logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Trẻ em trong thế giới số- giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội (24/05/2023)

Sự phát triển của công nghệ thông tin, internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo những rủi ro cho trẻ em. Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau. Việc này cũng khiến trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Trẻ bị xâm hại qua môi trường mạng nguy hiểm không kém đời thực, bởi những nội dung, hình ảnh được phát tán trên môi trường mạng có thể hiện hữu bất cứ lúc nào, gây tổn thương dai dẳng cho trẻ em. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Trẻ em trong thế giới số- giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội. Sự kiện do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức, hướng tới Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”.

Sở hữu nhà thứ 2 có thể nộp lệ phí đến 1 tỷ: TP. HCM cần nghiên cứu kỹ (10/2/2023)

UBND TP.HCM vừa gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội. Trong đó, nội dung đáng chú ý liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và thu thuế là phương án tăng mức thu thuế liên quan đến nhà và đất thứ 2 trở lên. Đề xuất này lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận bởi mức phí trước bạ có thể lên tới 1 tỷ đồng/hồ sơ. Các chuyên gia tại TP.HCM có phân tích và kiến nghị về nội dung này.

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.(22/12/2022)

Thời điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang cận kề, hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng được đẩy mạnh, tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ gia tăng vi phạm trong lưu thông, kinh doanh hàng hóa…Để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chăn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm an toàn trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, các địa phương trên cả nước triển khai đợt cao điểm kiểm tra dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Giải pháp đảm bảo việc làm cho công nhân mất việc cuối năm (22/11/2022)

Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2023, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, thiếu nguyên phụ liệu sản xuất, phải cắt giảm hàng nghìn lao động thay vì tuyển người như mọi năm. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho công nhân khi phải chật vật tìm công việc khác để mưu sinh trong khi chỉ còn ít tháng nữa là đến Tết. Giải pháp nào hỗ trợ công nhân có việc làm, có thu nhập trang trải cuộc sống? Các cơ quan chức năng liên quan có chính sách gì để hỗ trợ công nhân thời điểm cận Tết này?

Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện liên kết vùng Đông Nam Bộ (25/10/2022)

Nghị quyết 24 của Bộ chính trị khóa 13 xác định mục tiêu đến năm 2030, vùng Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước và trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là một cực tăng trưởng của vùng Đông Nam bộ và cả nước. TP.HCM có tổng số dân đông nhất cả nước, nên tiêu thụ lượng hàng hóa thực phẩm thiết yếu rất lớn. Trong khi đó, TP.HCM không phải là nơi tập trung sản xuất, nuôi trồng các mặt hàng này. Vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần phát huy vai trò ra sao trong việc thực hiện liên kết vùng để phát triển kinh tế, cung ứng hàng hóa và bình ổn thị trường.

Xây dựng 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long (26/9/2022)

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT xây dựng Đề án sản xuất bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao ở vùng ĐBSCL. Điều đáng nói, 1 triệu hecta lúa không có nghĩa là quy hoạch cố định về mặt địa điểm diện tích lúa được phân bổ cụ thể cho từng tỉnh mà là trên cơ sở xây dựng những tiêu chí cơ bản về vùng nguyên liệu lúa chuyên canh 1 triệu ha chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính. Trước mắt, 1 triệu hecta lúa chất lượng cao dự kiến sẽ tập trung ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, một phần của tỉnh Kiên Giang.

Bình Dương “xin cơ chế chứ không xin tiền” để đột phá và phát triển (22/4/2022)

Sau 25 năm tách ra từ tỉnh Sông Bé (cũ), Bình Dương đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, từ một tỉnh nông nghiệp có xuất phát điểm thấp trên nhiều mặt, đến nay trở thành một tỉnh công nghiệp năng động bậc nhất của Việt Nam. Song song “kỳ tích”, Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để phát triển trong giai đoạn mới.

