đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng ở các tỉnh miền Trung. Đáng chú ý tại Hà Tĩnh, nhiều đám cháy vừa dập tắt xong lại bùng phát. Mới đây nhất là đám cháy ở khu vực rừng núi Nầm, xã Sơn Châu và Sơn Thủy, huyện Hương Sơn. Đến rạng sáng nay đám cháy mới khống chế được. Vì sao các đám cháy rừng liên tục bùng phát? Quy trình phòng chống cháy rừng hiện nay đã chặt chẽ hay chưa? Nếu chưa thì còn những tồn tại nào cần khắc phục? Trong tình hình thời tiết cực đoan ngày càng nhiều hơn như hiện nay thì công tác phòng chống cháy rừng cần được đổi mới ra sao?

Loạt bài "Ngăn họa phân lô, bán nền không phép". Bài 2: "Cần biện pháp mạnh dẹp nạn phân lô bán nền trái phép". (9/7/2019)

Tình trạng các dự án phân lô, bán nền không phép nhan nhản xảy ra ở nhiều quận, huyện vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Vậy cách nào mà các dự án phân lô, bán nền trái phép diễn ra nhiều đến vậy? Các cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc như thế nào?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: