Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ lớn lây lan dịch bệnh và đang ở trong giai đoạn cần tập trung cao độ để kiểm soát lây nhiễm, tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng. Dịch bệnh nguy cấp là vậy, các lực lượng tuyến đầu gồng mình chống dịch không phút ngơi nghỉ, bất kể ngày đêm như vậy thì đáng tiếc và đáng phẫn nộ khi còn xuất hiện những người chủ quan, vô ý thức, vô kỷ luật như: trốn cách ly, khai báo gian dối lịch sử dịch tễ; một số chính quyền cấp cơ sở thiếu quyết liệt trong việc ngăn chặn tụ tập đông người làm dịch diễn biến khó lường hơn. Cần kỷ luật thép trong phòng chống dịch hiện nay thay vì chỉ lên án, phê phán. GS – TS Nguyễn Anh Trí – Đại biểu Quốc hội, Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cùng bàn về vấn đề này.
Trong lúc chưa có phương tiện phát hiện sớm người nhiễm bệnh COVID 19 thì cách ly là phương pháp tốt nhất. Nếu chúng ta do dự trong việc này sẽ vấp phải sai lầm nghiêm trọng trong vấn đề bảo vệ sức khỏe của nhân dân”. Thực hiện chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng và chính quyền nhiều địa phương đã làm rất tốt công tác cách ly. Bên cạnh những cá nhân, gia đình tuân thủ nghiêm yêu cầu cách ly, vẫn còn không ít trường hợp xem thường, tự ý rời khỏi nơi lưu trú, đến các điểm công cộng đông người, tiềm ẩn nhiều rủi ro reo rắc dịch bệnh. Một số khác đã vào khu cách ly tập trung vẫn có những đòi hỏi, yêu cầu “đặc biệt” hoặc để người thân gửi đồ tiếp tế ồ ạt, khiến lực lượng cán bộ nhân viên vô cùng vất vả. Cùng bàn luận về câu chuyện “văn hóa cách ly”, ngay sau đây, BTV Hải Quân có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình - Phó Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam.
Cùng với cuộc chiến ngăn chặn dịch Covid-19, tiếp sức hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch cũng là nhiệm vụ được Chính phủ và bộ, ngành đặc biệt quan tâm trong thời điểm này. Trong diễn biến mới nhất, từ ngày 17/3, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm 1 loạt lãi suất điều hành từ 0,25% cho đến 1% để chia lửa với doanh nghiệp. Trước đó là quyết định cho phép doanh nghiệp giãn, chậm nộp thuế cũng như được Chính phủ thực hiện. Theo các chuyên gia kinh tế và nhà quản lý, nếu như bây giờ đang là thời điểm vàng để ngăn ngừa dịch Covid-19 giai đoạn 2, thì cũng là thời điểm vàng để trợ sức doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cùng bàn luận nội dung này.
Trong các nỗ lực quốc tế nhằm tìm ra các loại thuốc và vắc-xin hữu hiệu để phòng trị bệnh Covid-19, phải nhắc đến kết quả nghiên cứu có giá trị của các nhà khoa học Australia. Họ đã tạo ra bước đột phá khi tìm ra cách thức hệ miễn dịch của con người phản ứng với virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19. Biên tập viên Thu Hà trao đổi cùng phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Australia để hiểu rõ hơn về những phát hiện quan trọng về y khoa này.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục lan rộng và hoành hành tại Châu Âu, dư luận Anh những ngày qua đang dấy lên những tranh cãi về cách ứng phó có phần khác biệt của chính phủ nước này. Đó là khái niệm "miễn dịch cộng đồng" mà một cố vấn khoa học hàng đầu của Anh đưa ra. Vấp phải những chỉ trích gay gắt trong phản ứng mới nhất, Chính phủ Anh đã bác bỏ ý tưởng "miễn dịch cộng đồng". Thế nhưng việc vẫn chưa có ngay lập tức các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ như các nước Châu Âu để ngăn chặn dịch lây lan đang tiếp tục đặt ra những hoài nghi về việc nước Anh đang thực sự theo đuổi chính sách nào trong cuộc chiến chống dịch Covid-19?
Cùng với việc đối phó với dịch Covid-19, một vấn đề cấp bách hiện nay là giải quyết hệ lụy về kinh tế mà dịch bệnh này đang gây ra cho toàn cầu. Cục Dự trữ liên bang Mỹ vừa hạ lãi suất khẩn cấp lần thứ 2 trong tháng về mức gần bằng 0, sắc đỏ lan rộng thị trường chứng khoán, hàng loạt quốc gia trên thế giới, trong đó Australia mất gần 10%, giá dầu thô cũng tiếp tục đi xuống. Những diễn biến tài chính này ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nước ta?. Cơ quan quản lý cần có sự điều chỉnh chính sách vĩ mô ra sao để ổn định sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến rất phức tạp. Người dân và các nhà đầu tư nên lựa chọn hình thức nào để bảo toàn, phát triển nguồn vốn của mình? Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong sẽ cùng bàn luận về nội dung này.
Từ sáng mai, toàn dân sẽ thực hiện khai báo y tế. Có 3 kênh người dân có thể khai báo gồm.
