logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Có nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch COVID- 19 (30/7/2020)

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có dấu hiệu lan rộng trong cộng đồng, thông tin được nhiều người quan tâm nhất lúc này là Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn khẳng định: kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vẫn diễn ra trong 2 ngày là 9-10 tháng 8 tới. Câu hỏi được dư luận đặt ra là: Phương án chia các đối tượng thí sinh theo 4 nhóm F0, F1, F2 và không nghi nhiễm COVID-19 có khả thi hay không? Liệu Bộ Giáo dục và đào tạo cùng các địa phương có chắc chắn đảm bảo an toàn cho hàng triệu thí sinh, phụ huynh, giám thị và các giáo viên chấm thi? Vì sao Bộ chưa tính đến giải pháp hoãn hay hủy thi tốt nghiệp để các trường đại học chủ động lựa chọn hình thức xét tuyển phù hợp? Cùng bàn luận về nội dung này, Biên tập viên Hải Quân trao đổi cùng Tiến sỹ Lê Thống Nhất, người sáng lập và điều hành trường học trực tuyến Bigschool, cũng là một nhà giáo dục với hơn 40 năm kinh nghiệm

Nhiều ý kiến tranh luận việc Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định các trường tư thục có thể tựu trường sớm hơn 4 tuần so với trường công lập trong năm học tới (13/7/2020)

Trong khi nhiều người háo hức trước thông tin từ hè này, học sinh sẽ được nghỉ trọn 3 tháng hè, thì Chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng các trường ngoài công lập ở Hà Nội đã có đơn gửi lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị được tựu trường sớm hơn. Lý do các trường đưa ra là không đủ thời gian để thực hiện các hoạt động giáo dục và thiếu nguồn thu để chi trả lương cho giáo viên, nếu nghỉ hè cả 3 tháng. Trước đơn kiến nghị khẩn cấp của các trường tư thục, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định, năm học tới các trường này vẫn có thể tựu trường sớm hơn 4 tuần so với trường công lập cùng cấp. Tuy nhiên, quyết định này tiếp tục nhận những ý kiến tranh luận đa chiều. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện này, Mục sự kiện và bàn luận ngay sau đây, BTV Minh Châu có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nở rộ phong trào xây tượng đài, cổng chào và những hệ lụy (7/7/2020)

Câu chuyện huyện nghèo Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, bỏ ra gần 50 tỷ đồng xây dựng công trình tượng đài Khởi Nghĩa Vĩnh Thạnh đến nay mịt mù ngày về đích vì thiếu vốn, đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trước đó, hàng loạt địa phương khác xây dựng tượng đài, cổng chào với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Thế nhưng những mục tiêu tốt đẹp đó chưa thấy đâu, chỉ thấy nhiều công trình dở dang, phủ bụi, phơi nắng, phơi mưa, nợ công địa phương thêm chồng chất, đời sống người dân thêm khó khăn.
Đáng nói hơn, là những “dự án” dạng này có khuynh hướng nảy nở ở nhiều nơi, bất chấp chủ trương thực hành tiết kiệm mà Chính phủ đang kêu gọi. Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với tiến sỹ Lê Như Tiến, Đại biểu Quốc hội khóa 13:

Thời điểm nào thích hợp mở cửa đón khách quốc tế, phục hồi thị trường du lịch và hàng không? (30/6/2020)

Cục Hàng không vừa có đề xuất khôi phục dần các chuyến bay thương mại quốc tế từ cuối tháng 7 theo mô hình di chuyển nội khối giữa các nước an toàn sau dịch Covid-19. Đường bay quốc tế cũng có thể mở đến các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có ca lây nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng trong 30 ngày liên tục. Mở cửa đón khách quốc tế là việc tất yếu phải thực hiện để phục hồi thị trường du lịch và hàng không, nhưng vấn đề là thời điểm nào được cho là hợp lý? Nhiều ý kiến cho rằng nếu Việt Nam mở cửa muộn thì sẽ đánh mất cơ hội, tuy nhiên nếu mở cửa mà không kiểm soát tốt thì sẽ có nguy cơ đối mặt với dịch bệnh tái phát. Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, biên tập viên Minh Châu có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong.

Người dân bất an với giá điện (23/6/2020)

Những ngày này các tỉnh miền Bắc, miền Trung đang trải qua đợt nắng nóng cao điểm. Nhưng có một vấn đề còn nóng hơn, được người dân đặc biệt quan tâm là giá điện tăng bất thường thời gian qua. Những ai nhận hóa đơn tiền điện trong tháng 5 không khỏi sốc khi hóa đơn tăng gấp 2, 3 lần so với các tháng trước đó. Cá biệt có những hộ chỉ từ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, bỗng nhiên tháng vừa qua hóa đơn lên tới cả gần trăm triệu đồng! Lý do được ngành điện đưa ra là có sai sót, soi chỉ số công tơ và nhập số liệu nhầm. Thêm một lần nữa câu hỏi về sự minh bạch, công bằng và công khai trong cách tính giá điện lại được đặt ra. Mục sự kiện và bàn luận, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, chuyên gia kinh tế.

Việt Nam có nên mở cửa trở lại nền kinh tế vào thời điểm này? (16/6/2020)

Việt Nam có nên công bố hết dịch hay không? Có lộ trình mở cửa với những đối tác kinh tế quan trọng như thế nào là nội dung được các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi tại Nghị trường Quốc hội và nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước. Nước ta đã qua 61 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng thế giới nhiều nước đang ghi nhận làn sóng Covid-19 lần thứ 2. Hiện có hai luồng ý kiến. Một là mở cửa từng bước với các nước kiểm soát được dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng vẫn phải trên tinh thần kiểm soát dịch tốt. Và ý kiến thứ 2 là vẫn cần nên đóng cửa biên giới, cảnh giác cao độ khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ 2. Để có thêm góc nhìn về nội dung này, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Minh Phong cùng ý kiến của các Đại biểu Quốc hội.

Việc dùng nước mương ô nhiễm sản xuất "nước tinh khiết" bị phát hiện tại Hải Phòng: Trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở đâu? (9/6/2020)

Sau vụ việc dùng nước mương ô nhiễm để sản xuất "nước tinh khiết" vừa bị phát hiện tại Hải Phòng, nhiều câu hỏi được đặt ra: đã có bao nhiêu người không may uống phải thứ nước độc hại này? Còn bao nhiêu cơ sở đóng chai quảng cáo là nước tinh khiết nhưng thực chất là siêu bẩn chưa được phát hiện và xử lý? Trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở đâu khi để tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm? Bàn luận vấn đề này, BTV Hải Quân phỏng vấn ông Đỗ Mạnh Hùng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Liên tiếp các cán bộ, đảng viên ở một số địa phương bị bắt về hành vi đánh bạc (3/6/2020)

Liên tiếp các cán bộ, đảng viên ở một số địa phương bị bắt về hành vi đánh bạc. Nghiêm trọng hơn, cán bộ, đảng viên còn đánh bạc ngay tại trụ sở cơ quan công vụ. Câu hỏi đặt ra là có phải việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đang bị một bộ phận cán bộ, đảng viên xem nhẹ? Công tác giám sát của cấp ủy đảng đã chặt chẽ hay chưa khi những vụ việc như vậy liên tiếp xảy ra? Mục sự kiện và Bàn luận hôm nay bàn luận nội dung này với sự tham gia của ông Lê Như Tiến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13.