Trung tu hay phá hoại di tích? (12/04/2022)

Đơn vị thi công trùng tu Di tích tháp Bánh Ít tỉnh Bình Định không có chuyên môn trong trùng tu; Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa ngược với chỉ đạo của Bộ chuyên môn là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch về trùng tu Di tích đền thờ Lê Văn Hưu. Hậu quả là hai di tích bị xâm hại nghiêm trọng. Nội dung có trong 10 phút sự kiện luận bàn:

Làm giàu từ trồng rừng (08/02/2022)

Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân". Câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi phát động Tết trồng cây lần đầu tiên năm 1959 và nay đã trở thành phong trào lan tỏa khắp các địa phương trong cả nước. Đáng chú ý, trồng rừng không chỉ với mục tiêu vĩ mô là phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường, giúp đất nước thêm xanh tươi, mà trồng rừng giờ đây giúp nhiều người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Làm giàu từ trồng rừng là chủ đề chúng tôi bàn luận trong Chương trình hôm nay.

Quản lý quy hoạch đô thị để phát triển kinh tế-xã hội

Luật Quy hoạch đã được Quốc hội khóa 14 thông qua tại Kỳ họp thứ 4 và các văn bản hướng dẫn về triển khai lập quy hoạch cho thời kỳ 2021-2030 đã được ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đô thị tại một địa phương đã xuất hiện nhiều bất cập. Tại cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành diễn ra mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Quy hoạch phải đi trước một bước, phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược, làm cơ sở cho triển khai kế hoạch, quy hoạch phải bám vào Luật Quy hoạch để huy động nguồn lực của cả nhà nước và tư nhân, xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể.

Cần làm gì để giải bài toán thất nghiệp, thiếu việc làm những tháng cuối năm?

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến thị trường lao động đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình lao động việc làm quý 3 trở nên tồi tệ, số người thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao chưa từng thấy. Trong đó, từ tháng 10 này, hàng loạt doanh nghiệp phía Nam bắt đầu hoạt động trở lại thì thiếu lao động do rất nhiều lao động đã trở về quê tránh dịch. Doanh nghiệp và người lao động đỏ mắt tìm nhau là thực tế đang diễn ra. Cần làm gì để cải thiện thị trường lao động những tháng cuối năm nay và những năm sau? Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này:

Làm sao ngăn chặn, xử lý các cá nhân lợi dụng quyền tự do, dân chủ, công khai đả kích, xúc phạm và thách thức người khác trên các trang MXH? (12/6/2021)

Cái tên Nguyễn Phương Hằng đang nổi lên thành một hiện tượng trên mạng xã hội với những màn livestream phát trực tuyến lập kỷ lục với cả triệu người xem cùng lúc trên nhiều nền tảng.
Với những màn đấu tố, vạch trần “thói hư tật xấu” của một số nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu, bà Phương Hằng được một bộ phận khán giả "tôn vinh" như đại diện của công lý, “người hùng” chống tiêu cực trên mặt trận văn hóa giải trí.
Sự thật có hoàn toàn đúng như vậy? Việc lợi dụng “phát trực tuyến” trên mạng xã hội công khai đả kích, xúc phạm, thách thức một số cá nhân khác có phải hành động hợp pháp hay không? Cần chế tài ra sao trước tình trạng dùng mạng xã hội phát tán các nội dung lệch chuẩn, gây mất trật tự xã hội đến như vậy?
Để có thêm góc nhìn về câu chuyện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, BTV Hải Quân trao đổi với nhà báo Nguyễn Đức Hiển, phó Tổng biên tập báo Pháp luật TPHCM.

Bắc Ninh chuyển từ trạng thái phòng ngự sang chủ động tấn công dịch, đảm bảo sản xuất an toàn trong các khu công nghiệp

Bắc Ninh đang là tâm điểm của đợt dịch covid 19 này khi toàn tỉnh ghi nhận 103 ca mắc và nghi mắc (tức là dương tính lần 1 với virus Sars CoV2, trong đó chủ yếu ở xã Mão Điền, huyện Thuận Thành và huyện đã thực hiện cách ly toàn huyện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là một trong những địa phương có nhiều khu công nghiệp và công nhân nhất cả nước với 10 khu công nghiệp tập trung, 330 nghìn công nhân lao động. Vậy công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch, và ngăn chặn dịch xâm nhập vào các khu công nghiệp được địa phương đang triển khai ra sao? BTV Thanh Trường phỏng vấn ông Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyến Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch covid 19 của tỉnh thông tin về nội dung này.

Cần chủ động chống biến chủng mới covid - 19 (29/12/2020)

Tuần qua và đầu tuần này, nhiều nước trên thế giới liên tiếp phát hiện những biến chủng mới của virus Sars Cov 2, với tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với chủng virus đã hoành hành cả năm nay khiến thế giới lao đao. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, mỗi ngày có khoảng 100 - 150 trường hợp nhập cảnh trái phép ở biên giới. Như vậy, nếu xét về nguy cơ, khả năng loại biến chủng này xuất hiện ở Việt Nam là rất lớn. Vụ việc ca 1440 nhập cảnh trái phép vào Vĩnh Long cùng ca 1451 nhập cảnh vào TPHCM đang khiến cả xã hội bất an, thì các vụ nhập cảnh trái phép vẫn tiếp tục bị phát hiện. Ngay trong tối qua, lực lượng chức năng Phú Yên lại phát hiện 18 người nhập cảnh trái phép vào địa bàn. Vậy kịch bản nào ứng phó với biến chủng mới, trong trường hợp xuất hiện các ca bệnh trong cộng đồng và làm thế nào quản lý chặt chẽ người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhằm ngăn bệnh từ xa?

Thời điểm tốt để Việt Nam định vị trong nền kinh tế toàn cầu (22/10/2020)

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, hầu hết các nước, trong đó có nhiều cường quốc kinh tế tăng trưởng âm, thì Việt Nam vươn lên như một điểm sáng với mức tăng trưởng 2,12%, quý 3 tăng mạnh hơn quý 2, đạt 2,62%. Điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ V thay vì chữ U, chữ L hay W như nhiều nền kinh tế khác. Nhiều tổ chức quốc tế và định chế tài chính nhận định, hiện đang là thời điểm tốt của Việt Nam để định vị trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy đâu là những yếu tố giúp nước ta vượt qua khó khăn của đại dịch và những cơ hội nào cần phải tận dụng để vươn lên trong bối cảnh mới này? BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế:

Bất cập về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1: Bộ Giáo dục và đào tạo cần thẳng thắn nhìn nhận (12/10/2020)

Những ý kiến trái chiều về nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo kiểm tra, có phương án xử lý phù hợp trước những phản ánh tiêu cực về sách giáo khoa lớp 1 mới. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo trong việc lựa chọn bộ sách Cánh diều cho chương trình giảng dạy. BTV Hải Quân ghi lại ý kiến của một số chuyên gia, nhà giáo dục về vấn đề này.

Chặn thổi giá thiết bị y tế bằng cách nào? (28/9/2020)

Câu chuyện nâng khống, loạn giá thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập và trách nhiệm của các bên trong liên doanh, liên kết đang “nóng” lên trong thời gian qua. Vụ việc nâng khống máy xét nghiệm covid-19 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội chưa hết nóng thì cơ quan công an lại tiếp tục phanh phui vụ nâng khống giá thiết bị chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, từ hơn 7 tỷ đồng được "thổi giá" lên tới gần 40 tỷ đồng. Lãnh đạo công ty bán thiết bị là công ty cổ phần công nghệ y tế BMS, thẩm định viên và cựu lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai lần lượt bị bắt tạm giam.
Câu hỏi đặt ra là liệu còn bao nhiêu vụ nâng khống thiết bị y tế chưa được phát hiện? Kẽ hở nào trong liên doanh liên kết ở bệnh viện khiến các đối tượng trục lợi trên thân xác người bệnh? Và giải pháp nào ngăn chặn được tình trạng nhức nhối này? BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh về nội dung này:

Gói kích thích kinh tế lần thứ 2: cần khẩn trương và trúng đối tượng (22/9/2020)

Làn sóng dịch Covid- 19 lần thứ 2 đang được kiểm soát tốt và phục hồi trở lại. Tuy nhiên, như một cơ thể yếu, gắng gượng dậy sau cú đánh bồi bởi làn sóng Covid- 19 lần thứ 2, rất nhiều doanh nghiệp cần trợ giúp khẩn cấp.
Trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương và yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ ngành liên quan lên phương án chi tiết để sớm triển khai. Vậy nhưng, kể từ ngày đề xuất này được đưa ra, tới nay đã hơn 1 tháng vẫn chưa thấy hình dáng của gói kinh tế này. Vì sao lại có sự chậm trễ như vậy và có cách gì đẩy nhanh tiến độ thực hiện? Những bài học nào cần rút ra từ gói hỗ trợ lần thứ nhất? Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là với Phó giáo sư tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại biểu Quốc hội khóa 14.

Giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ: họ đang ở đâu và làm gì? (17/9/2020)

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện trên cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó giáo sư, số lượng tiến sỹ, thạc sỹ thì lên tới cả trăm nghìn người. Số lượng giáo sư, phó giáo sư tiến sỹ đông đảo là vậy, nhưng số công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trên giới thì lại rất ít; những người nghiên cứu, giảng dạy trong số này cũng chiếm tỷ lệ thấp đáng kinh ngạc; đặc biệt số giáo sư, phó giáo sư còn nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1/4.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng một phần là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ chuyển sang làm công tác quản lý; hoặc những người được trao học hàm học vị này đều xuất phát từ những bộ quản lý nhà nước mà không phải là các nhà nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Xu hướng cán bộ quản lý Nhà nước học tiến sỹ, rồi lên phó giáo sư, giáo sư đang cho thấy vấn đề gì? Cùng trao đổi với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.

Xuất hiện tâm lý chủ quan với dịch Covid-19 (20/8/2020)

Hàng trăm người đi lễ Phủ Tây Hồ giữa tâm dịch Covid 19, ngay trong ngày đầu thành phố Hà Nội siết chặt giãn cách xã hội; hay như Phó Chủ tịch phường của tỉnh Quảng Trị thản nhiên tổ chức sinh nhật trong khu cách ly tập trung, có cả vợ là bệnh nhân mắc Covid 19 tham gia. Những thông tin này thực sự gây sốc với nhiều người trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khó kiểm soát và lực lượng tuyến đầu ngày đêm lăn xả cứu chữa bệnh nhân cũng như khoanh vùng dập dịch vì cộng đồng.
Việc chủ quan, vô ý thức trong phòng chống dịch đợt này của một bộ phận người dân đang khiến bao công sức của hàng nghìn con người ở tuyến đầu đổ sông đổ biển. Trách nhiệm xã hội của mỗi công dân đang ở đâu? Giải pháp mạnh nào để siết chặt kỷ luật đúng với tinh thần: chống dịch như chống giặc mà Thủ tướng đã nêu ra? Bàn về nội dung này, BTV Thanh Trường trao đổi với khách mời là bác sỹ Nguyễn Trọng An, chuyên gia y tế.

Có nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch COVID- 19 (30/7/2020)

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có dấu hiệu lan rộng trong cộng đồng, thông tin được nhiều người quan tâm nhất lúc này là Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn khẳng định: kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vẫn diễn ra trong 2 ngày là 9-10 tháng 8 tới. Câu hỏi được dư luận đặt ra là: Phương án chia các đối tượng thí sinh theo 4 nhóm F0, F1, F2 và không nghi nhiễm COVID-19 có khả thi hay không? Liệu Bộ Giáo dục và đào tạo cùng các địa phương có chắc chắn đảm bảo an toàn cho hàng triệu thí sinh, phụ huynh, giám thị và các giáo viên chấm thi? Vì sao Bộ chưa tính đến giải pháp hoãn hay hủy thi tốt nghiệp để các trường đại học chủ động lựa chọn hình thức xét tuyển phù hợp? Cùng bàn luận về nội dung này, Biên tập viên Hải Quân trao đổi cùng Tiến sỹ Lê Thống Nhất, người sáng lập và điều hành trường học trực tuyến Bigschool, cũng là một nhà giáo dục với hơn 40 năm kinh nghiệm

Nhiều ý kiến tranh luận việc Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định các trường tư thục có thể tựu trường sớm hơn 4 tuần so với trường công lập trong năm học tới (13/7/2020)

Trong khi nhiều người háo hức trước thông tin từ hè này, học sinh sẽ được nghỉ trọn 3 tháng hè, thì Chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng các trường ngoài công lập ở Hà Nội đã có đơn gửi lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị được tựu trường sớm hơn. Lý do các trường đưa ra là không đủ thời gian để thực hiện các hoạt động giáo dục và thiếu nguồn thu để chi trả lương cho giáo viên, nếu nghỉ hè cả 3 tháng. Trước đơn kiến nghị khẩn cấp của các trường tư thục, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định, năm học tới các trường này vẫn có thể tựu trường sớm hơn 4 tuần so với trường công lập cùng cấp. Tuy nhiên, quyết định này tiếp tục nhận những ý kiến tranh luận đa chiều. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện này, Mục sự kiện và bàn luận ngay sau đây, BTV Minh Châu có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nở rộ phong trào xây tượng đài, cổng chào và những hệ lụy (7/7/2020)

Câu chuyện huyện nghèo Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, bỏ ra gần 50 tỷ đồng xây dựng công trình tượng đài Khởi Nghĩa Vĩnh Thạnh đến nay mịt mù ngày về đích vì thiếu vốn, đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trước đó, hàng loạt địa phương khác xây dựng tượng đài, cổng chào với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Thế nhưng những mục tiêu tốt đẹp đó chưa thấy đâu, chỉ thấy nhiều công trình dở dang, phủ bụi, phơi nắng, phơi mưa, nợ công địa phương thêm chồng chất, đời sống người dân thêm khó khăn.
Đáng nói hơn, là những “dự án” dạng này có khuynh hướng nảy nở ở nhiều nơi, bất chấp chủ trương thực hành tiết kiệm mà Chính phủ đang kêu gọi. Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với tiến sỹ Lê Như Tiến, Đại biểu Quốc hội khóa 13:

Thời điểm nào thích hợp mở cửa đón khách quốc tế, phục hồi thị trường du lịch và hàng không? (30/6/2020)

Cục Hàng không vừa có đề xuất khôi phục dần các chuyến bay thương mại quốc tế từ cuối tháng 7 theo mô hình di chuyển nội khối giữa các nước an toàn sau dịch Covid-19. Đường bay quốc tế cũng có thể mở đến các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có ca lây nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng trong 30 ngày liên tục. Mở cửa đón khách quốc tế là việc tất yếu phải thực hiện để phục hồi thị trường du lịch và hàng không, nhưng vấn đề là thời điểm nào được cho là hợp lý? Nhiều ý kiến cho rằng nếu Việt Nam mở cửa muộn thì sẽ đánh mất cơ hội, tuy nhiên nếu mở cửa mà không kiểm soát tốt thì sẽ có nguy cơ đối mặt với dịch bệnh tái phát. Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, biên tập viên Minh Châu có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong.

Người dân bất an với giá điện (23/6/2020)

Những ngày này các tỉnh miền Bắc, miền Trung đang trải qua đợt nắng nóng cao điểm. Nhưng có một vấn đề còn nóng hơn, được người dân đặc biệt quan tâm là giá điện tăng bất thường thời gian qua. Những ai nhận hóa đơn tiền điện trong tháng 5 không khỏi sốc khi hóa đơn tăng gấp 2, 3 lần so với các tháng trước đó. Cá biệt có những hộ chỉ từ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, bỗng nhiên tháng vừa qua hóa đơn lên tới cả gần trăm triệu đồng! Lý do được ngành điện đưa ra là có sai sót, soi chỉ số công tơ và nhập số liệu nhầm. Thêm một lần nữa câu hỏi về sự minh bạch, công bằng và công khai trong cách tính giá điện lại được đặt ra. Mục sự kiện và bàn luận, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, chuyên gia kinh tế.