Thứ nhất: Truy cập cổng khai báo điện tử: https://suckhoetoandan.vn/ hoặc khaibaoyte.vn để điền các thông tin.
Thứ hai: Qua app NCOVI, được ra mắt chính thức từ 16h chiều nay.
Thứ ba: Người nhập cảnh vào nước ta có thể quét mã QR qua điện thoại thông minh tại các sân bay để nhận đầy đủ các thông tin cần khai báo.
Các thông tin sẽ rất cơ bản, ngắn gọn về tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế, tình trạng sức khỏe; tình trạng tiếp xúc với người có nghi mắc hay mắc COVID 19; việc đi/về, nhập cảnh từ vùng có dịch... Căn cứ trên thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết, chú trọng những trường hợp có yếu tố nguy cơ cao. Để có thêm góc nhìn về sự kiện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận này, ngay sau đây, BTV Hải Quân có cuộc trao đổi với bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội - 1 trong 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014.
Việc xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được dỡ bỏ phong tỏa vì dịch COVID-19 được coi là dấu mốc quan trọng trong công cuộc phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này tại Việt Nam. Sự kiện này cũng chứng minh quyết định thực hiện khoanh vùng cách ly y tế toàn bộ xã Sơn Lôi là một quyết định rất đúng đắn, rất kịp thời và trách nhiệm. Vậy bài học nào rút ra từ một trong những quyết định chưa có tiền lệ này? Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Thiện Hải trong Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế được tăng cường đến Sơn Lôi sẽ cùng bàn về nội dung này.
Chỉ một công dân bất hợp tác đã gây họa cho cả một đất nước. Bài học từ Hàn Quốc cho thấy, trong thời dịch dã, mỗi công dân càng cần phải đề cao trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng. Nếu không, mọi nỗ lực không biết mệt mỏi của hàng nghìn y bác sỹ tuyến đầu, sự cố gắng của Chính phủ, quân đội, các bộ ngành địa phương đều có thể bị hủy hoại. Việt Nam đang kiểm soát khá tốt dịch bệnh. Nhưng như vậy không có nghĩa là mỗi người dân được phép yên tâm, lơ là, chủ quan, khi các ổ dịch mới ngoài Trung quốc bùng phát dữ dội theo từng ngày. Biên tập viên Thanh Trường phỏng vấn chuyên gia y tế, bác sỹ Nguyễn Trọng An:
Sau khi Chính phủ kêu gọi bình ổn giá, giá lợn hơi trong cả nước có chiều hướng giảm. Thế nhưng, giá thịt lợn trên thị trường lại vẫn ở mức cao, đặc biệt là trong hệ thống các siêu thị. Trước diễn biến này, dư luận đặt câu hỏi, liệu có sự chi phối thị trường thịt lợn trong nước? Bộ Nông nghiệp và các Bộ ngành liên quan cần có biện pháp kiểm soát như thế nào để không xảy ra tình trạng các doanh nghiệp cung ứng bắt tay nhau giữ giá lợn ở mức cao? Biên tập viên Minh Châu trao đổi với chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy về vấn đề này.
Theo Bộ Y tế, Khánh Hòa đang hoàn thiện các thủ tục để công bố hết dịch Covid-19. Trong 5 ngày nữa, nếu Thanh Hóa không xuất hiện thêm ca nhiễm mới, thì địa phương này cũng sẽ làm thủ tục công bố hết dịch. Mới đây, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam là điểm đến an toàn vì những nỗ lực phòng chống dịch rất hiệu quả, khách du lịch có thể đến Việt Nam không chỉ an toàn mà còn có nhiều trải nhiệm thú vị. Nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là lúc ngành du lịch có những điều chỉnh, tháo gỡ các nút thắt để phát triển thị trường, không để tình trạng suy giảm, bị động kéo dài. Vậy đâu là những giải pháp để kích cầu du lịch trong thời điểm hiện nay? Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch trao đổi nội dung này.
Cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn buộc phải kê khai và công khai tất cả những tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Trường hợp kê khai không trung thực, cố tình che giấu tài sản sẽ bị kỷ luật, miễn nhiệm chức vụ. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn đang được Thanh tra Chính phủ lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội. Liệu những quy định trong dự thảo Nghị định đã đủ mạnh, đủ chi tiết để ngăn chặn được tình trạng kê khai tài sản theo kiểu đối phó, hình thức như hiện nay? Và liệu có ngăn chặn được kiểu giải trình: quan chức mua xe hơi, xây biệt phủ là nhờ buôn chổi đót, nuôi lợn, chạy xe ôm mà không xử lý được? Khách mời là Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam bàn luận nội dung này.
Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hàng triệu học sinh, sinh viên vẫn phải nghỉ học, hàng chục nghìn người bị cách ly nhằm phòng dịch bệnh lây lan, thì một số người trong diện cách ly lại bỏ trốn, đe dọa an toàn cộng đồng và gây nhiều phiền nhiễu cho lực lượng chức năng. Biên tập viên Hải Quân trao đổi cùng ông Đỗ Mạnh Hùng, Nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội để có thêm góc nhìn về vấn đề này.
Tiến sỹ Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm máu Quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương bàn về câu chuyện thiếu máu để cứu chữa người bệnh trong những ngày sau Tết Nguyên đán.