Thu phí tự động không dừng quá chậm trễ: Chỉ kiểm điểm, phê bình có thỏa đáng? (2/6/2020)

Việc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa tự nhận "nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm" về việc không đảm bảo tiến độ triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao một đề án quan trọng của ngành giao thông lại chậm trễ kéo dài như vậy? Liệu trách nhiệm chỉ thuộc về người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải đương nhiệm, hay còn liên đới tới những Bộ trưởng tiền nhiệm? Bộ trưởng nhận trách nhiệm rồi, nhưng “số phận” của đề án thu phí tự động không dừng sẽ phải giải quyết thế nào? Cần giải pháp đột phá ra sao để tháo gỡ vướng mắc, sớm hiện thực hóa toàn bộ hệ thống thu phí không dừng? Bàn luận về câu chuyện này, BTV Hải Quân trao đổi với Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và Phát triển.

Muôn kiểu tín dụng đen thời công nghệ cao và hệ lụy (1/6/2020)

Trong khi tín dụng đen theo hình thức cho vay trực tiếp đang càn quét nhiều vùng quê chưa được kiểm soát hiệu quả, thì thời gian gần đây, với sự phát triển của công nghệ đã nở rộ loại hình tín dụng đen mới - cho vay trực tuyến, qua mạng internet. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, người có nhu cầu vay tiền có thể tải app ứng dụng về và được giải ngân trong vòng vài phút mà không phải cầm cố tài sản nào. Và khi đã vay được tiền thì cũng chính là lúc con nợ sập bẫy với lãi suất lên tới cả nghìn % một năm và gánh chịu nhiều hậu quả khác nữa. Mục sự kiện và bàn luận ngay sau đây BTV Thanh Trường trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh sẽ bàn nội dung này.

Mua bảo hiểm không phải chỉ để đối phó với cảnh sát giao thông (21/5/2020)

Ủng hộ việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, song người dân mong muốn được các công ty bảo hiểm tư vấn thông tin đầy đủ và đảm bảo quyền lợi chính đáng, chứ không phải mua bảo hiểm chỉ để đối phó với cảnh sát giao thông. Bàn về vấn đề này, BTV Hải Quân trao đổi với ông Trần Nguyên Đán, Viện trưởng Học viện Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính (IFRM).

Việt Nam sẽ đón cơ hội làn sóng đầu tư dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hậu COVID-19 như thế nào? (12/5/2020)

Việt Nam đang có nhiều cơ hội đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hậu COVID-19. Đây là ý kiến đánh giá được nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý đưa ra khi nước ta đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm sao để tận dụng được cơ hội này để chuyển hóa thành hiện thực? Những nút thắt nào cần phải tháo gỡ ngay? bài học nào từ việc bỏ lỡ dòng vốn FDI chất lượng cao trong những năm trước cần được rút ra? Đây là nội dung mục sự kiện và bàn luận ngay sau đây với vị khách mời là tiến sỹ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế.

Những nghi vấn về trục lợi từ việc mua máy xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại một số địa phương (28/4/2020)

Những lùm xùm xung quanh vụ mua sắm thiết bị xét nghiệm trong phòng và điều trị Covid-19 xảy ra tại một số địa phương đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Thủ tướng Chính phủ vừa đề nghị Bộ Y tế, UBND các tỉnh khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra vấn đề này, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện này, Biên tập viên Hải Quân trao đổi cùng Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Giám sát chặt các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phòng chống dịch (14/4/2020)

Nếu không ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh tốt tại những nơi tập trung lên tới hàng nghìn lao động, thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại đây là rất lớn. Doanh nghiệp, người lao động và cả cơ quan chức năng cần rút ra những bài học gì sau những vụ việc vừa nêu? BTV Thanh Trường trao đổi với bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nội dung này:

Tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế của Việt Nam nhằm đánh bại đại dịch Covid-19 (9/4/2020)

Đoàn kết chống dịch COVID-19 – Đây là thông điệp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới Hội nghị trực tuyến các bộ trưởng y tế khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới vào ngày 8/4 vừa qua. Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với nhiều quốc gia trên thế giới sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch. Biên tập viên Thu Hà trao đổi cùng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh về tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế của nước ta, nhằm đánh bại đại dịch Covid-19.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: