logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Loạt bài: "Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?" Phần 2: "Nhập khẩu điện: dễ hay khó?" (25/12/2019)

Để đảm bảo đủ điện gắn với vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, năm 2019 đã phải huy động hơn 1,7 tỷ kWh điện chạy dầu và nhập khẩu khoảng 3,1 tỷ kWh điện. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu so với các nguồn điện dầu và điện khí có giá thành cao (từ gần 3.000 tới 6.000 đồng/kWh), tại sao không tăng cường nhập khẩu - khi giá điện nhập khẩu thấp hơn rất nhiều (dao động khoảng 2.000 đồng/kWh). Vậy khả năng nhập khẩu điện ra sao? Nhập khẩu điện dễ hay khó?

Loạt bài: Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam? - Bài 1: “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020” (24/12/2019)

Chúng ta đang bước vào những ngày cuối cùng của năm 2019, chứng kiến rất nhiều kết quả đạt được khá ấn tượng, trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt trên 6,8% - thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và trên thế giới. Có được điều đó, phải kể đến nỗ lực trong việc không ngừng đầu tư, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu, trong đó có điện. Về cơ bản, điện đã được đảm bảo cho phát triển kinh tế và đời sống, với mức tăng trưởng điện đạt 8,93% so với năm 2018. Thế nhưng, nhìn lại năm 2019, có thể nói, “điện” vẫn là từ “nóng” nhất, được gọi tên nhiều nhất - từ nghị trường Quốc hội cho đến mỗi người dân. Khí hậu bất thường, nắng mưa, khô hạn - nhà nhà bàn về điện. Cao điểm mùa khô, cháy rừng ở miền Trung nhưng người người canh cánh nỗi lo mất điện miền Bắc. Năm 2019 có lẽ cũng là năm cho kết quả ghi nhận sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực điện năng. Bằng chứng là trong suốt quá trình phát triển 65 năm, ngành điện mới có 147 nhà máy - tính công suất nguồn từ 30 MW trở lên được hòa lưới, đi vào vận hành. Nhưng chỉ trong 3 tháng (4,5,6) của năm 2019, đã có gần 90 nhà máy điện mới được đóng điện an toàn, hòa vào hệ thống điện quốc gia (cho dù công suất và tính năng của mỗi nguồn điện có khác nhau). Đây thực sự là một kỷ lục trong lịch sử của ngành Điện Việt Nam. Cũng có lẽ, chưa bao giờ đằng sau một chữ “điện” thôi nhưng lại xuất hiện nhiều những cụm từ đáng phải quan tâm đến thế. Từ những cảnh báo về “nguy cơ” thiếu điện do “vỡ” Quy hoạch đến đề xuất tăng “nhập khẩu” điện; Từ sự “tắc nghẽn cục bộ” của đường dây tải điện ở một vài địa phương đến đề xuất “xã hội hóa” hệ thống truyền tải điện… Đề xuất ấy, mong muốn thôi thúc ấy - có lẽ là bởi những cảnh báo về việc “thiếu điện” không còn là nguy cơ nữa, mà nó có thể bắt đầu ngay trong năm tới đây - năm mà chúng ta tăng tốc phát triển để hoàn thành, về đích các mục tiêu của giai đoạn 5 năm (2016-2020) và 10 năm (2011-2020); Và thiếu điện sẽ ngày càng trầm trọng hơn từ năm 2021 - khi bước vào giai đoạn phát triển mới (2021-2030). Cụ thể thì “điện” sẽ thế nào trong năm 2020? Nhập khẩu điện dễ hay khó? Xã hội hóa lưới điện ra sao? Và điều quan trọng là làm gì để có điện? Tiếp theo loạt bài “Làm gì để Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia không bị phá vỡ?” phát sóng mới đây, từ hôm nay (24/12) Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục phát sóng loạt bài phân tích “Lời giải nào cho bài toán thiếu điện ở Việt Nam?” của phóng viên Nguyên Long. Bài đầu tiên có tựa đề “Căng thẳng nguồn cung điện… 2020”.

Đô thị ngập lụt: Trách doanh nghiệp một - Trách cơ quan quản lý mười! - Phần 2 (24/12/2019)

Trong phần đầu của loạt phóng sự “Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên?” phát sóng ngày hôm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề cập thực trạng chưa có tiền lệ - thành phố Thái Nguyên, Đà Lạt, đảo ngọc Phú Quốc… ngập lụt nặng nề sau những trận mưa lớn. Các chuyên gia khí tượng thủy văn, kiến trúc xây dựng cho rằng, ngoài tác động của biến đổi khí hậu - gia tăng các loại hình thiên tai theo hướng cực đoan còn có nguyên nhân từ quy hoạch, quản lý với thực trạng bê tông hóa đô thị quá mức. Nội dung này sẽ được làm rõ trong phần 2 của loạt phóng sự, với tựa đề “Trách doanh nghiệp một, trách cơ quan quản lý nhà nước mười”.

Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng (22/12/2019)

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, thời gian qua, tại Việt Nam đã có nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân bị tấn công mạng khi tham gia các dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử hay mạng xã hội…Theo các chuyên gia về an ninh mạng, để phòng ngừa và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần ưu tiên nguồn lực xứng đáng để đào tạo lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ. Phóng viên Văn Hải và Phương Thoa có bài đề cập.

Bài 1 của Loạt bài: “Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên?” (23/12/2019)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mới đầu mùa khô nhưng hạn mặn đã tấn công nhiều tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, báo hiệu một mùa hạn mặn gay gắt trên diện rộng, thậm chí gay gắt hơn năm mặn lịch sử 2015 - 2016. Năm 2019 sắp kết thúc và chúng ta đã chứng kiến một năm với nhiều biến động của thiên tai. Tình trạng hạn hán, bão lụt gây thiệt hại nặng nề cho người dân ở nhiều địa phương. Và trong năm 2019, chúng ta đã từng chứng kiến - nhiều đô thị từ Bắc tới Nam bị ngập sâu trong nước sau những trận mưa lớn. Nếu như trước đây vấn đề ngập lụt đô thị thường xảy ra ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì nay đang trở thành mối nguy của hầu hết các đô thị trên cả nước... Thiên tai là điều không tránh khỏi, nhưng câu hỏi được đặt ra là, vì sao những trận lụt lại ập xuống các đô thị như Phú Quốc (bốn bề là biển), Đà Lạt (cao hơn 1500m so với mực nước biển), Thái Nguyên (thành phố trung du phía Bắc)? Và đâu là lời giải cho thực trạng này? Đây chính là nội dung được phóng viên Huy Nam đề cập trong loạt phóng sự: “Đô thị ngập lụt: Ồ ạt dự án, hạ tầng thoát nước bỏ quên?”. Bài 1 của loạt phóng sự có nhan đề: “Nhiều đô thị bị nhấn chìm trong biển nước”.

CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 30 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN. Phần 3: Mỗi người dân - Một cột mốc chủ quyền (22/12/2019)

Khách mời: Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn – Tổng cục Chính trị và Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng.

CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 30 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN. Phần 2: Thế trận lòng dân - Cội nguồn của sức mạnh (22/12/2019)

Khách mời: Trung tướng, PGS,TS Nguyễn Đức Hải, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng và Đại tá Nguyễn Thế Hải – Chỉ huy trưởng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc.

CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 30 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN. Phần 1: Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh (22/12/2019)

- Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới của đất nước.
- Ban Thời sự VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện Chương trình phát thanh đặc biệt kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
- Bài bình luận: Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh.
- Du lịch Thừa Thiên Huế đang loay hoay khai thác quy mô nhỏ lẻ.
- Đồng Nai: người dân chăn nuôi cần lưu ý khi tái đàn.
- Cuba bầu thủ tướng mới.
- EU tiếp tục đàm phán thương mại với Anh.

Loạt bài: “Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước” - Phần cuối: “Đồng thuận để phát triển bền vững” (20/12/2019)

Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động đến an ninh nguồn nước, tác động mạnh đến nền kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong các bài viết trước, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề cập việc bên cạnh các giải pháp công trình, thì giải pháp “phi công trình” cần được tiến hành đồng thời để người dân chủ động sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn và những biểu hiện bất thường khác của thiên nhiên, như đã từng “sống chung với lũ” ở vùng đất giàu tiềm năng này. Còn một yếu tố nữa tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long là nguồn nước sông Mê Kông. Lưu vực sông Mê Kông (không kể Trung Quốc và Myanmar) có khoảng 65 triệu người, trong đó 85% dân số phụ thuộc vào nguồn nước Mê Kông. Vì thế, cùng khai thác dòng Mê Kông phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia ven sông, trong đó có Việt Nam cần đạt được sự đồng thuận lâu dài và thực chất, với tinh thần “vì sự phát triển bền vững”. Đây cũng là nội dung phần cuối của loạt bài “Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước” của nhóm phóng viên Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

75 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, vững bước dưới lá cờ vinh quang của Đảng (19/12/2019)

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bài 3: "Chủ động để không phụ thuộc" - trong loạt bài: "Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước ở ĐBSCL".

Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động đến an ninh nguồn nước, tác động mạnh đến nền kinh tế của vùng. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp công trình, thì giải pháp “phi công trình” cần được tiến hành đồng thời để người dân chủ động sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn và những biểu hiện bất thường khác của thiên nhiên, như đã từng “sống chung với lũ” ở vùng đất giàu tiềm năng này.

Mô hình Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh ở Thừa Thiên - Huế (17/12/2019)

Sau gần 1 năm thử nghiệm triển khai mô hình Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh - nơi được ví như “trái tim” của một thành phố thông minh, Thừa Thiên Huế đã có những bước chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả cho cả người dân và chính quyền. Nổi bật là việc giám sát các lĩnh vực liên quan đến đời sống dân sinh và môi trường xã hội, ứng dụng HueS của Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang góp phần điều chỉnh hành vi của người dân và phương thức làm việc cơ quan nhà nước, hướng đến xây dựng một địa phương an toàn, thân thiện. Mô hình Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh triển khai ở Thừa Thiên - Huế đã cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng những công nghệ hiện đại 4.0 để giải quyết những vấn đề rất cụ thể trong vận hành đô thị thông minh.

Loạt bài “Ứng phó với thách thức an ninh nguồn nước ở ĐBSCL” – Bài 2 nhan đề “Sống chung với những bất thường” (17/12/2019)

Tình trạng thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm trữ lượng nước ngầm đã hiện hữu và đặt ra thách thức không nhỏ đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề đặt ra là: Chủ động tìm cách ‘sống chung” để điều hòa mối quan hệ giữa phát triển bền vững với môi trường như thế nào? Thực tế, việc “Sống chung với lũ” đã trở nên quen thuộc ở ĐBSCL hàng chục năm qua, nhưng trước sự bất thường của lũ như lũ thấp, lũ muộn, thậm chí đến một ngày nào đó không còn lũ và hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, thì chính quyền và người dân nơi đây lại phải tiếp tục thích nghi.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: