logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chào năm mới 2020: Việt Nam “bứt phá” hội nhập, cùng thế giới “gắn kết và chủ động thích ứng” (1/1/2020)

Khách mời: Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Đại sứ Phạm Quang Vinh - Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Giải pháp nào giải quyết ùn tắc giao thông tại cửa ngõ miền Tây? (30/12/2019)

Tại Hội nghị An toàn giao thông quốc gia 2019 cuối tuần qua, Bộ Giao thông vận tải cho biết, để thực hiện “Năm an toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”, Bộ và Sở giao thông vận tải các tỉnh thành đã siết chặt việc quản lý an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải, nâng cao kết cấu hạ tầng, xử lý điểm đen an toàn giao thông. Tuy nhiên, càng gần cuối năm, càng gần mỗi dịp lễ tết, nỗi lo về ùn tắc giao thông vẫn ám ảnh người dân. Đơn cử tại cửa ngõ miền Tây, nơi có các tuyến đường bộ như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 60 và đường cao tốc Trung Lương - thành phố Hồ Chí Minh (thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang) thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán đã cận kề, nếu không có những giải pháp kịp thời, đồng bộ thì vấn đề “kẹt xe” tại khu vực cửa ngõ miền Tây sẽ tiếp tục tái diễn.

Loạt bài “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” - Phần 3: "Xã hội hóa lưới truyền tải điện: Những nút thắt cơ bản cần tháo gỡ" (26/12/2019)

Trong 2 phần đầu của loạt bài “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” được phát sóng trong các chương trình Thời sự Đồng hành trước chúng tôi đã đề cập việc “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”, khả năng thiếu hụt nguồn điện lớn - lên tới hơn 7 tỷ kWh vào năm 2021 và thiếu hụt khoảng 12 tỷ kWh vào năm 2022 - khi nhiều dự án phát triển nguồn điện trong Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh vẫn đang chậm tiến độ và được dự báo tiếp tục chậm, thậm chí khó có thể hoàn thành theo mục tiêu đề ra. Trong khi nguồn điện nhập khẩu không được nhiều, và muốn tăng nhập khẩu cũng cần phải có lưới để truyền tải, nghĩa là phải đầu tư lưới điện liên kết với các quốc gia lân cận thì mới có thể nhập khẩu được. Trong bối cảnh đó, hàng loạt dự án phát triển nguồn điện mặt trời ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong tháng 6/2019 để kịp hưởng chính sách giá mua ưu đãi của Nhà nước là 9,35 cent/kWh. Thế nhưng, hệ thống lưới truyền tải điện ở đây lại không được thiết kế song hành, bổ sung kịp thời để đáp ứng sự gia tăng của nguồn - đã dẫn đến tình trạng quá tải, có điện từ nơi cung mà không đến được với nơi cần. Câu chuyện về một doanh nghiệp tư nhân khẳng định có đủ năng lực để xây đường dây truyền tải điện siêu cao áp 500kV - với công suất truyền tải lên tới 2.000MW và sẵn sàng “tặng” cho Nhà nước - đã được báo chí thông tin thời gian gần đây, như mở đầu cho những gợi ý, đề xuất “xã hội hóa” lưới truyền tải điện ở Việt Nam. Đây cũng là nội dung được phóng viên Nguyên Long đề cập trong phần 3 của loạt bài “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” với tựa đề: “Xã hội hóa” lưới truyền tải điện: Những nút thắt cơ bản cần tháo gỡ”.

Loạt bài: "Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?" Phần 2: "Nhập khẩu điện: dễ hay khó?" (25/12/2019)

Để đảm bảo đủ điện gắn với vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, năm 2019 đã phải huy động hơn 1,7 tỷ kWh điện chạy dầu và nhập khẩu khoảng 3,1 tỷ kWh điện. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu so với các nguồn điện dầu và điện khí có giá thành cao (từ gần 3.000 tới 6.000 đồng/kWh), tại sao không tăng cường nhập khẩu - khi giá điện nhập khẩu thấp hơn rất nhiều (dao động khoảng 2.000 đồng/kWh). Vậy khả năng nhập khẩu điện ra sao? Nhập khẩu điện dễ hay khó?

Loạt bài: "Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên"? Bài 3: "Cao ốc đô thị, không thể hạ tầng tiêu úng nông thôn (25/12/2019)

Nguyên nhân của thực trạng nhiều đô thị bị nhấn chìm trong biển nước sau những trận mưa lớn kéo dài. Tồn tại, yếu kém đã rõ. Vấn đề cấp bách hiện nay là làm gì để các đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Phú Quốc, Đà Lạt, thành phố Vinh không còn tiếp diễn những trận lụt lịch sử thời gian qua?

Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Chúng ta đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2019, chứng kiến rất nhiều kết quả đạt được khá ấn tượng, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt trên 6,8% - thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và trên thế giới. Có được điều đó, phải kể đến nỗ lực trong việc không ngừng đầu tư, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu, trong đó có điện. Về cơ bản, điện đã được đảm bảo cho phát triển kinh tế và đời sống, với mức tăng trưởng điện đạt 8,93% so với năm 2018. Thế nhưng, nhìn lại năm 2019, có thể nói, “điện” vẫn là từ “nóng” nhất, được gọi tên nhiều nhất - từ nghị trường Quốc hội cho đến mỗi người dân. Khí hậu bất thường, nắng mưa, khô hạn - nhà nhà bàn về điện. Cao điểm mùa khô, cháy rừng ở miền Trung nhưng người người canh cánh nỗi lo mất điện miền Bắc. Năm 2019 có lẽ cũng là năm cho kết quả ghi nhận sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực điện năng. Bằng chứng là trong suốt quá trình phát triển 65 năm, ngành điện mới có 147 nhà máy - tính công suất nguồn từ 30 MW trở lên được hòa lưới, đi vào vận hành. Nhưng chỉ trong 3 tháng (4,5,6) của năm 2019, đã có gần 90 nhà máy điện mới được đóng điện an toàn, hòa vào hệ thống điện quốc gia (cho dù công suất và tính năng của mỗi nguồn điện có khác nhau). Đây thực sự là một kỷ lục trong lịch sử của ngành Điện Việt Nam. Cũng có lẽ, chưa bao giờ đằng sau một chữ “điện” thôi nhưng lại xuất hiện nhiều những cụm từ đáng phải quan tâm đến thế. Từ những cảnh báo về “nguy cơ” thiếu điện do “vỡ” Quy hoạch đến đề xuất tăng “nhập khẩu” điện; Từ sự “tắc nghẽn cục bộ” của đường dây tải điện ở một vài địa phương đến đề xuất “xã hội hóa” hệ thống truyền tải điện… Đề xuất ấy, mong muốn thôi thúc ấy - có lẽ là bởi những cảnh báo về việc “thiếu điện” không còn là nguy cơ nữa, mà nó có thể bắt đầu ngay trong năm tới đây - năm mà chúng ta tăng tốc phát triển để hoàn thành, về đích các mục tiêu của giai đoạn 5 năm (2016-2020) và 10 năm (2011-2020); Và thiếu điện sẽ ngày càng trầm trọng hơn từ năm 2021 - khi bước vào giai đoạn phát triển mới (2021-2030). Cụ thể thì “điện” sẽ thế nào trong năm 2020? Nhập khẩu điện dễ hay khó? Xã hội hóa lưới điện ra sao? Và điều quan trọng là làm gì để có điện? Tiếp theo loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” phát sóng mới đây, từ hôm nay (24/12) Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục phát sóng loạt bài phân tích “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” của phóng viên Nguyên Long. Bài đầu tiên có tựa đề “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”.

Đô thị ngập lụt: Trách doanh nghiệp một - Trách cơ quan quản lý mười! - Phần 2 (24/12/2019)

Trong phần đầu của loạt phóng sự “Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên?” phát sóng ngày hôm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề cập thực trạng chưa có tiền lệ - thành phố Thái Nguyên, Đà Lạt, đảo ngọc Phú Quốc… ngập lụt nặng nề sau những trận mưa lớn. Các chuyên gia khí tượng thủy văn, kiến trúc xây dựng cho rằng, ngoài tác động của biến đổi khí hậu - gia tăng các loại hình thiên tai theo hướng cực đoan còn có nguyên nhân từ quy hoạch, quản lý với thực trạng bê tông hóa đô thị quá mức. Nội dung này sẽ được làm rõ trong phần 2 của loạt phóng sự, với tựa đề “Trách doanh nghiệp một, trách cơ quan quản lý nhà nước mười”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: