logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện liên kết vùng Đông Nam Bộ (25/10/2022)

Nghị quyết 24 của Bộ chính trị khóa 13 xác định mục tiêu đến năm 2030, vùng Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước và trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là một cực tăng trưởng của vùng Đông Nam bộ và cả nước. TP.HCM có tổng số dân đông nhất cả nước, nên tiêu thụ lượng hàng hóa thực phẩm thiết yếu rất lớn. Trong khi đó, TP.HCM không phải là nơi tập trung sản xuất, nuôi trồng các mặt hàng này. Vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần phát huy vai trò ra sao trong việc thực hiện liên kết vùng để phát triển kinh tế, cung ứng hàng hóa và bình ổn thị trường.

Xây dựng 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long (26/9/2022)

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT xây dựng Đề án sản xuất bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao ở vùng ĐBSCL. Điều đáng nói, 1 triệu hecta lúa không có nghĩa là quy hoạch cố định về mặt địa điểm diện tích lúa được phân bổ cụ thể cho từng tỉnh mà là trên cơ sở xây dựng những tiêu chí cơ bản về vùng nguyên liệu lúa chuyên canh 1 triệu ha chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính. Trước mắt, 1 triệu hecta lúa chất lượng cao dự kiến sẽ tập trung ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, một phần của tỉnh Kiên Giang.

Bình Dương “xin cơ chế chứ không xin tiền” để đột phá và phát triển (22/4/2022)

Sau 25 năm tách ra từ tỉnh Sông Bé (cũ), Bình Dương đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, từ một tỉnh nông nghiệp có xuất phát điểm thấp trên nhiều mặt, đến nay trở thành một tỉnh công nghiệp năng động bậc nhất của Việt Nam. Song song “kỳ tích”, Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để phát triển trong giai đoạn mới.

Trung tu hay phá hoại di tích? (12/04/2022)

Đơn vị thi công trùng tu Di tích tháp Bánh Ít tỉnh Bình Định không có chuyên môn trong trùng tu; Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa ngược với chỉ đạo của Bộ chuyên môn là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch về trùng tu Di tích đền thờ Lê Văn Hưu. Hậu quả là hai di tích bị xâm hại nghiêm trọng. Nội dung có trong 10 phút sự kiện luận bàn:

Làm giàu từ trồng rừng (08/02/2022)

Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân". Câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi phát động Tết trồng cây lần đầu tiên năm 1959 và nay đã trở thành phong trào lan tỏa khắp các địa phương trong cả nước. Đáng chú ý, trồng rừng không chỉ với mục tiêu vĩ mô là phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường, giúp đất nước thêm xanh tươi, mà trồng rừng giờ đây giúp nhiều người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Làm giàu từ trồng rừng là chủ đề chúng tôi bàn luận trong Chương trình hôm nay.

Quản lý quy hoạch đô thị để phát triển kinh tế-xã hội

Luật Quy hoạch đã được Quốc hội khóa 14 thông qua tại Kỳ họp thứ 4 và các văn bản hướng dẫn về triển khai lập quy hoạch cho thời kỳ 2021-2030 đã được ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đô thị tại một địa phương đã xuất hiện nhiều bất cập. Tại cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành diễn ra mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Quy hoạch phải đi trước một bước, phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược, làm cơ sở cho triển khai kế hoạch, quy hoạch phải bám vào Luật Quy hoạch để huy động nguồn lực của cả nhà nước và tư nhân, xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể.

Cần làm gì để giải bài toán thất nghiệp, thiếu việc làm những tháng cuối năm?

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến thị trường lao động đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình lao động việc làm quý 3 trở nên tồi tệ, số người thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao chưa từng thấy. Trong đó, từ tháng 10 này, hàng loạt doanh nghiệp phía Nam bắt đầu hoạt động trở lại thì thiếu lao động do rất nhiều lao động đã trở về quê tránh dịch. Doanh nghiệp và người lao động đỏ mắt tìm nhau là thực tế đang diễn ra. Cần làm gì để cải thiện thị trường lao động những tháng cuối năm nay và những năm sau? Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này:

Làm sao ngăn chặn, xử lý các cá nhân lợi dụng quyền tự do, dân chủ, công khai đả kích, xúc phạm và thách thức người khác trên các trang MXH? (12/6/2021)

Cái tên Nguyễn Phương Hằng đang nổi lên thành một hiện tượng trên mạng xã hội với những màn livestream phát trực tuyến lập kỷ lục với cả triệu người xem cùng lúc trên nhiều nền tảng.
Với những màn đấu tố, vạch trần “thói hư tật xấu” của một số nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu, bà Phương Hằng được một bộ phận khán giả "tôn vinh" như đại diện của công lý, “người hùng” chống tiêu cực trên mặt trận văn hóa giải trí.
Sự thật có hoàn toàn đúng như vậy? Việc lợi dụng “phát trực tuyến” trên mạng xã hội công khai đả kích, xúc phạm, thách thức một số cá nhân khác có phải hành động hợp pháp hay không? Cần chế tài ra sao trước tình trạng dùng mạng xã hội phát tán các nội dung lệch chuẩn, gây mất trật tự xã hội đến như vậy?
Để có thêm góc nhìn về câu chuyện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, BTV Hải Quân trao đổi với nhà báo Nguyễn Đức Hiển, phó Tổng biên tập báo Pháp luật TPHCM.

Bắc Ninh chuyển từ trạng thái phòng ngự sang chủ động tấn công dịch, đảm bảo sản xuất an toàn trong các khu công nghiệp

Bắc Ninh đang là tâm điểm của đợt dịch covid 19 này khi toàn tỉnh ghi nhận 103 ca mắc và nghi mắc (tức là dương tính lần 1 với virus Sars CoV2, trong đó chủ yếu ở xã Mão Điền, huyện Thuận Thành và huyện đã thực hiện cách ly toàn huyện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là một trong những địa phương có nhiều khu công nghiệp và công nhân nhất cả nước với 10 khu công nghiệp tập trung, 330 nghìn công nhân lao động. Vậy công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch, và ngăn chặn dịch xâm nhập vào các khu công nghiệp được địa phương đang triển khai ra sao? BTV Thanh Trường phỏng vấn ông Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyến Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch covid 19 của tỉnh thông tin về nội dung này.

Cần chủ động chống biến chủng mới covid - 19 (29/12/2020)

Tuần qua và đầu tuần này, nhiều nước trên thế giới liên tiếp phát hiện những biến chủng mới của virus Sars Cov 2, với tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với chủng virus đã hoành hành cả năm nay khiến thế giới lao đao. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, mỗi ngày có khoảng 100 - 150 trường hợp nhập cảnh trái phép ở biên giới. Như vậy, nếu xét về nguy cơ, khả năng loại biến chủng này xuất hiện ở Việt Nam là rất lớn. Vụ việc ca 1440 nhập cảnh trái phép vào Vĩnh Long cùng ca 1451 nhập cảnh vào TPHCM đang khiến cả xã hội bất an, thì các vụ nhập cảnh trái phép vẫn tiếp tục bị phát hiện. Ngay trong tối qua, lực lượng chức năng Phú Yên lại phát hiện 18 người nhập cảnh trái phép vào địa bàn. Vậy kịch bản nào ứng phó với biến chủng mới, trong trường hợp xuất hiện các ca bệnh trong cộng đồng và làm thế nào quản lý chặt chẽ người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhằm ngăn bệnh từ xa?

Thời điểm tốt để Việt Nam định vị trong nền kinh tế toàn cầu (22/10/2020)

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, hầu hết các nước, trong đó có nhiều cường quốc kinh tế tăng trưởng âm, thì Việt Nam vươn lên như một điểm sáng với mức tăng trưởng 2,12%, quý 3 tăng mạnh hơn quý 2, đạt 2,62%. Điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ V thay vì chữ U, chữ L hay W như nhiều nền kinh tế khác. Nhiều tổ chức quốc tế và định chế tài chính nhận định, hiện đang là thời điểm tốt của Việt Nam để định vị trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy đâu là những yếu tố giúp nước ta vượt qua khó khăn của đại dịch và những cơ hội nào cần phải tận dụng để vươn lên trong bối cảnh mới này? BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế:

Bất cập về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1: Bộ Giáo dục và đào tạo cần thẳng thắn nhìn nhận (12/10/2020)

Những ý kiến trái chiều về nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo kiểm tra, có phương án xử lý phù hợp trước những phản ánh tiêu cực về sách giáo khoa lớp 1 mới. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo trong việc lựa chọn bộ sách Cánh diều cho chương trình giảng dạy. BTV Hải Quân ghi lại ý kiến của một số chuyên gia, nhà giáo dục về vấn đề này.

Chặn thổi giá thiết bị y tế bằng cách nào? (28/9/2020)

Câu chuyện nâng khống, loạn giá thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập và trách nhiệm của các bên trong liên doanh, liên kết đang “nóng” lên trong thời gian qua. Vụ việc nâng khống máy xét nghiệm covid-19 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội chưa hết nóng thì cơ quan công an lại tiếp tục phanh phui vụ nâng khống giá thiết bị chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, từ hơn 7 tỷ đồng được "thổi giá" lên tới gần 40 tỷ đồng. Lãnh đạo công ty bán thiết bị là công ty cổ phần công nghệ y tế BMS, thẩm định viên và cựu lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai lần lượt bị bắt tạm giam.
Câu hỏi đặt ra là liệu còn bao nhiêu vụ nâng khống thiết bị y tế chưa được phát hiện? Kẽ hở nào trong liên doanh liên kết ở bệnh viện khiến các đối tượng trục lợi trên thân xác người bệnh? Và giải pháp nào ngăn chặn được tình trạng nhức nhối này? BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh về nội dung này:

Gói kích thích kinh tế lần thứ 2: cần khẩn trương và trúng đối tượng (22/9/2020)

Làn sóng dịch Covid- 19 lần thứ 2 đang được kiểm soát tốt và phục hồi trở lại. Tuy nhiên, như một cơ thể yếu, gắng gượng dậy sau cú đánh bồi bởi làn sóng Covid- 19 lần thứ 2, rất nhiều doanh nghiệp cần trợ giúp khẩn cấp.
Trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương và yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ ngành liên quan lên phương án chi tiết để sớm triển khai. Vậy nhưng, kể từ ngày đề xuất này được đưa ra, tới nay đã hơn 1 tháng vẫn chưa thấy hình dáng của gói kinh tế này. Vì sao lại có sự chậm trễ như vậy và có cách gì đẩy nhanh tiến độ thực hiện? Những bài học nào cần rút ra từ gói hỗ trợ lần thứ nhất? Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là với Phó giáo sư tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại biểu Quốc hội khóa 14.

Giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ: họ đang ở đâu và làm gì? (17/9/2020)

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện trên cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó giáo sư, số lượng tiến sỹ, thạc sỹ thì lên tới cả trăm nghìn người. Số lượng giáo sư, phó giáo sư tiến sỹ đông đảo là vậy, nhưng số công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trên giới thì lại rất ít; những người nghiên cứu, giảng dạy trong số này cũng chiếm tỷ lệ thấp đáng kinh ngạc; đặc biệt số giáo sư, phó giáo sư còn nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1/4.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng một phần là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ chuyển sang làm công tác quản lý; hoặc những người được trao học hàm học vị này đều xuất phát từ những bộ quản lý nhà nước mà không phải là các nhà nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Xu hướng cán bộ quản lý Nhà nước học tiến sỹ, rồi lên phó giáo sư, giáo sư đang cho thấy vấn đề gì? Cùng trao đổi với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-07h55 Theo dòng TS
08h50-8h55 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: