Một trong những dự án luật sẽ được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội bắt đầu khai mạc ngày 5/1, đó là dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Với dự án luật này, cơ chế tài chính là vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là cơ chế tự chủ cho các bệnh viện.
Khi cho ý kiến, về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh bệnh sửa đổi, tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các thành viên UBTVQH đề nghị, rà soát các quy định về tài chính và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp, thống nhất với các quy định của pháp luật về giá, về tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Từ sự đổi mới, đẩy mạnh và chủ động tấn công vào tham nhũng, tiêu cực, suy thoái trong cán bộ, đảng viên, trong 2 năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, công tác xây dựng chỉnh đốn đảng đã được nâng lên tầm cao mới, nhận đựơc sự đồng tình hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
- Công an thành phố Hải Phòng trấn áp tội phạm bảo vệ Tết bình yên.
- Cao Bằng: Hạn chế tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
- Quảng Trị kiểm soát giao thông và chống buôn lậu cuối năm.
Đất nước đã vượt qua năm 2022 nhiều khó khăn, thách thức với những thành tựu nổi bật, toàn diện trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đóng góp quan trọng vào những thành tựu đó có dấu ấn nổi bật trong công tác xây dựng thể chế trong Đảng, tiếp tục nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cùng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Trong chương trình Xây dựng Đảng đầu tiên của năm mới 2023 chúng tôi đề cập những dấu ấn trong công tác xây dựng Đảng năm 2022 với sự tham gia của hai vị khách mời là Giáo sư -Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tiến sỹ Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Năm 2022, Chính phủ đề ra phương châm hành động là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", với 6 quan điểm, trọng tâm trong chỉ đạo điều hành: Thứ nhất, tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Thứ hai, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Thứ ba, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển KTXH. Thứ tư, tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế; Thứ năm, bảo đảm an sinh xã hội, an dân; Thứ sáu, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Năm 2022 đã khép lại, đến thời điểm này có thể khẳng định, những kết quả kinh tế - xã hội đạt được cả năm vừa qua là hết sức tích cực, minh chứng cho đường lối đúng đắn và sự điều hành hiệu quả của Chính phủ.
Xác định thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo ra tác động đa chiều, vừa mang lại tiện ích cho người dân, vừa tạo đà tăng trưởng kinh tế, nên trong những năm gần đây, Chính phủ đã hết sức quan tâm chỉ đạo thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sau 8 tháng triển khai thí điểm, 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone đang có khoảng 2,2 triệu khách hàng ở nông thôn, miền núi. Tuy đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chủ yếu phát triển ở khu vực thành thị; Tốc độ phát triển khách hàng mới của dịch vụ này có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây. Trong khi đó, vẫn còn số lượng lớn người dân ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, chưa có thói quen sử dụng các phương thức thanh toán điện tử. Các đơn vị triển khai đang phải đối mặt với bài toán khó, như thói quen của người dân, hoặc khắc phục hạn chế, đơn giản hoá quá trình xác minh thông tin thuê bao, đăng ký.
- Thi hành dân sự năm 2022 đạt kết quả cao nhất trong 5 năm gần đây.
- Hà Tĩnh quyết liệt trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Với nhiều đổi mới trong cách thức triển khai, công tác giám sát của Quốc hội năm 2022 đã tạo chuyển biến tích cực ngay trong quá trình giám sát, như phương châm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh "Giám sát phải trên tinh thần hết sức xây dựng; giữa “xây” và “chống” thì xây vẫn là căn bản..."
Các quyền dân sự, chính trị là một bộ phận cơ bản, thiết yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể quyền con người. Trong đó, quyền dân sự là những quyền cá nhân, gắn chặt với nhân thân của mỗi người và không thể chuyển giao cho người khác. Còn quyền chính trị là quyền liên quan đến những giá trị mà mỗi người được hưởng, điển hình như: quyền tự do lập hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền tự do ngôn luận… Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định mới, khẳng định mạnh mẽ hơn quyền dân sự, chính trị của công dân. Nhưng để những quyền dân sự, chính trị phát huy ý nghĩa trong cuộc sống phụ thuộc vào quá trình thể chế hoá cũng như phổ biến, tuyên truyền pháp luật và tổ chức thực thi tốt. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này qua cuộc trao đổi với Phó giáo sư, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Ngày 22/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 25 quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo quyết định này, một trong các các tiêu chí để xác định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là về công tác trợ giúp pháp lý. Vậy thực tế qua hơn 1 năm thực hiện Quy định 25, hoạt động trợ giúp pháp lý đã được tăng cường đẩy mạnh ra sao để góp phần thiết thực trong việc thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại cơ sở.
Thời gian vừa qua, không ít ứng dụng, diễn đàn, mạng xã hội, kênh video... trên internet xuất hiện các bài viết, clip, hình ảnh “gắn mác” dành cho trẻ em, nhưng mang nội dung không có tính giáo dục, phản cảm, đặc biệt nhiều clip các em học sinh trung học cơ sở đánh nhau, lột quần áo hạ nhục nhau. Đây thực sự là ẩn họa khôn lường đối với trẻ em khi sử dụng mạng xã hội. Vì vậy, tăng cường quản lý các kênh xấu độc trên mạng xã hội, gây nguy hại đối với trẻ em là yêu cầu cấp thiết.
Năm 2022 Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đã có những chuyển biến rất tích cực cả về nhận thức và hành động cụ thể… Nếu trước đây chúng ta mới chú trọng đến công tác kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, thì nay hoạt động kiểm tra, giám sát đã được thực hiện một cách đồng bộ hơn…Điều đặc biệt là những kết luận sau kiểm tra, giám sát đã kịp thời được công bố công khai và tổ chức thực hiện nghiêm minh hơn./.
Thực hiện tự chủ bệnh viện là một quyết sách lớn của Nhà nước và đây cũng là xu thế được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Việc thực hiện thí điểm tự chủ bệnh viện theo Nghị quyết 33 của Chính phủ thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, nhiều vấn đề nhận thức về tự chủ bệnh viện ngày càng được rõ hơn. Tuy nhiên, bệnh cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện tự chủ bệnh viện cũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc.
Vậy, cần triển khai tự chủ bệnh viện thế nào, nhất là các bệnh viện công lập tuyến cuối, để giúp các cơ sở này vượt qua khó khăn và phát triển bền vững nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, phục vụ người dân tốt hơn
- Bắc Giang: vi phạm về pháo nổ diễn biến phức tạp.
Nhức nhối nạn tảo hôn tại huyện nghèo Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.