Việt Nam có nên mở cửa trở lại nền kinh tế vào thời điểm này? (16/6/2020)

Việt Nam có nên công bố hết dịch hay không? Có lộ trình mở cửa với những đối tác kinh tế quan trọng như thế nào là nội dung được các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi tại Nghị trường Quốc hội và nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước. Nước ta đã qua 61 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng thế giới nhiều nước đang ghi nhận làn sóng Covid-19 lần thứ 2. Hiện có hai luồng ý kiến. Một là mở cửa từng bước với các nước kiểm soát được dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng vẫn phải trên tinh thần kiểm soát dịch tốt. Và ý kiến thứ 2 là vẫn cần nên đóng cửa biên giới, cảnh giác cao độ khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đang đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ 2. Để có thêm góc nhìn về nội dung này, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Minh Phong cùng ý kiến của các Đại biểu Quốc hội.

Việc dùng nước mương ô nhiễm sản xuất "nước tinh khiết" bị phát hiện tại Hải Phòng: Trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở đâu? (9/6/2020)

Sau vụ việc dùng nước mương ô nhiễm để sản xuất "nước tinh khiết" vừa bị phát hiện tại Hải Phòng, nhiều câu hỏi được đặt ra: đã có bao nhiêu người không may uống phải thứ nước độc hại này? Còn bao nhiêu cơ sở đóng chai quảng cáo là nước tinh khiết nhưng thực chất là siêu bẩn chưa được phát hiện và xử lý? Trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở đâu khi để tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm? Bàn luận vấn đề này, BTV Hải Quân phỏng vấn ông Đỗ Mạnh Hùng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Liên tiếp các cán bộ, đảng viên ở một số địa phương bị bắt về hành vi đánh bạc (3/6/2020)

Liên tiếp các cán bộ, đảng viên ở một số địa phương bị bắt về hành vi đánh bạc. Nghiêm trọng hơn, cán bộ, đảng viên còn đánh bạc ngay tại trụ sở cơ quan công vụ. Câu hỏi đặt ra là có phải việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đang bị một bộ phận cán bộ, đảng viên xem nhẹ? Công tác giám sát của cấp ủy đảng đã chặt chẽ hay chưa khi những vụ việc như vậy liên tiếp xảy ra? Mục sự kiện và Bàn luận hôm nay bàn luận nội dung này với sự tham gia của ông Lê Như Tiến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13.

Thu phí tự động không dừng quá chậm trễ: Chỉ kiểm điểm, phê bình có thỏa đáng? (2/6/2020)

Việc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa tự nhận "nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm" về việc không đảm bảo tiến độ triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao một đề án quan trọng của ngành giao thông lại chậm trễ kéo dài như vậy? Liệu trách nhiệm chỉ thuộc về người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải đương nhiệm, hay còn liên đới tới những Bộ trưởng tiền nhiệm? Bộ trưởng nhận trách nhiệm rồi, nhưng “số phận” của đề án thu phí tự động không dừng sẽ phải giải quyết thế nào? Cần giải pháp đột phá ra sao để tháo gỡ vướng mắc, sớm hiện thực hóa toàn bộ hệ thống thu phí không dừng? Bàn luận về câu chuyện này, BTV Hải Quân trao đổi với Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và Phát triển.

Muôn kiểu tín dụng đen thời công nghệ cao và hệ lụy (1/6/2020)

Trong khi tín dụng đen theo hình thức cho vay trực tiếp đang càn quét nhiều vùng quê chưa được kiểm soát hiệu quả, thì thời gian gần đây, với sự phát triển của công nghệ đã nở rộ loại hình tín dụng đen mới - cho vay trực tuyến, qua mạng internet. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, người có nhu cầu vay tiền có thể tải app ứng dụng về và được giải ngân trong vòng vài phút mà không phải cầm cố tài sản nào. Và khi đã vay được tiền thì cũng chính là lúc con nợ sập bẫy với lãi suất lên tới cả nghìn % một năm và gánh chịu nhiều hậu quả khác nữa. Mục sự kiện và bàn luận ngay sau đây BTV Thanh Trường trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh sẽ bàn nội dung này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: